• Chứng khoán
  • Tiền điện tử
  • Forex
  • Vàng
  • Bất động sản
Thứ Sáu, Tháng Sáu 9, 2023
Thông tin đầu tư nhanh và chất lượng - Dautu.io
  • Thị trường
    • Chứng khoán
      • Chứng khoán quốc tế
      • Chứng khoán Việt Nam
      • Thông tin doanh nghiệp
    • Tiền điện tử
      • Bitcoin
      • Altcoin
    • Forex
    • Bất động sản
    • Vàng
  • Tin tức
    • Tin nhanh thị trường – Live update
    • Tin chứng khoán
    • Tin tức coin
    • Tin tức tiền tệ
    • Tin tức bất động sản
    • Tin kinh tế
    • Tin thế giới
    • Tin tức hàng hóa
    • Tin tức vàng/gold
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích Forex
    • Phân tích vàng
    • Phân tích Bitcoin
    • Phân tích Altcoin
    • Khuyến nghị đầu tư
  • Kiến thức
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức chứng khoán
    • Kiến thức về coin
    • Kiến thức Forex
    • Kiến thức bất động sản
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Đánh giá
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá coin
    • Đánh giá sàn giao dịch
  • Học giao dịch
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Học trade coin
    • Học trade Forex
    • Học đầu tư vàng
    • Học phân tích kỹ thuật
  • Công cụ
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
    • Danh mục đầu tư
    • Tin nhanh thị trường – Live update
    • Tiêu điểm giao dịch
    • Sức mạnh tiền Forex
  • Tài khoản
    • Đăng nhập
    • Đăng ký tài khoản
    • Quên mật khẩu
Không có kết quả nào
Xem tất cả các kết quả
  • Thị trường
    • Chứng khoán
      • Chứng khoán quốc tế
      • Chứng khoán Việt Nam
      • Thông tin doanh nghiệp
    • Tiền điện tử
      • Bitcoin
      • Altcoin
    • Forex
    • Bất động sản
    • Vàng
  • Tin tức
    • Tin nhanh thị trường – Live update
    • Tin chứng khoán
    • Tin tức coin
    • Tin tức tiền tệ
    • Tin tức bất động sản
    • Tin kinh tế
    • Tin thế giới
    • Tin tức hàng hóa
    • Tin tức vàng/gold
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích Forex
    • Phân tích vàng
    • Phân tích Bitcoin
    • Phân tích Altcoin
    • Khuyến nghị đầu tư
  • Kiến thức
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức chứng khoán
    • Kiến thức về coin
    • Kiến thức Forex
    • Kiến thức bất động sản
    • Doanh nhân & nhà đầu tư
  • Đánh giá
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá coin
    • Đánh giá sàn giao dịch
  • Học giao dịch
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Học trade coin
    • Học trade Forex
    • Học đầu tư vàng
    • Học phân tích kỹ thuật
  • Công cụ
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
    • Danh mục đầu tư
    • Tin nhanh thị trường – Live update
    • Tiêu điểm giao dịch
    • Sức mạnh tiền Forex
  • Tài khoản
    • Đăng nhập
    • Đăng ký tài khoản
    • Quên mật khẩu
Không có kết quả nào
Xem tất cả các kết quả
Thông tin đầu tư nhanh và chất lượng - Dautu.io
Không có kết quả nào
Xem tất cả các kết quả

Trang chủ » Kiến thức » Kiến thức tài chính » Thước đo giá trị, xác định tăng trưởng ròng và ý nghĩa của nó

Thước đo giá trị, xác định tăng trưởng ròng và ý nghĩa của nó

Hoài Phong bởi Hoài Phong
27 Tháng Tư, 2023
trong Kiến thức tài chính
Thời gian đọc: 17 phút
A A
0
Tìm hiểu về tác dụng làm thước đo giá trị của tiền

Tìm hiểu về tác dụng làm thước đo giá trị của tiền

Tiền có 3 mục đích lớn: Làm phương tiện thanh toán, làm tài sản tích trữ và là thước đo giá trị. Mời bạn tìm hiểu lại về tiền là gì, tiền tệ là gì ở bài trước đó. Ở bài viết này nói về tác dụng làm thước đo giá trị của tiền.

Nội dung

  • 1 Sử dụng tiền tệ làm thước đo giá trị
  • 2 Sử dụng vàng làm thước đo thay thế tiền tệ
  • 3 Sử dụng một đồng tiền ít mất giá hơn làm thước đo
  • 4 Tiền lương trung bình – Cây thước đo tiêu chuẩn
  • 5 Tăng trưởng ròng
    • 5.1 Công thức ước tính giá trong tương lai
    • 5.2 Ứng dụng của tăng trưởng ròng
      • 5.2.1 Đầu tư USD
      • 5.2.2 Đầu tư vào vàng
      • 5.2.3 Đầu tư vào bất động sản
      • 5.2.4 Gửi tiết kiệm
      • 5.2.5 Sử dụng thước tiền lương
    • 5.3 Ý nghĩa chung

Sử dụng tiền tệ làm thước đo giá trị

Việc sử dụng tiền làm thước đo giá trị một tài sản đã thành mặc định của chúng ta. Trước khi xuất hiện tiền, việc phải quy đổi ngang hàng khiến mọi thứ vô cùng phức tạp. Tính toán 1 căn nhà tương đương bao nhiêu bao gạo hay mớ rau bằng mấy phần con gà là rất mệt mỏi.

Tiền tệ đã giúp mọi thứ được đơn giản hóa. Con gà 500K, mớ ra 25K và ngôi nhà 4 tỷ. Đó chính là thước đo, giúp chúng ta ước lượng giá trị. 1 m (mét) giúp ta hình dung độ dài, 1 l (lít) giúp ta hình dung thể tích thì tiền giúp ta hình dung đắt rẻ.

Nhưng vấn đề xuất hiện từ đây, các loại thước đo khác đều cố định. Nhưng tiền lại không như vậy, 1 mét của 100 năm trước vẫn là 1 mét của hiện tại. Nhưng 1 triệu (VND) của 10 năm trước không giống 1 triệu (VND) hiện tại. 1 cây thước mà không cố định thực sự rất khó đo đạc. Bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về “cây thước” đó và vận dụng nó đúng bạn nhé.

Lạm / Giảm phát chính là nguyên nhân khiến tiền tệ thay đổi giá trị. Cũng như một hàng hóa bất kỳ, giá trị của tiền tệ phụ thuộc vào cung cầu. Cầu chủ yếu nhất vẫn là tiêu dùng, cung (in / hủy) thì thuộc về chính sách của quốc gia. Do đó việc thay đổi cung / cầu của tiền, đặc biệt là cung đương nhiên thay đổi giá trị. Với việc cung luôn tăng và mục tiêu duy trì lạm phát nhẹ (Ví dụ Mỹ là 2% / năm), tiền đương nhiên luôn giảm giá trị.

Sử dụng vàng làm thước đo thay thế tiền tệ

Đương nhiên hầu hết mọi người biết tiền mất giá. Do đó họ đã sử dụng các thước đo khác để thay thế. Phổ biến nhất chính là sử dụng vàng.

Khi chế độ bản vị vàng được duy trì, tiền lúc này bản chất chỉ là đại diện của vàng. Tức là nó là một giấy chứng nhận vàng có mệnh giá nhỏ, để thuận tiện cho lưu thông. Với nguồn cung vàng tương đối ổn định, lúc này giá vàng gần như ổn định khi quy theo tiền, đương nhiên bởi tiền chính là đại diện cho vàng. Nhưng sản xuất luôn phát triển theo thời gian, do đó cùng một số vàng (tiền), bạn sẽ mua được ngày một nhiều hàng hóa. Trường hợp này, khi cố định thước đo, chúng ta có giá cả sẽ ngày một giảm. Nhìn chung, lúc này dùng vàng làm thước đo là tương đối chính xác. Nhưng chính lúc này, bạn cũng chưa cần dùng tới vàng, bởi tỉ giá vàng/tiền tệ rất ổn định.

Như đã nói ở bài trước, vấn nạn đầu cơ và sự thiếu linh hoạt khi cố định tổng cung tiền đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ bản vị vàng. Việc này đã tác động ra sao đến việc dùng vàng làm thước đo giá trị?

Cung vàng vẫn vậy, ổn định. Nhưng nhu cầu về vàng lúc này đã khác hẳn trước đó. Nếu cung và cầu vàng ổn định giống trước đó, việc sử dụng vàng làm quy chiếu vẫn rất tốt. Bởi khi cung và cầu tiền thay đổi, cung cầu ổn định của vàng sẽ phản ánh chính xác diễn biến của tiền tệ.

Nhu cầu vàng đã thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn kinh tế (Ngoài phần vàng dùng cho công nghiệp và trang sức, chiếm khoảng 55%). Từ đó vàng không còn là thước đo chính xác phản ánh chính xác giá trị. Tuy vậy khi cần một thước đo có tính cố định cao hơn tiền, người ta vẫn sử dụng vàng là chính bởi các lí do sau:

Các hàng hóa khác còn có biến động về cung cầu cao hơn nhiều: Như gạo, ngô hay sắt thép, cả cung và cầu đều thay đổi quá chóng mặt. Vàng tuy không cố định nhưng cũng là loại hàng hóa ít sai lệch bậc nhất.

Tới ngày nay, vẫn nhiều người dùng vàng để làm thước đo để đánh giá đắt rẻ hay biến động. Ví dụ minh họa:

Một căn nhà có giá 12 cây vàng, nay bán được 20 cây vàng là tăng 8 cây, 66%.

Một căn nhà có giá 40 triệu, khi đó vàng 800K/chỉ. Tức căn nhà đó có giá 5 cây vàng, hiện tại căn nhà đó có giá 1.2 tỷ. Vàng giá 6tr/chỉ, tức 20 cây vàng. Căn nhà này đã tăng gấp 4 lần. Cũng có người thích sử dụng thước đo tiền tệ quốc gia hơn, bởi số nó “phê” hơn. Căn nhà trong ví dụ trên đã tăng gấp 30 lần, từ 40 triệu lên 1.2 tỷ.

Phải công nhận rằng, vàng đương nhiên mang lại sai số ít hơn so với tiền. Thứ mà nguồn cung sẽ ngày một lớn để đáp ứng quy mô của nền kinh tế. Nó cũng được duy trì lạm phát nhẹ để kích thích kinh tế. Tuy vậy đó chỉ là một thước đo tốt hơn,

Sử dụng một đồng tiền ít mất giá hơn làm thước đo

Cảm thấy nội tệ như VNĐ quá lạm phát, cây thước này không thể xài. Nhiều người đã chuyển sang một cây thước mới là USD. Thực tế USD cũng không phải là cây thước tốt. Đồng USD của Hoa Kỳ đã nhiều lần biến động mất giá nghiêm trọng. Không cần kể đâu xa đó là giai đoạn 12 – 14%/năm sau khi bỏ bản vị vàng hay 9% của năm 2022 sau những gói bơm tiền mạnh mẽ.

Đồng VNĐ của chúng ta từng có những giai đoạn vô cùng “thăng trầm” những năm 90. Chúng ta có lạm phát 3 con số, hàng trăm %. Đương nhiên lúc đó nó là một cây thước quá tệ. Còn hiện tại, khi so sánh VNĐ với USD có thể ví như sau: VNĐ giống như xe Mercedes. Còn USD giống như Camry vậy, cả 2 sẽ đều liên tục trượt giá. Camry thì đỡ hơn một chút, nhưng cũng mất giá khá nhiều đấy. Đừng dùng nó làm thước đo.

Trong tương lai, đồng USD sẽ còn suy yếu hơn nữa, hãy cẩn thận nếu bạn vẫn đang tin tưởng cây thước này.

Tiền lương trung bình – Cây thước đo tiêu chuẩn

Sử dụng lương trung bình làm thước đo là một phương pháp hay và hiệu quả. Cây thước này sẽ tính chính xác nhất sự biến động của giá cả. Hãy xem một ví dụ và dùng các cây thước khác nhau:

Một mảnh đất năm 2001 có giá 16 triệu, năm 2022 có giá ở đỉnh 800 triệu.

Với cây thước VNĐ, chúng ta có mảnh đất đó tăng 16 triệu thành 800 triệu, 50 lần.

Với cây thước USD, chúng ta có năm 2001 tương đương 16 tr/14.500 tức 1.1 ngàn đô. Năm 2022, ở tỉ giá 23.500 ta có 34.000 đô. Mức tăng là 31 lần.

Với cây thước Vàng, năm 2001 chúng ta có 5 tr đồng/lượng, tương đương 3.2 lượng. Năm 2022, vàng 60 triệu, chúng ta có 13 lượng, tăng khoảng 4 lần.

Với cây thước tiền lương, chúng ta có năm 2001 với mức thu nhập trung bình khoảng 6 triệu / năm (GDP Bình quân đầu người). Mảnh đất khi đó tương đương: 2.6 năm thu nhập. Năm 2022, mức thu nhập trung bình khoảng 95 triệu / năm. Mảnh đất khi đó khoảng 8.4 năm thu nhập. Tỉ lệ tăng khi dùng thước tiền lương là: 3.2 lần.

(Dữ liệu mảnh đất trên từ 1 ví dụ thực tế đã gặp). Chúng ta có thể thấy rằng trong ví dụ trên, vàng và lương cho kết quả sát nhất. Tuy vậy việc kết quả của vàng khá tốt là bởi năm 2001 là giai đoạn vàng có sự bứt phá giá mạnh mẽ. Bạn chỉ cần tìm một ví dụ tương tự, sau đó thay thử bằng năm 2011, năm mà vàng có giá khá cao sẽ thấy dùng vàng làm thước đo tương đối bất cập. Nhưng lương thì vẫn khá sát.

Việc dùng lương làm thước đo có thể giúp chúng ta điều chỉnh quy hồi không giới hạn giá cả trong quá khứ. Từ đó ước lượng chính xác mức tăng trưởng.

Tăng trưởng ròng

Trở lại với ví dụ trên, theo bạn chính xác mảnh đất đã tăng bao nhiêu? 50 lần, 31 lần hay chỉ 3.2 lần? Tăng trưởng ròng chính là tăng trưởng sau khi loại bỏ đi lạm phát. Tức là dùng một thang đo tương đối tốt để làm tham chiếu.

Công thức ước tính giá trong tương lai

Giá (thị trường) = Giá hiện tại + tăng trưởng ròng + lạm phát

Đương nhiên chúng ta sẽ giao dịch ở giá thị trường. Nó sẽ bao gồm cả sự tăng trưởng giá trị và lạm phát. Sự tăng trưởng giá trị là phần ròng. Lạm phát là phần tăng lên đồng đều, bạn và tất cả mọi người chỉ thấy “số to lên”, chứ không hề được thêm lợi ích.

Ứng dụng của tăng trưởng ròng

Đầu tư USD

Khi đầu tư USD, ta áp dụng công thức trên như sau:

  1. Giá hiện tại, đã biết
  2. Tăng trưởng ròng (Tăng cầu, giảm cung – Biến đổi cung cầu nói chung): Nhu cầu tích trữ USD, chính sách hạn chế cung, thắt chặt hay nới lỏng, nhu cầu sử dụng USD
  3. Lạm phát (So với VNĐ)

Như vậy dễ dàng thấy tăng trưởng ròng với đồng USD là rất hạn chế. Những yếu tố tạo ra tăng trưởng cục bộ của USD cũng chỉ là trung hạn. Về vấn đề lạm phát của VNĐ, nó là đáng kể khiến USD hay mọi mặt hàng có xu hướng tăng giá. Mức lạm phát này sẽ được chia đều cho tất cả. Nhưng bản thân USD cũng lạm phát, sự bù trừ này khiến tổng mức giá tăng của USD so với VND là rất ít. USD nói riêng và tiền tệ nói chung KHÔNG BAO GIỜ là hàng hóa để đầu tư dài hạn. Chúng luôn mất giá theo thời gian, chỉ là ít hay nhiều như xe cũ Camry hay Mercedes mà thôi.

Dù bạn có mua đô ngay đáy 20 năm trước, giữ dài hạn tới nay bạn vẫn thất bại đau đớn
Dù bạn có mua đô ngay đáy 20 năm trước, giữ dài hạn tới nay bạn vẫn thất bại đau đớn

*Ảnh: Sau 20 năm đô la Mỹ chưa X2 nổi, đương nhiên nó kém xa gửi tiết kiệm dài hạn với lãi suất lên tới gần 10 % mỗi năm.

Đầu tư vào vàng

Vẫn áp dụng công thức trên ta có: Tăng trưởng ròng của vàng phụ thuộc nhu cầu phòng thủ kinh tế, chính trị. Các nhu cầu khác ít biến động, từ đó ít tác động tới tăng trưởng ròng của vàng. Và nó cũng chỉ là cục bộ. Vàng không bị lạm phát, do đó nó hưởng trọn phần lạm phát (cộng vào giá) của VNĐ. Như vậy vàng bù được phần lạm phát, còn sự tăng trưởng thực sự thì thường chỉ trong trung hạn. Khi điều kiện vĩ mô có ảnh hưởng biến động. Còn lại vàng thực chất sẽ chỉ đứng im, thậm chí còn giảm do nhu cầu với vàng của thế hệ trẻ toàn cầu ngày một thấp.

Dài hạn, có thể coi, nó là cách giữ tiền, chứ làm ra tiền thì không. Còn cục bộ, vàng vẫn có nhiều cơ hội

Đầu tư vào bất động sản

Bất động sản là một hàng hóa, nó cũng hấp thụ vào giá khi lạm phát xảy ra. Chỉ cần xác định tăng trưởng ròng của BĐS sẽ tính ra được tính cơ hội của nó. Tăng trưởng ròng của BĐS cũng như các mặt hàng khác, dựa trên cung, cầu.

  • Cung: Mặc dù đất là giới hạn, nhưng phát minh nhà tầng và chung cư đã khiến chỗ ở là rất rộng rãi. Chúng ta có đủ chỗ chứa cho hàng triệu người một cách đơn giản. Ở Việt Nam đất là rất rộng, chỉ đất ở và quyền xây dựng nhà cao tầng bị hạn chế. Cung đất hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của nhà nước.
  • Cầu: Chủ yếu là gia tăng dân số.

Tôi sẽ giúp bạn hình dung dễ dàng qua dữ liệu sau. Dân số Việt Nam năm 2000 khoảng 79 triệu, năm 2022 khoảng 100 triệu. Tăng 25%. Như vậy sức cầu tăng ít nhất 25%. Nhưng đó là toàn quốc, tại Hà Nội năm 2003 chỉ khoảng 3 triệu người. Năm 2022 đó là 10 triệu người, nhu cầu tăng ít nhất 3 lần.

GDP của chúng ta mỗi năm chỉ tăng trung bình 7%. Sau 20 năm lũy kế, tỉ lệ tăng trưởng tổng sẽ chỉ khoảng 3.8 lần (1.07^20). Bạn nghĩ rằng lương của chúng ta sẽ tăng 3.8 lần sau 20 năm? Không đúng, bởi đó là con số sau khi trừ lạm phát. Thực tế GDP bình quân đầu người của chúng ta đã tăng khoảng 10 lần sau 20 năm theo USD. Con số tính toán mới của WB là khoảng 12 lần. Và khi quy đổi tiếp về VNĐ (Do VNĐ lạm phát so với USD), ta có tỉ lệ là khoảng 19.7 lần.

Giả sử mảnh đất X, một người Y với lương trung bình ở năm 2000, làm khoảng 10 năm không ăn tiêu thì mua được.

Nay lương trung bình tăng gấp 3.8 lần, lạm phát khiến tiền mất giá thành tổng 19.7 lần. Nhu cầu tăng gấp 3 tại vị trí đó, vậy mảnh đất đó sẽ tăng tối thiểu: 19.7 *3 = 60 lần. Tương quan cung cầu hiện tại, mức lương trung bình để mua được mảnh đất đó cần ít nhất 20 năm, tức 2 lần so với 10 năm trước đó. Bạn sẽ thấy mảnh đất đó X120 lần so với năm 2000.

Thực chất mảnh đất này đã tăng bao nhiêu lần? Từ 120 lần, chúng ta cần loại bỏ lạm phát (khoảng 5.18 lần). Tức nó vẫn tăng khoảng 23 lần.

Đối với những NHU CẦU thiết yếu, nó sẽ được cộng toàn bộ phần tăng của lương vào giá. Do đó sự tăng lương luôn là tăng trưởng ròng cho giá BĐS. Phần lương tăng này khiến giá tăng 3.8 lần (trong 23 lần sau khi trừ lạm phát). Phần này được tính là tăng trưởng ròng, bởi không phải mặt hàng nào cũng được hấp thụ phần lương tăng. Chúng ta còn khoảng 6 lần nữa. Đây chính là mức tăng lợi nhuận bạn có thể kiếm được, 6 lần sau khi trừ lạm phát là con số siêu ấn tượng.

6 lần còn lại, 3 lần đến từ sự gia tăng dân số của HN. 2 lần đến từ chính sách điều tiết cung cầu, khiến giá nhà cao hơn.

BĐS trong tương lai, vẫn được cộng cả lạm phát và lương tăng ròng (GDP % ròng) như hiện tại. Nhưng sự gia tăng dân số và số năm lương cần để mua nhà sẽ đều chậm lại, thậm chí số năm sẽ không tăng. Kể cả khi chưa có thuế BĐS, nó cũng chỉ còn là giải pháp chống lạm phát mà thôi. Cơ hội đầu tư phải đến từ việc tăng giá không kể lương tăng và lạm phát.

GDP bình quân đầu người 20 năm gần đây
GDP bình quân đầu người 20 năm gần đây

*Ảnh: Đừng quên trừ đi phần gia tăng của lương trong gia tăng giá. Bạn sẽ ước tính chính xác hơn về một “hàng hóa”

Gửi tiết kiệm

LS gửi tiết kiệm của VN thường cao hơn lạm phát một chút. Nhưng nó không được cộng thêm bất cứ khoản nào. Tăng trưởng ròng của nó sau khi trừ lạm phát thường khoảng 1 – 2%. Nó sẽ là tăng trưởng ròng âm trong tương lai. Hiện tại, do LS gửi tiết kiệm cao hơn lạm phát, do đó bạn dễ dàng thấy:

Gửi tiết kiệm hiệu quả hơn giữ vàng, đô khi nhìn dài hạn. Vàng chỉ có thể chống lạm phát, coi như đứng im. Đô thì còn lạm phát đáng kể, chỉ ít hơn VNĐ mà thôi.

Rất nhiều vùng đất sự tăng giá chỉ tương đương với sự tăng của lương. Tức trước lương 10 triệu/năm thì đất 100 triệu. Nay lương 100 triệu/năm thì đất 1 tỷ. Tuy vậy gửi tiết kiệm sẽ không mua được mảnh đất này. Vì lương tăng bao gồm cả sự gia tăng của GDP (do công nghệ, trí tuệ) và lạm phát. Gửi tiết kiệm chỉ cân được phần lạm phát, không cân được phần lương tăng.

Sử dụng thước tiền lương

Lương hiện tại chính là con số đã bao gồm lạm phát và cả tăng trưởng GDP. Do vậy chúng loại bỏ đi hầu hết các tăng giá chung mà tất cả được hưởng. Chỉ còn lại phần tăng ròng. Sử dụng thước đo này, bạn sẽ có góc nhìn chính xác đáng kể về nguyên nhân tăng giá, mức tăng giá thực sự của các mặt hàng.

Thực chất đây chính là cách hiệu chỉnh thước tiền tệ nội địa hiệu quả nhất. Cách sơ cấp là bỏ đi lạm phát thuần túy. Cách đầy đủ và đơn giản nhất là tính thu nhập trung bình theo năm, nó đã được hiệu chỉnh cả phần tăng trưởng.

Ý nghĩa chung

Giá cả các hàng hóa có xu hướng tăng do tiền mất giá. Tuy vậy một hàng hóa tăng tốt nhất khi nó được hưởng trọn vẹn cả 3 phần:

  1. Hấp thụ hết lạm phát: Thường phải giới hạn hay ổn định cung: Ví dụ vàng, BĐS
  2. Phần tăng trưởng khi thu nhập tăng: Là nhu cầu đặc biệt thiết yếu: Ăn, ngủ, chữa bệnh
  3. Phần tăng do diễn biến cung cầu tự nhiên

Các hàng hóa có xu hướng rẻ đi (mặc dù theo giá tiền có thể cao lên, nhưng thực chất chúng chậm hơn lạm phát và lương thuần). Các sản phẩm công nghiệp, công nghệ sẽ ngày một rẻ và dễ tiếp cận trong tương lai. Con người, sức khỏe, và các nhu cầu cơ bản sẽ luôn tăng giá. Thậm chí ở những năm rất xa, 100 lít nước sạch có thể có giá trị hơn cả 1 cái iPhone.

Mời bạn đọc thêm một bài về chủ đề tiền tệ, rất hay và nên đọc cho tư duy của bạn: Cung ứng tiền tệ, vòng quay tiền tệ và kết quả kinh tế, giá cả

PSG – Nguyễn Hoài Phong

Tags: Biên tập viên chọn
Chia sẻ102Chia sẻ
Bài trước đó

8 kênh đầu tư tài chính được nhiều người lựa chọn nhất

Bài tiếp theo

Lý do gì khiến Vn-Index bất ngờ đảo chiều tăng điểm?

Bài viết Liên quan

Bảo hiểm đầu tư là gì? Có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không?
Kiến thức tài chính

Bảo hiểm đầu tư là gì? Có phải lừa đảo không & ưu nhược điểm

27 Tháng Tư, 2023
Các kênh đầu tư tài chính hàng đầu hiện nay.
Kiến thức tài chính

8 kênh đầu tư tài chính được nhiều người lựa chọn nhất

27 Tháng Tư, 2023
Tác động của cung ứng tiền tệ đối với nền kinh tế
Kiến thức tài chính

Cung ứng tiền tệ và tác động của nó với nền kinh tế

22 Tháng Tư, 2023
LQTY coin là gì? Review tiềm năng của Liquity (LQTY) – Có đáng đầu tư?
Kiến thức tài chính

Hiểu cơ bản về tiền và tiền tệ và cách đồng tiền được sử dụng

9 Tháng Tư, 2023
Tư duy về con đường kiếm tiền nhiều nhất có thể
Học đầu tư chứng khoán

Con đường kiếm nhiều tiền nhất có thể

28 Tháng Ba, 2023
Bong bóng kinh tế là gì?
Kiến thức tài chính

Bong bóng kinh tế gì? Những bong bóng kinh tế LỚN NHẤT lịch sử thế giới

9 Tháng Hai, 2023
Bài tiếp theo
VN-Index. Chỉ số VN-index hôm nay

Lý do gì khiến Vn-Index bất ngờ đảo chiều tăng điểm?

PVDrilling. Cổ phiếu PVD hôm nay

PVDrilling (PVD) lãi đậm trong quý 1/2023, hoàn thành hơn 50% kế hoạch cả năm

Memecoin. Memecoin là gì?

ZachXBT: Số tiền từ 114 vụ lừa đảo Meme coin trong tháng qua gửi đến cùng 1 địa chỉ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exness - Sàn giao dịch tiền điện tử và vàng miễn phí

Tin tức hot nhất

SEC kiện Binance ra tòa khiến coin tụt dốc không phanh vì sao
Tiền điện tử

SEC kiện Binance tại Tòa sơ thẩm liên bang Mỹ khiến nhiều coin tụt dốc không phanh

bởi Hạnh Bích
6 Tháng Sáu, 2023
0

...

Xem thêm
Toàn cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp – 03/2023

Toàn cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp – 03/2023

22 Tháng Ba, 2023
Toàn cảnh các ngân hàng Mỹ: Diễn biến, thực tại, rủi ro và giải pháp

Toàn cảnh các ngân hàng Mỹ: Diễn biến, thực tại, rủi ro và giải pháp

14 Tháng Ba, 2023
Kinh tế Mỹ sẽ ra sao: 10 dữ liệu tích cực & 20 dữ liệu cho thấy suy thoái cận kề

Kinh tế Mỹ sẽ ra sao: 10 dữ liệu tích cực & 20 dữ liệu cho thấy suy thoái cận kề

17 Tháng Ba, 2023
Ngân hàng Silicon Valley (SVB) bị đóng cửa vì nhiều tiền

Ngân hàng Silicon Valley (SVB) bị đóng cửa vì nhiều tiền

16 Tháng Ba, 2023

Phân tích Chọn bởi BTV

Phân tích kinh tế thị trường tháng 6/2023
Phân tích chứng khoán

Phân tích tổng quan kinh tế và thị trường tháng 06/2023

6 Tháng Sáu, 2023
Phân tích chứng khoán cập nhật 20/04/2023
Chứng khoán Việt Nam

Phân tích VNI – TTCK VN cập nhật ngày 20/04/2023

20 Tháng Tư, 2023
Tâm lý thị trường và thực trạng nền kinh tế 03/2023
Chứng khoán

Tâm lý thị trường và thực trạng nền kinh tế 03/2023

18 Tháng Ba, 2023
Phân tích chỉ số VNI và Thị trường chứng khoán VN cập nhật ngày 16/03/2023
Chứng khoán Việt Nam

Phân tích chứng khoán Việt Nam – VNI cập nhật 16/03/2023

16 Tháng Ba, 2023
Phân tích chứng khoán Việt Nam - Chỉ số VNI ngày 05/03/2023
Chứng khoán Việt Nam

Cập nhật kế hoạch cho VNI – Chứng khoán VN ngày 05/03/2023

16 Tháng Ba, 2023
Phân tích chứng khoán cập nhật 20/04/2023
Chứng khoán Việt Nam

Phân tích VNI – Chứng khoán Việt Nam tháng 03/2023

16 Tháng Ba, 2023

Biên Tập Viên Lựa Chọn

Tìm hiểu về tác dụng làm thước đo giá trị của tiền

Thước đo giá trị, xác định tăng trưởng ròng và ý nghĩa của nó

27 Tháng Tư, 2023
Con đường kiếm lợi nhuận 30% hiệu quả từ đầu tư chứng khoán

4 con đường có lợi nhuận 30% mỗi năm trở lên từ chứng khoán

6 Tháng Ba, 2023
Cơ bản về đầu tư chứng khoán dễ hiểu nhất

Cơ bản về đầu tư chứng khoán dễ hiểu nhất

8 Tháng Tư, 2023
Cách đánh giá coin tiềm năng

Hướng dẫn research, đánh giá 1 đồng coin tiềm năng bằng phân tích cơ bản từ A – Z

11 Tháng Bảy, 2022
Những phương pháp định giá coin thường sử dụng

Những phương pháp định giá coin thường sử dụng

5 Tháng Sáu, 2022
Phân tích: Chính sách bất động sản và sự thịnh vượng của quốc gia

Phân tích: Chính sách bất động sản và sự thịnh vượng của quốc gia

26 Tháng Ba, 2022

Bài đăng mới nhất

Chủ tịch SEC nhấn mạnh Crypto chỉ toàn là lừa đảo

9 Tháng Sáu, 2023

Binance.US thông báo tạm dừng nạp USD & cảnh báo về việc tạm dừng rút tiền fiat

9 Tháng Sáu, 2023

TOP dự án chung cư tốt nhất ở Bình Dương vị trí đẹp, chất lượng

9 Tháng Sáu, 2023

Ethereum hoàn tất các thay đổi có mặt trong nâng cấp Dencun

9 Tháng Sáu, 2023

Cổ phiếu VCB, HPG bứt phá, liệu đây có phái tín hiệu của dòng tiền tỷ USD chảy vào thị trường?

9 Tháng Sáu, 2023

Chính thức: Stablecoin USDC được triển khai trên Arbitrum

9 Tháng Sáu, 2023

CNBC: Phố Wall khởi sắc, S&P 500 lập đỉnh mới từ đầu năm

9 Tháng Sáu, 2023

Coinlist là gì? Có nên mua coin trên Coinlist? Hướng dẫn Coinlist A – Z

9 Tháng Sáu, 2023

Chuyện lạ: Chỉ 8 cổ phiếu kéo cả thị trường chứng khoán Mỹ uptrend

8 Tháng Sáu, 2023

Một ví “cá voi” Bitcoin hoạt động trở lại sau 10 năm ngủ đông

8 Tháng Sáu, 2023

Hướng dẫn trải nghiệm dự án ZORA để có cơ hội nhận airdrop tiềm năng

8 Tháng Sáu, 2023

PV Power (POW): Doanh thu đạt 3.350 tỷ đồng trong tháng 5/2023

8 Tháng Sáu, 2023

Kỳ vọng sóng lớn trở lại thị trường chứng khoán

8 Tháng Sáu, 2023

Hướng dẫn săn airdrop sàn Vela để nhận về token VELA vào 26/6 tới đây

8 Tháng Sáu, 2023

Sau khi bị SEC kiện, Changpeng Zhao bị tòa án phát lệnh triệu tập

8 Tháng Sáu, 2023

Chứng khoán BSC: Thanh khoản tăng nóng cần thận trọng, thời của “Bank, chứng, thép” chưa tới

8 Tháng Sáu, 2023

VC tháng 5/2023 – Top dự án tiền điện tử nhận được nhiều vốn đầu tư nhất

7 Tháng Sáu, 2023

Có nên đầu tư vàng năm 2023? Nhận định từ các chuyên gia

7 Tháng Sáu, 2023

Bloomberg: Tài sản của các tỷ phú tiền điện tử lao dốc vì liên quan đến kiện tụng

7 Tháng Sáu, 2023

Optimism nâng cấp Bed Rock thành công, tiến gần hơn đến mục tiêu Superchain

7 Tháng Sáu, 2023

Cổ phiếu ngành dầu khí nào được hưởng lợi từ dự án Lô B – Ô Môn?

7 Tháng Sáu, 2023

VDSC: Tháng 6 chưa phải là thời điểm “tất tay” vào thị trường chứng khoán

7 Tháng Sáu, 2023

Lợi nhuận ngành hàng không toàn cầu dự kiến tăng gấp hơn 2 lần trong năm 2023

7 Tháng Sáu, 2023

TOP dự án chung cư ở Bình Thạnh vị trí đẹp, giá tốt nhất 2023

7 Tháng Sáu, 2023

Phố Wall khởi sắc, chỉ số S&P và Nasdaq tạo đỉnh mới trong năm 2023

7 Tháng Sáu, 2023

SEC kiện BINANCE – Tóm tắt 8 điểm QUAN TRỌNG có thể bạn chưa biết

7 Tháng Sáu, 2023

Vừa kiện Binance, SEC lại tiếp tục kiện Coinbase vì vi phạm luật chứng khoán

6 Tháng Sáu, 2023

Airdrop tiền điện tử sắp tới: Những dự án có tiềm năng CAO NHẤT (Cập nhật T6/2023)

6 Tháng Sáu, 2023

Tổng số đồng coin bị SEC coi là chứng khoán đã tăng lên 61 – Gồm nhữngđồng coin sau !

6 Tháng Sáu, 2023

OKX lên kế hoạch triển khai Account Abstraction

6 Tháng Sáu, 2023

Giới thiệu về Dautu.io

Thông tin đầu tư nhanh và chất lượng – Dautu.io




Tin tức, kiến thức, tài liệu, học đầu tư: Chứng khoán, Coin, Vàng, Forex và Bất động sản. Thông tin trên tiêu chí nhanh và chất lượng cao





Danh mục chính

  • Tin tức
  • Phân tích
  • Chứng khoán
  • Tiền điện tử
  • Forex
  • Bất động sản
  • Vàng
  • Đánh giá
  • Kiến thức
  • Học giao dịch
  • Công cụ

Chủ đề nổi bật

  • Tin nóng
  • Xu hướng
  • Tin tức nổi bật
  • Biên tập viên chọn
  • Phân tích Bitcoin trung hạn
  • Phân tích Forex hàng ngày
  • Phân tích VNI theo tuần
  • Tin cổ tức
  • Chứng khoán cơ bản
  • Thủ tục bất động sản
  • Phân tích chọn bởi BTV
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Pháp lý & bảo mật

© 2023 - Dautu.io - Trang thông tin đầu tư chất lượng cao & nhanh hàng đầu Việt Nam.

Không có kết quả nào
Xem tất cả các kết quả
  • Tin tức
    • Tin tức coin
    • Tin chứng khoán
    • Tin nhanh thị trường – Live
  • Phân tích
    • Phân tích Bitcoin
    • Phân tích chứng khoán
  • Chứng khoán
  • Tiền điện tử
  • Forex
  • Vàng
  • Bất động sản
  • Công cụ
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
    • Danh mục & kế hoạch đầu tư
  • Đánh giá coin
  • Học giao dịch
    • Học trade coin
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Học đầu tư vàng
    • Học trade Forex
    • Học phân tích kỹ thuật
  • Tài khoản
    • Đăng nhập
    • Đăng ký tài khoản
    • Quên mật khẩu