Proof of Stake (POS) là một thuật ngữ blockchain rất phổ biến mà có lẽ bất cứ nhà đầu tư nào cũng từng nghe qua. Bản thân Proof of Stake là một cơ chế đồng thuận của lockchain, nhưng nó có nhiều biến thể nên khiến nhiều người quên mất khái niệm cốt lõi của nó. Vì vậy ở bài viết này chúng mình sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về Proof of Stake là gì, cách nó hoạt động và những đồng coin POS nổi bật nhất hiện nay nhé.
Tìm hiểu POS – Proof of Stake là gì?
Proof of Stake là gì?
Proof of Stake (PoS) hay còn gọi là bằng chứng cổ phần, là một thuật toán Blockchain, yêu cầu người dùng sẽ đặt cược (Stake) một lượng tài sản nhất định để trở thành Validator (người xác thực) của Blockchain đó.
Hiện nay, Proof of Stake (POS) là một cơ chế đồng thuận rất phổ biến và đang dần thay thế cho Proof of Work. Thay vì cần máy móc thiết bị phức tạp để xác thực giao dịch, thì với Proof of Stake, người xác thực sẽ phải đặt cược tiền điện tử của họ. POS được đánh giá là giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng cần thiết, và cũng cải thiện tính phi tập trung, bảo mật và khả năng mở rộng của blockchain.
Các Validator này sẽ xác minh các giao dịch trên mạng lưới, sau đó gửi bằng chứng vào khối. Nếu đúng, các Validator sẽ được nhận thưởng hoặc có thể thu về phí giao dịch. Nếu sai, họ sẽ chịu phạt là mất đi tất cả, hoặc một lượng tài sản đã stake.
Proof of Stake (POS) hoạt động như thế nào?
Để hiểu rõ hơn về Proof of Stake là gì, hãy cùng tìm hiểu về cơ chế hoạt động của POS.
Để trở thành người xác nhận (Validator), chủ sở hữu các đồng coin phải “đặt cược” một số lượng token cụ thể.
Ví dụ: Ethereum sẽ yêu cầu phải đặt cược 32 ETH nếu muốn trở thành người xác thực. Sau đó, các block được xác thực bởi nhiều hơn một trình xác thực và khi m đạt được một con số cụ thể, thì block nó sẽ được xác minh là chính xác. Block đó sẽ được hoàn thiện và nhập vào blockchain..
Sẽ có phần thưởng để khuyến khích người dùng tham gia vào mạng lưới. Phần thưởng này có thể đến từ lạm phát token của dự án (đã được phân định sẵn trong token allocation, hoặc vô hạn như Ethereum 1.0, Mina Protocol,…).

Tóm lại, cơ chế đồng thuận PoS sẽ lần lượt dựa trên các bước sau:
- Bước 1: Người dùng sở hữu token của blockchain có thể stake (ký gửi) một phần hoặc tất cả số token của họ vào nhóm stake (gọi là staking pool).
- Bước 2: Thuật toán sẽ chọn ngẫu nhiên 1 người xác thực.
- Bước 3: Người xác thực được chọn phải đề xuất một block và số lượng giao dịch trong đó.
- Bước 4: Những người khác có thể tham gia phê duyệt và xác minh giao dịch được đề xuất.
- Bước 5: Một block mới được thêm vào blockchain.
- Bước 6: Người xác thực lúc này sẽ thu về được một khoản phí giao dịch.
Với Proof of Stake, việc tạo block tiếp theo dựa trên số tiền mà một người đã stake. Số tiền càng lớn, cơ hội được chọn để trở thành Validator càng cao.

So sánh Proof of Stake (POS) và Proof of Work (PoW)
Có nhiều loại thuật toán đồng thuận khác nhau, bao gồm Proof of Work (PoW), Proof of Stake (PoS), ứng Dụng Chịu Lỗi Byzantine (PBFT), Proof of Burn (PoB), và rất nhiều thuật toán đồng thuận khác.
Nhưng tong những thuật toán đồng thuận đó, Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS) là phổ biến nhất, vì vậy trong nội dung bài viết tìm hiểu về Proof of Stake là gì này, mình chỉ tập trung vào so sánh sự khác nhau giữa PoW và PoS.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa hiểu về Proof of Work (PoW) – hãy để mình nói qua về nó:
Proof of Work (PoW) là thuật toán tuân theo quy tăc: khai thác block và nhận được phần thưởng phụ thuộc vào mức độ tín toán của người khai thác.Với PoW, họ khai thác bằng cách sử dụng máy tính để tính toán, giải các câu đố mật mã. Điều này có nghĩa là các thợ đào trong một mạng phải cạnh tranh với nhau bằng sức mạnh tính toán của máy móc, thiết bị. Bitcoin là mô hình tuân theo thuật toán Proof of Work (PoW) này.
=> Tuy nhiên cơ chế này có nhược điểm là đòi hỏi nhiều năng lượng điện hơn, điều này gây tốn kém cho các thợ đào. Đôi khi, số tiền anh ta phải trả cho tiền điện sẽ cao hơn số tiền anh ta thu được từ việc khai thác.
Để sở hữu một bộ máy tính có khả năng tính toán cao cũng khá đắt đỏ, nên không phải ai cũng tham gia được. Nó chỉ phù hợp cho những ai thực sự hiểu về công nghệ. Hơn nữa, hi thời gian trôi qua và ngày càng có nhiều loại tiền điện tử được phát hành, phần thưởng của các thợ đào có thể sẽ không còn hấp dẫn nữa.
Bạn đã nắm rõ về Proof of Work và Proof of Stake là gì? Vậy dưới đây là 2 điểm khác biệt chủ chốt của 2 thuật toán này:

Nhưng xét tổng thể, thì Proof of Stake có một số ưu điểm so với Proof of Work:
-
PoS không đòi hỏi tiêu thụ nhiều điện năng như PoW.
-
PoS không đòi hỏi phải có máy móc, phần cứng xịn mới có thể tạo ra các block mới.
-
PoS có tính phi tập trung cao hơn, vì việc đào coin hiện nay chỉ hiệu quả với những hệ thống máy đào lớn, năng lượng cao, dẫn tới hiện nay power của toàn hệ thống chủ yếu tập trung ở các mining pool lớn.
-
PoS hạn chế được phần nào tấn công 51%, vì đòi hỏi hacker phải sở hữu trên 51% cổ phần, và hình phạt đối với hành vi này cũng tốn kém hơn nhiều so với PoW.
Coin Proof of Stake (POS) có tương lai không?
Công nghệ blockchain được quảng bá là công nghệ tương lai với tính phi tập trung là cốt lõi. Tuy vậy, nó phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên máy tính dẫn tới tập trung các mỏ đào, từ đó hủy hoại mục tiêu cốt lõi của công nghệ blockchain.
=> Giao thức đồng thuận Proof of Stake (PoS) ra đời và khắc phục một số thách thức lớn mà công nghệ blockchain PoW đang phải đối mặt vào thời điểm này. Đặc biệt khi các vấn đề về khai thác coin ảnh hưởng tới môi trường đang được liên tục bị nhiều quốc giá cảnh báo, thì việc PoS với mục tiêu hướng tới công nghệ xanh sẽ có thể trở thành nguyên tắc cho nền công nghiệp blockchain thời gian tới.
Mặc dù sẽ luôn có tranh luận giữa PoS và PoW, nhưng càng nhiều có blockchain tích hợp PoS và nhiều mở ra nhiều khả năng cho thuật toán này. PoS đã, đang và sẽ phát triển mạnh hơn nữa, và không thể phủ nhận nó là một ứng viên mạnh mẽ nhất trong giao thức đồng thuận.
Chính bởi những lợi thế trên, mà ngay cả Ethereum đang chuẩn bị chuyển đổi thành PoS trong phiên bản 2.0 của nó. Việc phát hành ETH 2.0 bạn có thể tham khảo chi tiết tại:
Các nhà phát triển cùng cộng đồng tiền điện tử có lẽ cũng nhìn thấy tiềm năng của Proof Of Stake, và chắc hẳn họ cũng thấy được các hacker đang tận dụng mô hình PoW để làm điều phi pháp như thế nào. Thế nên đủ để hiểu tại sao các dự án tiền điện tử sau này lại ưa chuộng Proof Of Stake (PoS) nhiều như vậy.
Top những đồng coin POS tiềm năng nhất 2023
Tóm lại, bạn đã tìm hiểu về Proof Of Stake là gì, thì cũng đã hiểu được PoS đã chứng tỏ tính hiệu quả hơn, nhanh hơn, và đòi hỏi ít năng lượng hơn. Hầu hết các blockchain hậu Ethereum sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake.
Dưới đây là một trong số những đồng coin POS phổ biến và nhiều tiềm năng nhất:













-
Ethereum (ETH): Ethereum tại thời điểm mình viết bài thì nó vẫn đang là PoW, nhưng nó đang trong quá trình nâng cấp sang Ethereum 2.0, và cốt lõi của việc nâng cấp này là chuyển từ PoW sang giao thức đồng thuận PoS. Nếu thành công, Ethereum 2.0 sẽ trở thành một cái tên sáng nhất trong ngành công nghiệp tiền điện tử.
-
Tezos (XTZ): Tezos là một blockchain hàng đầu khác sử dụng PoS làm cơ chế đồng thuận. Người dùng Tezos có thể ủy quyền cho người tham gia khác đang tạo khối và tham gia quá trình chứng thực.
-
Cadano (ADA): Là blockchain đi đầu về ý tưởng PoS và là một nền tảng top đầu hiện nay, luôn nhận được sự quan tâm từ rất nhiều nhà đầu tư.
-
Solana (SOL): Là một blockchain với công nghệ nổi bật nhất hiện nay và hệ sinh thái đang phát triển không ngừng. Solana sử dụng kết hợp cả Proof of Stake (PoS) và Proof-of-History (PoH).
-
Tron (TRX): Tron là một trong những nền tảng blockchain phổ biến nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tron sử dụng giao thức Delegated Proof of Stake (DPoS), dưới sự duy trì và bảo dưỡng của một nhóm siêu đại diện được bầu trên mạng lưới blockchain.
-
Algorand (ALGO): một mạng lưới blockchain sử dụng POS, với mục đích giải quyết các vấn đề khó khăn mà Blockchain đang vướng phải như: tốc độ, bảo mật và phi tập trung.
-
EOS (EOS): EOS cũng là một nền tảng hợp đồng thông minh đã trở nên có thể mở rộng bằng cách sử dụng hệ thống POS được ủy quyền.
-
Celo (CELO): một Mobile Blockchain giúp bất kỳ ai có điện thoại đều có thể truy cập vào các dApps hay thanh toán tiền điện tử bằng điện thoại một cách dễ dàng.
-
Cosmos (ATOM): một giao thức blockchain có thể tương tác cho phép nhiều blockchain khác nhau giao tiếp, chia sẻ dữ liệu và giao dịch với nhau. Cosmos cho phép các nhà phát triển xây dựng chuỗi khối chuyên biệt của riêng họ trên giao thức đồng thuận Tendermint của họ, sử dụng POS.
-
Steem (STEEM): một nền tảng blockchain hỗ trợ xây dựng cộng đồng và tương tác xã hội, hoạt động theo cơ chế DPoS (Pos được ủy quyền).
-
Dash (DASH): Dash có một hệ thống đồng thuận là sự kết hợp giữa POW và POS nên nó vẫn có các thợ đào duy trì mạng lưới. Tuy nhiên, nó tập trung nhiều vào phần POS, xoay quanh một khái niệm được gọi là Masternodes.
-
Decred (DCR): một dự án với mục đích tạo ra một mạng thanh toán phi tập trung, chống kiểm duyệt và rõ ràng, minh bạch, nhưng có thêm tính năng quản trị của POS bên cạnh POW
-
Mina Protocol (MINA): nền tảng blockchain nhẹ nhất thế giới, chỉ có 22kb cho một khối được tạo. Nó có thể chạy ngay cả trên các thiết bị di động và có khả năng mở rộng vô hạn.
– Proof of Stake là gì? Đây là một cơ chế đồng thuận mà chủ sở hữu tiền điện tử xác thực các giao dịch block dựa trên số lượng đồng coin mà người xác thực đã đặt cược.
– Proof-of-stake (PoS) được tạo ra để thay thế cho Proof-of-work (POW) – một cơ chế đồng thuận phụ thuộc vào các thợ đào xác thực một chuỗi khối và thêm các khối mới.
– Proof-of-stake (PoS) được coi là ít rủi ro hơn về khả năng xảy ra một cuộc tấn công trên mạng.
– Proof-of-stake (PoS) được đánh giá là tăng tính phi tập trung, khả năng mở rộng và tiết kiệm năng lượng hơn PoW.
– Hiện nay, PoW đang dần lỗi thời, vì vậy các đồng coin PoS đang dần được ưa chuộng và có nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai.
Trên đây là những thông tin về Proof of Stake là gì? Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu được phần nào về cơ chế đồng thuận này để có được đánh giá tổng quát nhất. Bạn nhận định sao về Proof of Stake (PoS)? Bạn có muốn đầu tư vào các đồng coin PoS không? Hãy cùng chia sẻ cho chúng mình biết với nhé.