Khi tham gia giao dịch trên thị trường thì chắc chắn không ít lần bạn gặp phải tình trạng Slippage. Đã có nhiều trader bị thua lỗ oan bởi Slippage. Vậy cụ thể Slippage là gì? Tại sao lại xảy ra tình trạng này? Làm thế nào để tránh được Slippage? Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu câu trả lời ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Slippage là gì?
Slippage hay còn gọi là sự trượt giá, là tình huống xảy ra khi giá khớp lệnh thực tế khác với mức giá bạn đặt.
Nếu bạn chưa hiểu Slippage là gì, thì hãy để mình lấy ví dụ:
– Giả sử bạn dự định BUY lệnh EUR/USD ở mức 1,12400.
– Nhưng có lẽ do sự biến động cao, lệnh của bạn được khớp ở mức 1.12550. (cao hơn mức bạn dự định đặt)

Lúc này trên thị trường Forex, sự chênh lệnh sẽ vào khoảng 15 pips. Nó là Slippage âm – tức là bạn bị thiệt, bạn phải BUY với tỷ giá cao hơn một chút.
Có thể thấy, Slippage lúc này là một sự trượt giá tiêu cực.
Nhưng đừng lo lắng…
Đôi khi bạn cũng sẽ nhận được Slippage tích cực. Ví dụ:
– Giả sử bạn dự định BUY EUR/USD ở mức 1,12400.
– Nhưng thay vào đó, lệnh của bạn được khớp ở mức 1.12350 USD.
Bạn đã được lợi 5 pip ở đây – thế nên đó là một mức Slippage tích cực – bạn sẽ mua với tỷ giá rẻ hơn một chút.
Tại sao lại xảy ra Slippage (trượt giá)?
Slippage (trượt giá) thường xảy ra khi bạn sử dụng lệnh thị trường (market) để thực hiện giao dịch.
Bạn có thể thắc mắc rằng bạn đã cài Stop Loss ở mức giá XXX, nhưng vẫn bị khớp ở XXX – 1 chẳng hạn.
Lý do là bởi mức giá Stop Loss chỉ là mức giá điều kiện. Khi đạt đến mức giá đó, hệ thống mới kích hoạt lệnh cắt lỗ của bạn theo mức giá thị trường. Chính vì vậy, đôi khi lệnh Stop Loss của bạn bị trượt giá rất lớn.
Vậy lý do dẫn đến Slippage là gì? Theo mình là có 3 nguyên nhân chính:
Thứ 1: Thị trường biến động mạnh
Khi thị trường biến động mạnh, dù tiêu cực hay tích cực, thì đó cũng là lúc rất nhiều nhà đầu tư thi nhau đua lệnh.
Ví dụ: Bạn định bán ETH giá $2,000, nhưng vì chỉnh phí gas thấp nên một người nào đó đã bán trước anh em ⇒ Khiến giá ETH giảm.
Vậy nên khi đến lượt lệnh bạn được thực hiện, giá có thể sẽ chỉ còn $1,950 hay $1,900.
Hoặc trong thị trường Forex, tại thời điểm các tin tức nóng được công bố như: CPI, lãi suất…, sẽ khiến nhiều nhà đầu tư FUD/FOMO mạnh, thị trường sẽ biến động rất mạnh, và Slippage rất dễ xảy ra.
Thứ 2: Thị trường không đủ thanh khoản
Slippage cũng xảy ra thường xuyên hơn khi thị trường kém thanh khoản hơn với khối lượng giao dịch thấp.
Tưởng tượng khi giao dịch trên 1 sàn tiền điện tử, tường BUY và tường SELL chỉ có vài ETH. Nhưng ai đó muốn một lần bán nhanh gọn cả 1.000 ETH, thì chắc chắn sẽ khiến giá giảm mạnh không phanh, khiến slippage xảy ra.
Hoặc nếu ở trên một sàn DEX, thanh khoản trên AMMsẽ dựa vào các Pool, nếu thanh khoản ở các Pool đó quá ít mà anh em muốn giao dịch nhiều, thanh khoản chắc chắn sẽ giảm rất mạnh.
Ví dụ, hình ảnh dưới đây là cặp BUSD – ONT. Nhà đầu tư này đang muốn swap 2,000 BUSD sang ONT. Nếu trên sàn CEX thì $2,000 không phải một con số lớn, nhưng trên sàn Dex (cụ thể là Pancakeswap) thì các Pool chứa ONT hầu như không có thanh khoản, dẫn đến giao dịch có lúc bị trượt giá tới 64%, chỉ cần bấm mua 1 phát là sẽ chia 4 tài khoản.
Thứ 3: Là do Front Running Bot
Front-running Bot là việc các Bot lợi dụng việc BIẾT TRƯỚC một giao dịch trong tương lai có tác động đến giá cả và đặt lệnh ngay trước giao dịch đó để kiếm lời cho bản thân.
Front Running sẽ tác động đến giá và tạo ra slippage bằng cách sau:
- Front-running bots thấy một giao dịch có khả năng front-run (slippage đủ lớn, tác động đến giá đủ cao để thu về lợi nhuận).
- Chèn 1 lệnh buy với kích thước và volume hợp lý (vì lệnh buy vào cũng sẽ ảnh hưởng tới giá) lên trước lệnh của người dùng.
- Xả ngay sau khi lệnh người dùng được thực hiện. Lợi nhuận của bots nằm ở phần trượt giá do người dùng tạo ra, tạo điều kiện để mua ở giá thấp xả ở giá cao.
Cách hạn chế Slippage khi giao dịch?
Việc Slippage (trượt giá), nếu theo hướng có lợi cho lệnh của trader thì nó sẽ lời rất lớn, ngược lại có thể bị cháy tài khoản. Có hàng ngàn trader trên thế giới gặp phải những trường hợp như trên, ở khắp các thị trường: chứng khoáng, coin, forex…
Bạn không thể phòng tránh được slippage bởi bạn không thể biết chắc được lúc nào có một lệnh to được đặt trên thị trường, cũng như không thể biết chắc những sự kiện chính trị trên thế giới xảy ra như thến nào. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu rủi ro thấp nhất bởi Slippage bằng những cách sau:
-
Sử dụng lệnh Limit (giới hạn) thay vì lệnh thị trường (Market). Mặc dù vậy, lệnh Limit đôi khi cũng có thể làm bạn không kịp mua/bán khi thị trường biến động của mạnh.
-
Hạn chế giao dịch vào những thời điểm biến động cao: thời điểm mà sắp ra các tin tức ảnh hưởng đến thị trường, đặc biệt là trong Forex. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm – hãy tránh xa thời điểm này.
-
Chỉ giao dịch với những đồng coin/cặp tiền tệ có thanh khoản cao. Ví dụ trong Forex, ưu tiên giao dịch khi thị trường New York hoặc London mở cửa, hoặc giao dịch các cặp tiền tệ chính như EUR/USD, GBP/USD…. Khi thanh khoản cao, tình trạng trượt giá sẽ ít xảy ra hơn.
-
Theo dõi lịch kinh tế chưa bao giờ là thừa với trader. Bạn có thể không quan tâm tới tin tức, nhưng bạn cần biết tin tức khi nào sẽ công bố, và nếu tốt hơn thì nên biết tin tức đó là gì và có thể tác động đến thị trường như thế nào. Lịch công bố tin tức bạn có thể xem trên Forexfactory.com hay investing.com.
Trên là những điều về Slippage là gì. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu được về Slippage (trượt giá) để có thể hạn chế được tình huống này tốt nhất. Nếu còn có gì thắc mắc, hãy để lại comment bên dưới để mình giải đáp nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn đầu tư thành công.