• Chứng khoán
  • Tiền điện tử
  • Forex
  • Vàng
  • Bất động sản
Thứ Tư, 18 Tháng Năm 2022
🔴 Live thị trường |
Logo Dautu.io - Trang thông tin, kiến thức, phân tích đầu tư nhanh và chất lượng
  • Thị trường
    • Chứng khoán
      • Chứng khoán quốc tế
      • Chứng khoán Việt Nam
      • Thông tin doanh nghiệp
    • Tiền điện tử
      • Bitcoin
      • Altcoin
    • Forex
    • Bất động sản
    • Vàng
  • Tin tức
    • Tin nhanh thị trường – Live update
    • Tin chứng khoán
    • Tin tức coin
    • Tin tức tiền tệ
    • Tin tức bất động sản
    • Tin kinh tế
    • Tin thế giới
    • Tin tức hàng hóa
    • Tin tức vàng/gold
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích Forex
    • Phân tích vàng
    • Phân tích Bitcoin
    • Phân tích Altcoin
    • Khuyến nghị đầu tư
  • Kiến thức
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức chứng khoán
    • Kiến thức về coin
    • Kiến thức Forex
    • Kiến thức bất động sản
  • Đánh giá
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá coin
    • Đánh giá sàn giao dịch
  • Học giao dịch
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Học trade coin
    • Học trade Forex
    • Học đầu tư vàng
    • Học phân tích kỹ thuật
  • Công cụ
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
    • Tin nhanh thị trường – Live update
    • Tiêu điểm giao dịch
    • Sức mạnh tiền Forex
  • Videos
Không có kết quả nào
Xem tất cả các kết quả
  • Thị trường
    • Chứng khoán
      • Chứng khoán quốc tế
      • Chứng khoán Việt Nam
      • Thông tin doanh nghiệp
    • Tiền điện tử
      • Bitcoin
      • Altcoin
    • Forex
    • Bất động sản
    • Vàng
  • Tin tức
    • Tin nhanh thị trường – Live update
    • Tin chứng khoán
    • Tin tức coin
    • Tin tức tiền tệ
    • Tin tức bất động sản
    • Tin kinh tế
    • Tin thế giới
    • Tin tức hàng hóa
    • Tin tức vàng/gold
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích Forex
    • Phân tích vàng
    • Phân tích Bitcoin
    • Phân tích Altcoin
    • Khuyến nghị đầu tư
  • Kiến thức
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức chứng khoán
    • Kiến thức về coin
    • Kiến thức Forex
    • Kiến thức bất động sản
  • Đánh giá
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá coin
    • Đánh giá sàn giao dịch
  • Học giao dịch
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Học trade coin
    • Học trade Forex
    • Học đầu tư vàng
    • Học phân tích kỹ thuật
  • Công cụ
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
    • Tin nhanh thị trường – Live update
    • Tiêu điểm giao dịch
    • Sức mạnh tiền Forex
  • Videos
Không có kết quả nào
Xem tất cả các kết quả
Logo dautu.io - Trang thông tin, kiến thức, phân tích tài chính chất lượng cao
Không có kết quả nào
Xem tất cả các kết quả

Trang chủ > Học giao dịch > Học phân tích kỹ thuật > Hướng dẫn đầy đủ về chỉ báo MACD trong phân tích kỹ thuật

Hướng dẫn đầy đủ về chỉ báo MACD trong phân tích kỹ thuật

MACD là một chỉ báo theo mình đánh giá là vô cùng hữu ích mà bất cứ ai theo trường phái phân tích kỹ thuật cũng nên tìm hiểu về nó. Nắm chắc kiến thức về MACD và MACD Histogram, bạn sẽ có thêm nhiều cách giao dịch hiệu quả mà chính bạn cũng không thể ngờ đến..

Nguyễn Jenny bởi Nguyễn Jenny
1 Tháng Mười Một, 2021 - Cập nhật vào On 16 Tháng Mười Hai, 2021
trong Học phân tích kỹ thuật
Thời gian đọc: 15 phút
0
Chỉ báo MACD là gì?

Chỉ báo MACD là gì?

Trong phân tích kỹ thuật, MACD là một chỉ báo quan trọng và hữu ích đối với các nhà đầu tư bởi nó giúp bạn theo dõi được biến động của thị trường, cũng như xác định được xu hướng để từ đó đưa ra quyết định vào lệnh phù hợp. Và nếu bạn chưa biết chỉ báo MACD là gì thì cùng xem hết bài viết này để được hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo MACD tốt nhất nhé.

Nội dung

  • 1 Chỉ báo MACD là gì?
  • 2 Cấu tạo của hệ thống chỉ báo MACD
    • 2.1 Đường MACD
    • 2.2 Đường Signal
    • 2.3 Biểu đồ MACD Histogram
    • 2.4 Đường Zero
  • 3 Hướng dẫn giao dịch với chỉ báo MACD
    • 3.1 Giao cắt giữa đường MACD cắt đường Signal
    • 3.2 Căn cứ vào độ dốc của MACD Histogram
    • 3.3 Phân kỳ giữa giá và MACD Histogram
    • 3.4 Sử dụng MACD trên 2 khung thời gian

Chỉ báo MACD là gì?

MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence, có nghĩa là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Với chỉ báo này, các nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định được những biến động của xu hướng trong tương lai gần nhất, từ đó có quyết định mua bán phù hợp.

MACD được tạo ra bởi Gerald Appel vào cuối những năm 70 và thường được biết đến như một loại chỉ báo muộn, bởi kết quả của nó được dựa trên dữ liệu trong quá khứ, những gì đã xảy ra. Tuy nhiên, là chỉ báo muộn, nên kết quả nó đưa ra sẽ an toàn hơn, giúp giảm được những tín hiệu sai lệch khi thị trường biến động mạnh.

Cấu tạo của hệ thống chỉ báo MACD

Trước khi tìm hiểu sâu về chỉ báo MACD là gì, thì hãy chắc chắn rằng các bạn đã nắm rõ về chỉ báo MA (Trung bình động).

Đường trung bình động MA giúp chúng ta xác định xu hướng và cả sự đảo ngược xu hướng. Gerald Appel đã phát triển không chỉ một mà là sự kết hợp của cả 3 đường MA lại với nhau để tạo ra một chỉ báo vô cùng hữu ích, đó chính là chỉ báo MACD, với tên đầy đủ là: sự hội tụ và phân kỳ của các đường trung bình.

Hệ thống chỉ báo MACD bao gồm 3 phần chính, đó là: đường MACD, đường Signal và biểu đồ MACD Histogram.

Đường MACD

Đường MACD hay còn gọi là MACD Line, được tính dựa trên đường trung bình giá đóng cửa 12 ngày và 26 ngày (EMA 12 và EMA 26). Lấy hiệu của hai đường này, chúng ta sẽ được đường MACD – đóng vai trò xác định xu hướng tăng giảm của thị trường.

Công thức:

MACD = EMA (C, 12) – EMA (C, 26)

Các điểm MACD được nối lại với nhau, tạo thành một đường chỉ báo. Trong trường hợp đường EMA 12 nằm bên trên đường EMA 26, thì giá trị của đường MACD sẽ được trả về số dương. Ngược lại, nếu đường EMA 26 nằm trên EMA 12 thì giá trị trả về sẽ là số âm.

Đường MACD thường được thế hiện bằng màu cam hoặc màu đỏ trên đồ thị.

Đường Signal

Đường Signal hay còn được gọi là đường tín hiệu. Đường này khi kết hợp với đường MACD sẽ tạo ra được các tín hiệu giao dịch tốt như: Tín hiệu tăng, giảm, đảo chiều giúp các nhà đầu tư có được điểm vào lệnh đẹp.

Công thức tính:

 Signal Line = EMA (MACD, 9)

Có nghĩa, đường Signal chính là trung bình 9 ngày của chính đường MACD vừa được tạo. Đường tín hiệu – Signal thường được thể hiện bằng màu xanh dương trên đồ thị.

Sau đó, tập trung 2 đường này vào một đồ thị là chúng ta đã có được một bộ chỉ báo MACD. Nó sẽ được hiển thị như ảnh bên dưới, với đường MACD màu đỏ và đường Signal màu xanh dương.

Chỉ báo MACD là gì?
Cấu tạo của chỉ báo MACD

Cũng giống như một số chỉ báo kỹ thuật khác, chỉ báo MACD thường được thể hiện độc lập, nằm bên dưới khung giá để tiện so sánh. Bạn có thể thêm chỉ báo này vào bất kỳ đồ thị nào bằng cách tìm trong phần chỉ báo hay Indicators.

Chỉ báo MACD là gì? Chỉ báo MACD được hiển thị bên dưới khung giá
Chỉ báo MACD được hiển thị bên dưới khung giá

Biểu đồ MACD Histogram

MACD Histogram chỉ là 1 thành phần của chỉ báo MACD, nhưng bản thân MACD Histogram lại là 1 công cụ vô cùng hữu ích, thể hiện sự chênh lệch giữa đường đường MACD và đường Signal.

Công thức:

MACD Histogram: Đường MACD – Đường Signal

Sự chênh lệch thu được sẽ được thể hiện dưới dạng cột. Nếu MACD Histogram >0 thì biểu đồ của nó sẽ hướng lên trên, còn MACD Histogram < 0 thì biểu đồ sẽ hướng xuống dưới.

MACD Histogram là gì? Chỉ báo MACD Histogram được thể hiện dưới dạng cột
Chỉ báo MACD Histogram được thể hiện dưới dạng cột

Đường Zero

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến đường Zero trong bộ chỉ báo này. Đây là đường thẳng có giá trị bằng 0 trong khu vực hiển thị của chỉ báo MACD. Đường này đóng vai trò là đường tham chiếu của chỉ báo MACD, giúp nhà đầu tư có thể nhận định được xu hướng đang đi mạnh hay yếu.

Hướng dẫn giao dịch với chỉ báo MACD

Cách dùng đường MACD như thế nào? Với chỉ báo MACD bạn có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Dưới đây là những cách sử dụng chính mà bạn có thể tham khảo:

Giao cắt giữa đường MACD cắt đường Signal

Những đường trung bình động (MA) thể hiện sự đồng thuận của giá trong một khoảng thời gian. Đường MACD vốn được tạo ra từ những đường MA, nên nó cũng thể hiện sự đồng thuận của giá trong một thời gian ngắn.

Tiếp nữa đường tín hiệu lại là đường trung bình của đường MACD nên sẽ thể hiện sự đồng thuận trong thời gian dài hơn. Vì vậy, sự giao cắt của MACD và đường tín hiệu sẽ tạo ra các chỉ báo như sau:

  • Khi đường MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu Signal, nó cho thấy lực bán đang mạnh, giá có thể sẽ sụt giảm => Cân nhắc đặt lệnh BÁN
  • Khiu đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu Signal, nó cho thấy lực mua tăng mạnh, rất có thể sẽ là xu hướng tăng giá => Bạn có thể đặt lệnh MUA.
Hướng dẫn giao dịch với đường MACD, đường MACD và đường tín hiệu cắt nhau
Giao dịch khi đường MACD và đường tín hiệu cắt nhau

Để làm rõ hơn, hãy xem ví dụ bên dưới:

Ví dụ về đường MACD và đường Signal cắt nhau
Ví dụ về đường MACD và đường Signal cắt nhau

Bạn thấy đấy, điểm đánh dấu trên hình là những nơi mà đường MACD và đường Signal giao nhau. Giao dịch theo cách này tương đối đơn giản và dễ hiểu.

Tuy nhiên, vì quá đơn giản nên cách này cũng có nhiều điểm trừ, đó là khi bạn vào lệnh thì chúng lại thường rơi vào giai đoạn ở cuối xu hướng, nên hiệu quả không cao. Vì vậy hãy cân nhắc và kết hợp thêm nhiều tín hiệu, chỉ báo khác trước khi quyết định vào lệnh.

Căn cứ vào độ dốc của MACD Histogram

Như mình đã nói ở trên, nếu đường MACD cắt lên trên đường Signal thì là dấu hiệu cho thấy bên mua đang kiểm soát thị trường. Tuy nhiên bạn có thắc mắc rằng sự kiểm soát này là mạnh hay yếu, nó có tiếp tục mạnh lên hay đang yếu đi, và khi nào bên bán sẽ quay trở lại?

MACD Histogram ra đời để giúp bạn trả lời câu hỏi này. Độ dốc của MACD Histogram thay đổi do khoảng cách giữa MACD và đường tín hiệu Signal. Bản chất của MACD Histogram là nó cho biết bên nào đang chi phối thị trường.

  • MACD Histogram dốc lên cho biết bên mua đang trở nên mạnh hơn.
  • MACD Histogram dốc xuống cho biết bên bán đang trở nên mạnh hơn.

Lưu ý rằng, độ dốc quan trọng hơn việc MACD Histogram đang > 0 hay < 0.

Tại vì sao lại như vậy? Hãy để mình giải thích rõ hơn cho bạn bằng ví dụ bên dưới:

Cách sử dụnCách sử dụng MACD Histogram, ví dụ về MACD Histogramg MACD Histogram
Ví dụ về MACD Histogram

– (1) Bạn có thể thấy rằng ở trong giai đoạn này giá đang tăng, MACD Histogram luôn nằm trên đường Zero.

– (2) Tuy nhiên, việc giá tăng nhanh có thể khiến nhiều người muốn chốt lời, các lệnh bán bắt đầu xuất hiện làm bên mua yếu đi, và MACD Histogram bắt đầu xuống dốc (dù vẫn > 0). Điều này cho thấy bên mua vẫn vẫn chi phối thị trường, nhưng đã dần yếu đi, còn lực bán thì đang mạnh dần lên.

– (3) Bên bán tiếp tục mạnh lên khiến giá giảm sâu hơn nữa, đẩy đường MACD Histogram xuống dưới đường Zero.

– (4) Thị trường sau đó tiếp tục điều chỉnh đi xuống, MACD Histogram càng lớn và càng dốc. Đến giai đoạn vào cuối xu hướng giảm, những người bán đã bắt đầu rút khỏi thị trường thì người mua bắt đầu quay lại. Đường MACD Histogram bắt đầu dốc lên (dù vẫn < 0), và thị trường quay trở lại trend tăng giá.

Bạn thấy đấy, giao dịch với MACD Histogram, không phải chọn điểm mua vào khi MACD Histogram > 0, hoặc bán ra khi MACD Histogram < 0 như nhiều tài liệu hướng dẫn. Cốt lõi của nó là bạn phải bắt được đúng giai đoạn MACD Histogram bắt đầu dốc lên hoặc MACD Histogram bắt đầu dốc xuống.

Vậy nên giao dịch với MACD Histogram thế nào?

Nhiều nhà đầu tư đã ví von việc đầu tư giống như gieo trồng, và sự vận động của MACD Histogram không khác gì 4 mùa XUÂN – HẠ – THU – ĐÔNG.

Cách giao dịch với chỉ báo MACD Histogram
Giao dịch với chỉ báo MACD Histogram cũng như 4 mùa trồng cây
  • Mùa xuân: Thời điểm tốt nhất để gieo hạt, khi MACD Histogram < 0 nhưng đã bắt đầu dốc lên trên.
  • Mùa hạ: mùa bắt đầu thu hoạch thành quả, khi MACD Histogram > 0 và vẫn đang dốc lên.
  • Mùa thu: thời điểm muộn nhất để thu hoạch, khi MACD Histogram > 0 và đang dần dốc xuống.
  • Mùa đông: mùa rét buốt và ngừng gieo trồng, lúc này MACD Histogram < 0 và đang dốc xuống.

Áp dụng việc gieo trồng này tương tự việc giao dịch. Hãy MUA vào thời điểm gieo hạt, BÁN ở thời điểm thu hoạch. Còn mùa đông hãy đứng ngoài thị trường và chờ đợi dấu hiệu của mua xuân tiếp theo.

Lưu ý: mùa đông có thể kéo dài hơn dự kiến, và có thể sẽ xuất hiện vài ngày “nắng ấm”. Bằng chứng là bạn sẽ thấy nhiều đợt MACD cũng bắt đầu dốc lên trên. Việc này đã khiến nhiều bạn lầm tưởng đó là “mùa xuân”, vội vã gieo hạt, nhưng rồi lại phải gồng thua lỗ.

Lưu ý khi giao dịch với chỉ báo MACD Histogram
Lưu ý khi giao dịch với chỉ báo MACD Histogram

Để khắc phục việc này và tránh vào điểm MUA giả, hãy kết hợp thêm một số chỉ báo kỹ thuật khác, hoặc tìm tín hiệu độ dốc của MACD Histogram trên khung thời gian lớn hơn để có thêm những tín hiệu chắc chắn. Điều này cũng giống như bạn nên đợi một tuần nắng ấm rồi hãy gieo hạt, thay vì chỉ thấy 1 ngày nắng mà đã kết luận rằng mùa xuân quay trở lại.

Phân kỳ giữa giá và MACD Histogram

Sự phân kỳ của giá và MACD Histogram là việc giá tạo đáy mới thấp hơn hoặc đỉnh mới cao hơn nhưng MACD Histogram thì không. Bạn có thể phân chúng thành: Phân kỳ dương và phân kỳ âm.

  • Phân kỳ dương: Giá tạo đáy mới thấp hơn nhưng MACD Histogram lại tạo đáy mới cao hơn. ⇒ Tín hiệu kết thúc xu hướng giảm, và thị trường đã tạo đáy.

  • Phân kỳ âm: Giá tạo đỉnh mới cao hơn nhưng MACD Histogram lạu tạo định mới thấp hơn. ⇒ Tín hiệu kết thúc xu hướng tăng, và thị trường đã tạo đỉnh.

Một điều kiện bắt buộc trong phân kỳ dương/phân kỳ dương, đó là MACD Histogram phải phá vỡ đường Zero giữa 2 đỉnh hoặc giữa 2 đáy.

Ví dụ:

Hướng dẫn chỉ báo MACD Histogram, MACD Histogram phân kỳ dương
Ví dụ về MACD Histogram phân kỳ dương

– Giá đang trong một nhịp giảm khá rõ, giá tạo đáy và phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên áp lực bán vẫn còn nhiều khiến giá điều chỉnh  hơn và tạo đáy thứ hai thấp hơn đáy trước đó.

– Nhưng ở đồ thì MACD Histogram bên dưới thì nó lại một đáy mới không thấp hơn đáy trước đó.

– Thêm vào đó, MACD Histogram cũng đã phá vỡ được đường Zero giữa 2 đáy.

⇒ Tín thiệu phân kỳ dương đã xuất hiện, và bạn có thể bắt đầu với những lệnh MUA.

Hoặc dưới đây là ví dụ với trường hợp MACD Histogram phân kỳ âm:

Ví dụ về MACD Histogram phân kỳ âm
Ví dụ về MACD Histogram phân kỳ âm

Sử dụng MACD trên 2 khung thời gian

Tất nhiên, chỉ báo nào cũng chỉ mang tính chất dự báo và nó cũng có xác suất sai nhất định. Chính vì vậy mình muốn bạn đọc kỹ thêm mục này của chúng mình: lựa chọn 2 khung thời gian để tăng xác xuất chính xác khi giao dịch.

  • Nếu bạn đang giao dịch trong khung D1, vậy khung thời gian lớn hơn của bạn W1.
  • Nếu bạn đang giao dịch trong khung H4, vậy khung thời gian lớn hơn của bạn D1.
  • Nếu bạn đang giao dịch trong khung H1, vậy khung thời gian lớn hơn của bạn H4.

Ví dụ: Bạn giao dịch trong khu H4, khung thời gian lớn hơn là D1.

Bước 1: Xác định xu hướng trên khung D1.

  • Nếu đường MACD cắt lên đường Signal, xu hướng ở D1 là xu hướng tăng => chỉ tìm điểm MUA trên khung H4.
  • Nếu đường MACD cắt xuống đường Signal, xu hướng ở D1 là xu hướng giảm => chỉ tìm điểm BÁN trên khung H4.

Bước 2: Tìm điểm vào lệnh ở khung H4.

  • Tìm điểm MUA: Chờ đường MACD cắt lên đường Signal ở khung H4.
  • Tìm điểm BÁN:  chờ đường MACD cắt xuống đường Signal trên khung H4.

Tổng kết:

Qua nội dung mình vừa giới thiệu trên đây, mình mong rằng các bạn sẽ nắm được một số ý chính về chỉ báo MACD như sau:

  • MACD là một chỉ báo xu hướng, có công thức tính là EMA (C, 12) – EMA (C, 26).

  • Hệ thống chỉ báo MACD bao gồm 3 phần chính: đường MACD, đường Signal và biểu đồ MACD Histogram.

  • MACD cắt xuống dưới đường Signal => Tín hiệu giảm giá. MACD cắt lên trên đường Signal => Tín hiệu tăng giá.

  • MACD Histogram dốc lên trên thể hiện bên mua đang mạnh hơn. MACD Histogram dốc xuống dưới cho biết bên bán đang mạnh hơn.

  • Kết hợp độ dốc của MACD Histogram với đường Zero sẽ giúp bạn có căn cứ tìm được điểm vào lệnh MUA và BÁN hiệu quả nhất.

  • MACD Histogram phân kỳ dương là dấu hiệu thị trường sắp đảo chiều tăng giá. MACD Histogram phân kỳ âm là dấu hiệu thị trường sắp đảo chiều giảm giá.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách sử dụng chỉ báo MACD mà dautu.io muốn chia sẻ cùng các bạn. Nếu có gì thắc mắc, hãy để lại comment bên dưới để chúng mình giải đáp. Mong rằng với những kiến thức này sẽ giúp bạn có thể đầu tư an toàn và hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!

Tags: Học phân tích kỹ thuật cơ bản
Chia sẻ110Chia sẻ

Bài viết liên quan

Mô hình cờ đuôi nheo là gì?

Mô hình cờ đuôi nheo là gì & cách giao dịch chính xác nhất

bởi DRCCHEN
5 Tháng Tư, 2022
0

Một trong những mô hình giá rất phổ biến trong chiến lược giao dịch với Price Action, đó chính là...

Hướng dẫn giao dịch Price Action

Price Action là gì? Hướng dẫn giao dịch Price Action chuyên sâu

bởi DRCCHEN
29 Tháng Ba, 2022
0

Có thể bạn đang thắc mắc Price Action là gì? Nói đơn giản thì đây là việc bạn quyết định...

Hướng dẫn về mô hình vai đầu vai ngược

Mô hình vai đầu vai ngược & cái bẫy khiến 90% trader thua lỗ

bởi DRCCHEN
1 Tháng Ba, 2022
0

Mô hình vai đầu vai ngược là một mô hình giá đã đánh lừa rất nhiều trader (lý do tại...

Scalping là gì?

Scalping là gì? Cách chơi Scalping hiệu quả, chi tiết nhất

bởi Nguyễn Jenny
25 Tháng Hai, 2022
0

Chơi Scalping và một phương pháp giao dịch đem lại lợi nhuận hiệu quả và nhanh chóng, nhưng nó rất...

Mô hình hai đỉnh - Mô hình Double Top

Mô hình hai đỉnh (Double Top) là gì & và mẹo giao dịch hiệu quả nhất

bởi Juliet
25 Tháng Một, 2022 - Cập nhật vào On 14 Tháng Hai, 2022
0

Chắc hẳn bạn đã nghe đến thuật ngữ mô hình hai đỉnh rất nhiều lần đúng không? Hoặc bạn đã...

Tải thêm

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức hot nhất

Phân tích: Chính sách bất động sản và sự thịnh vượng của quốc gia
Bất động sản

Phân tích: Chính sách bất động sản và sự thịnh vượng của quốc gia

bởi Hoài Phong
26 Tháng Ba, 2022
1

...

Xem thêm
Các mã cổ phiếu ngành điện

Danh sách những mã cổ phiếu ngành điện tốt nhất 2022

4 Tháng Ba, 2022 - Cập nhật vào On 19 Tháng Ba, 2022
Các mã cổ phiếu ngành dầu khí

Những mã cổ phiếu ngành dầu khí tiềm năng, nên đầu tư 2022

9 Tháng Hai, 2022 - Cập nhật vào On 19 Tháng Ba, 2022
VN 30 là gì?

VN30 là gì & danh sách cổ phiếu VN30 2022 cập nhật mới nhất

5 Tháng Một, 2022 - Cập nhật vào On 19 Tháng Ba, 2022
TOP cổ phiếu ngành thép tốt nhất nên đầu tư. Ngành thép có mã cổ phiếu nào?

Danh sách mã cổ phiếu ngành Thép ít rủi ro nên đầu tư

1 Tháng Một, 2022 - Cập nhật vào On 19 Tháng Ba, 2022

Phân tích Chọn bởi BTV

Chứng khoán Việt Nam

Đã tới lúc bắt đáy chứng khoán VN với chiến thuật DCA

26 Tháng Tư, 2022
Phân tích Bitcoin và thị trường ngày 16/04/2022
Phân tích Bitcoin

Phân tích BTC và thị trường ngày 16/04/2022

16 Tháng Tư, 2022 - Cập nhật vào On 24 Tháng Tư, 2022
Dự đoán thị trường CK sắp có 1 đợt giảm / xu hướng bearish đáng kể
Chứng khoán Việt Nam

Dự báo 1 đợt giảm mạnh sắp xuất hiện ở VNI – Chứng khoán Việt Nam

20 Tháng Hai, 2022 - Cập nhật vào On 24 Tháng Tư, 2022
Dữ liệu kinh tế tổng quan toàn cầu tới nay
Phân tích tổng quan

Dự báo kinh tế 2022 – Một năm trầm lắng của thị trường tài chính?

7 Tháng Hai, 2022 - Cập nhật vào On 24 Tháng Tư, 2022
3 Kịch bản CKVN
Chứng khoán Việt Nam

3 kịch bản cho thị trường chứng khoán Việt Nam

28 Tháng Chín, 2021 - Cập nhật vào On 4 Tháng Mười, 2021
Có nên đầu tư vàng giữa suy thoái kinh tế
Phân tích vàng

Phân tích chiến lược đầu tư vàng khi kinh tế suy thoái

28 Tháng Chín, 2021 - Cập nhật vào On 1 Tháng Mười, 2021

Biên Tập Viên Lựa Chọn

Kết quả đầu tư của bạn đã có sẵn lúc bạn chọn con đường. Thời gian và thị trường chỉ là hành trình

Tư duy và phương pháp đầu tư chứng khoán phải nắm được

29 Tháng Mười, 2021 - Cập nhật vào On 30 Tháng Mười, 2021
RSI là gì & cách vận dụng chỉ số RSI để bắt đáy, đỉnh hiệu quả

RSI là gì & cách vận dụng chỉ số RSI để bắt đáy, đỉnh hiệu quả

29 Tháng Mười, 2021
Tìm hiểu kháng cự hỗ trợ là gì

Vùng kháng cự và hỗ trợ & những sự thật không phải trader nào cũng hiểu

26 Tháng Mười, 2021 - Cập nhật vào On 10 Tháng Mười Hai, 2021
Bitcoin không còn là tiền điện tử, nó đã chuyển thành tài sản kỹ thuật số

Bitcoin đã từ bỏ mục tiêu “tiền điện tử”

22 Tháng Mười, 2021
Dự báo phân tích cũng như dự báo bão, Đúng sự kiện sai cường độ và thời gian vẫn bại như thường

Tại sao chúng ta “trì hoãn” các quyết định đầu tư

10 Tháng Mười, 2021
Thị trường Chứng khoán - Một trong những kênh phân chia lại tài sản

Quy luật kinh tế: Hầu hết mọi người bị lừa đảo tài chính

3 Tháng Mười, 2021

Bài đăng mới nhất

EU “bật đèn xanh” cho các công ty năng lượng châu Âu mua khí đột từ Nga

18 Tháng Năm, 2022

Cộng đồng Tether (USDT) yêu cầu “kiểm toán” khi tổng cung Tether (USDT) giảm 7 tỷ USD trong 1 tuần

18 Tháng Năm, 2022

Thị trường chứng khoán Mỹ nối dài đà phục hồi, Dow Jones tăng hơn 400 điểm

18 Tháng Năm, 2022

CHR coin là gì? Có nên đầu tư vào Chromia (CHR) không?

18 Tháng Năm, 2022

CSPR coin là gì? Casper Network có ưu điểm gì, nên đầu tư không?

17 Tháng Năm, 2022

NYSE sẽ hợp tác tới UBCK Việt Nam để nâng hạng thị trường

17 Tháng Năm, 2022

Chính thức ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam

17 Tháng Năm, 2022

Thua lỗ chứng khoán, nhà đầu tư Việt quay ra bắt đáy LUNA để mong “gỡ gạc”

17 Tháng Năm, 2022

Coinbase công bố ứng dụng Web3 mới, người dùng dễ dàng truy cập vào dApp trên Ethereum

17 Tháng Năm, 2022

Vàng thế giới phục hồi trong nước lại tiếp tục mất giá

17 Tháng Năm, 2022

Terra quyết định fork LUNA thành LUNA Classic (LUNC) và Terra (LUNA)

17 Tháng Năm, 2022

Sau 4 tháng triển khai cơ chế EIP-1559, Polygon đốt được hơn 1,6 triệu MATIC

17 Tháng Năm, 2022

CEO Tesla “quay xe” muốn tái đàm phán mua mạng xã hội Twitter

17 Tháng Năm, 2022

Nhà sáng lập Ethereum và CEO sàn FTX nói gì về vụ sụp đổ LUNA – UST?

17 Tháng Năm, 2022

Khối ngoại là gì? Làm gì khi khối ngoại bán ròng, mua ròng?

16 Tháng Năm, 2022

PLA coin là gì? Có nên đầu tư PlayDapp không, review ưu nhược điểm?

16 Tháng Năm, 2022

Quỹ Dragon Capital bán 2,8 triệu cp MBB, chính thức không còn là cổ đông lớn của MB

16 Tháng Năm, 2022

CEO FTX khẳng định Bitcoin (BTC) không thể trở thành mạng lưới thanh toán của tương lai

16 Tháng Năm, 2022

Cơn sốt cổ phiếu dầu khí trên Phố Wall

16 Tháng Năm, 2022

OIL bán hết 10% vốn nắm giữ tại PTT

16 Tháng Năm, 2022

Nhà đầu tư nên làm gì sau giai đoạn “gấu vả”?

16 Tháng Năm, 2022

5 bài học đắt giá sau sự kiện sập UST & LUNA

16 Tháng Năm, 2022

GAL coin là gì? Nên đầu tư vào Project Galaxy (GAL) không?

Bảng so sánh các quỹ đầu tư trái phiếu tại Việt Nam 2022

15 Tháng Năm, 2022

May có phái sinh, đừng đổ lỗi khi thị trường giảm sốc!

14 Tháng Năm, 2022

Cập nhật: Đề xuất hồi sinh hệ sinh thái Terra (LUNA) của Do Kwon

14 Tháng Năm, 2022

Kịch bản VN-Index rơi về mốc 1.000 điểm trong ngắn hạn liệu có thể xảy ra?

14 Tháng Năm, 2022

USDX của Kava Network là cái tên tiếp theo bị ảnh hưởng bởi làn sóng stablecoin de-peg lan rộng

14 Tháng Năm, 2022

Chứng khoán Mỹ phục hồi trong phiên cuối tuần, Dow Jones tăng hơn 400 điểm

14 Tháng Năm, 2022

Ủy ban chứng khoán Nhà nước không chấp thuận Vietnam Airlines (HVN) chậm nộp BCTC

14 Tháng Năm, 2022

Giới thiệu về Dautu.io

Tin tức, kiến thức, phân tích tài chính chất lượng cao – Dautu.io




Dautu.io : Tin tức, kiến thức, tài liệu, hướng dẫn giao dịch: Chứng khoán, Coin, Vàng, Forex và Bất động sản.





Danh mục chính

  • Tin tức
  • Phân tích
  • Chứng khoán
  • Tiền điện tử
  • Forex
  • Bất động sản
  • Vàng
  • Đánh giá
  • Kiến thức
  • Học giao dịch
  • Công cụ

Chủ đề tiêu biểu

  • Tin nóng
  • Xu hướng
  • Tin tức nổi bật
  • Biên tập viên chọn
  • Phân tích Bitcoin trung hạn
  • Phân tích Forex hàng ngày
  • Phân tích VNI theo tuần
  • Tin cổ tức
  • Chứng khoán cơ bản
  • Thủ tục bất động sản
  • Phân tích chọn bởi BTV

Thông tin phổ biến

  • Sàn FTX là gì? Có lừa đảo không?
  • Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản Binance
  • Review sàn XTB, Có lừa đảo không?
  • Đánh giá sàn ICMarkets – Có lừa đảo?
  • Exness có lừa đảo không? Review sàn Exness
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp và hỗ trợ
  • Pháp lý & bảo mật

© 2022 - Dautu.io - Trang thông tin đầu tư chất lượng cao & nhanh hàng đầu Việt Nam.

Giao dịch CFD sử dụng đòn bẩy sẽ có tỷ lệ rủi ro đáng kể, hình thức đầu tư này có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Hãy đảm bảo bạn hiểu rõ các rủi ro trước khi giao dịch.

Không có kết quả nào
Xem tất cả các kết quả
  • Tin tức
    • Tin tức coin
    • Tin chứng khoán
    • Tin nhanh thị trường – Live
  • Phân tích
    • Phân tích Bitcoin
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích Forex
  • Chứng khoán
  • Tiền điện tử
  • Forex
  • Vàng
  • Bất động sản
  • Công cụ
    • Xu hướng hàng ngày
    • Tiêu điểm giao dịch
  • Đánh giá coin
  • Kiến thức
  • Học giao dịch