• Chứng khoán
  • Tiền điện tử
  • Forex
  • Vàng
  • Bất động sản
🔴 Live thị trường
Logo Dautu.io - Trang thông tin, kiến thức, phân tích đầu tư nhanh và chất lượng
  • Thị trường
    • Chứng khoán
      • Chứng khoán quốc tế
      • Chứng khoán Việt Nam
      • Thông tin doanh nghiệp
    • Tiền điện tử
      • Bitcoin
      • Altcoin
    • Forex
    • Bất động sản
    • Vàng
  • Tin tức
    • Tin nhanh thị trường – Live update
    • Tin chứng khoán
    • Tin tức coin
    • Tin tức tiền tệ
    • Tin tức bất động sản
    • Tin kinh tế
    • Tin thế giới
    • Tin tức hàng hóa
    • Tin tức vàng/gold
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích Forex
    • Phân tích vàng
    • Phân tích Bitcoin
    • Phân tích Altcoin
    • Khuyến nghị đầu tư
  • Kiến thức
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức chứng khoán
    • Kiến thức về coin
    • Kiến thức Forex
    • Kiến thức bất động sản
  • Đánh giá
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá coin
    • Đánh giá sàn giao dịch
  • Học giao dịch
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Học trade coin
    • Học trade Forex
    • Học đầu tư vàng
    • Học phân tích kỹ thuật
  • Công cụ
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
    • Danh mục đầu tư
    • Tin nhanh thị trường – Live update
    • Tiêu điểm giao dịch
    • Sức mạnh tiền Forex
  • Tài khoản
    • Đăng nhập
    • Đăng ký tài khoản
    • Quên mật khẩu
Không có kết quả nào
Xem tất cả các kết quả
  • Thị trường
    • Chứng khoán
      • Chứng khoán quốc tế
      • Chứng khoán Việt Nam
      • Thông tin doanh nghiệp
    • Tiền điện tử
      • Bitcoin
      • Altcoin
    • Forex
    • Bất động sản
    • Vàng
  • Tin tức
    • Tin nhanh thị trường – Live update
    • Tin chứng khoán
    • Tin tức coin
    • Tin tức tiền tệ
    • Tin tức bất động sản
    • Tin kinh tế
    • Tin thế giới
    • Tin tức hàng hóa
    • Tin tức vàng/gold
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích Forex
    • Phân tích vàng
    • Phân tích Bitcoin
    • Phân tích Altcoin
    • Khuyến nghị đầu tư
  • Kiến thức
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức chứng khoán
    • Kiến thức về coin
    • Kiến thức Forex
    • Kiến thức bất động sản
  • Đánh giá
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá coin
    • Đánh giá sàn giao dịch
  • Học giao dịch
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Học trade coin
    • Học trade Forex
    • Học đầu tư vàng
    • Học phân tích kỹ thuật
  • Công cụ
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
    • Danh mục đầu tư
    • Tin nhanh thị trường – Live update
    • Tiêu điểm giao dịch
    • Sức mạnh tiền Forex
  • Tài khoản
    • Đăng nhập
    • Đăng ký tài khoản
    • Quên mật khẩu
Không có kết quả nào
Xem tất cả các kết quả
Logo dautu.io - Trang thông tin, kiến thức, phân tích tài chính chất lượng cao
Không có kết quả nào
Xem tất cả các kết quả

Trang chủ > Kiến thức > Kiến thức tài chính > FED là gì? FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào?

FED là gì? FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào?

DRCCHEN bởi DRCCHEN
15 Tháng Sáu, 2022 - Cập nhật vào On 16 Tháng Sáu, 2022
trong Kiến thức tài chính, Phân tích tổng quan
Thời gian đọc: 19 phút
0
FED là gì? FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào?

FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào?

Nếu là một nhà đầu tư, chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều thông tin về FED, và trước mỗi kỳ họp của FED về việc tăng lãi suất đều sẽ khiến thị trường chao đảo mạnh. Vậy tóm lại FED là gì? Có quyền lực ra sao? Tại sao FED lại tăng lãi suất? FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến coin, vàng, chứng khoán, hoặc lãi suất của Việt Nam? Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu câu trả lời chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

Nội dung

  • 1 FED là gì?
  • 2 FED có quyền lực như thế nào?
  • 3 Tại sao FED lại ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu?
  • 4 FED tăng lãi suất có nghĩa là gì?
  • 5 FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào?
    • 5.1 Làm thay đổi tỷ giá giá USD/VND
    • 5.2 Giảm nhu cầu hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam
    • 5.3 Áp lực lên việc trả nợ bằng USD (doanh nghiệp FDI)
    • 5.4 Ảnh hưởng đến lãi suất của Việt Nam
    • 5.5 Vốn đầu tư nước ngoài rút về nước
    • 5.6 Ảnh hưởng đến giá vàng, crypto, chứng khoán

FED là gì?

FED là viết tắt của từ Federal Reserve Systemm, có nghĩa là Cục Dự trữ Liên bang. FED được biết đến là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, và hiện tại nó được cho là tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới.

Mục đích ra đời của FED là cung cấp một chính sách tiền tệ ổn định, linh hoạt và an toàn. FED sẽ được đặc quyền kiểm soát việc sản xuất và phân phối tiền và tín dụng, duy trì sự ổn định tài chính và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Fed và quản lý nguồn cung tiền của quốc gia.

Hệ thống Dự trữ Liên bang (FED) không thuộc “sở hữu” của bất kỳ ai. Nó được tạo ra vào năm 1913, bao gồm 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực, và mỗi Ngân hàng chịu trách nhiệm về một khu vực địa lý cụ thể của Hoa Kỳ.

FED có quyền lực như thế nào?

Như mình đã nói ở phần tìm hiểu FED là gì, thì có thể thấy FED có quyền được hành động để đảm bảo sự ổn định của tài chính, và nó chính là cơ quan quản lý của các ngân hàng thành viên thuộc Hệ thống Dự trữ Liên bang. FED sẽ đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các tổ chức thành viên không có nơi nào khác để vay.  Nó cũng là cơ quan quản lý chính của các tổ chức tài chính của đất nước.

12 ngân hàng thành viên của FED là các ngân hàng liên bang khu vực, bao gồm: Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco.

Nhiệm vụ Fed có thể được tập trung ở bốn lĩnh vực:

  • Điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động đến các điều kiện tiền tệ và tín dụng trong nền kinh tế Hoa Kỳ để đảm bảo việc làm tối đa, giá cả ổn định và lãi suất dài hạn vừa phải .

  • Giám sát và điều tiết các tổ chức ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng Hoa Kỳ và bảo vệ quyền tín dụng của người tiêu dùng.

  • Duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và có rủi ro hệ thống.

  • Cung cấp các dịch vụ tài chính, bao gồm vai trò nòng cốt trong việc vận hành hệ thống thanh toán quốc gia, các tổ chức lưu ký, chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức chính thức nước ngoài.

Đặc biệt, FED là độc lập, có thể được toàn quyền hành động mà không cần phải được Tổng thống hoặc bất cứ cơ quan Chính phủ nào phê duyệt.  Mặc dù vậy, nó vẫn phải chịu sự giám sát của Quốc hội và phải hoạt động trong khuôn khổ các mục tiêu chính sách kinh tế và tài khóa của chính phủ.

Quyền lực của FED được thể hiện qua các quyền sau:

  • FED có quyền thay đổi lãi suất: việc thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đồng USD. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Mỹ và các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.
  • Mua và bán trái phiếu chính phủ: Việc mua trái phiếu sẽ làm tăng lượng tiền, lãi suất giảm và kích thích việc chi tiêu và ngân hàng. Còn ngược lại, nếu FED bán trái phiếu sẽ làm giảm lượng tiền, lãi suất tăng và thắt chặt nền tài chính.
  • Quyết định lượng tiền mặt dự trữ: FED là gì? FED là tổ chức trực tiếp quy định và giám sát 12 ngân hàng dự trữ liên bang, nên khi FED thay đổi chính sách, các ngân hàng bắt buộc phải tuân theo. Ví dụ FED yêu cầu tăng nguồn tiền dự trữ, lãi suất sẽ tăng và hoạt động cho vay, tín dụng sẽ khó khăn hơn.

Tại sao FED lại ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu?

Nếu theo dõi các thông tin tài chính thế giới, bạn có thể nhận thấy rằng mọi quyết định của FED đều được giới đầu tư rất quan tâm. Vậy FED là gì và tại sao quyết định của FED lại có thể ảnh hưởng đến toàn thế giới như vậy?

Để giải thích điều này, hãy quay trở lại quá khứ, sau khi chiến tranh thế giới 2 kết thúc thì Mỹ bước ra với tư cách là người chiến thằng. Trong khi các nước đồng minh bị thiệt hại nặng nề, thì Mỹ lại là quốc gia được lợi ích nhiều nhất và chiếm tới ¾ tỷ lệ dự trữ vàng trên thế giới.

=> Điều này đã khiến đồng USD của Mỹ trở thành đồng tiền quyền lực nhất thế giới. Nó được xem như một loại tiền fiat có thể sử dụng phổ biến khắp mọi nơi trên toàn cầu. Tất cả những hoạt động xuất nhập khẩu trên thế giới đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới đồng USD.

=> Chính vì thế, mỗi lần FED thay đổi chính sách tiền tệ thì thị trường tài chính toàn cầu chắc chắn sẽ thay đổi theo.

Ví dụ: FED tăng lãi suất thì lạm phát sẽ bị kiềm chế, tăng cường sức mạnh của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế, dẫn tới thay đổi cán cân xuất nhập khẩu và đầu tư vào Mỹ. Và dĩ nhiên, tất cả các quốc gia có quan hệ giao thương, buôn bán với Hoa Kỳ hoặc đang sử dụng đồng USD cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Ngoài ra, chính sách tiền tệ thay đổi còn tác động trực tiếp đến những nhà đầu tư hoặc trader quốc tế vì đây là đồng tiền chính để giao dịch.

FED tăng lãi suất có nghĩa là gì?

Lãi suất của Fed (Fed Fun Rates) là cơ sở để các ngân hàng thương mại của Mỹ thiết lập lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn LIÊN NGÂN HÀNG. Lãi suất mà FED tăng là lãi suất mà các ngân hàng vay lẫn nhau qua đêm. Dù đó không phải là lãi suất áp lên người tiêu dùng nhưng động thái của FED vẫn ảnh hưởng đến LÃI SUẤT VAY mà mọi người vẫn thấy hàng ngày như vay mua nhà, mua xe…

FED là gì? Những lần điều chỉnh lãi suất của FED
Những lần điều chỉnh lãi suất của FED

Tại sao FED lại tăng lãi suất?

Bởi vì FED sử dụng công cụ tăng lãi suất như một phương án để giảm lạm phát ở nước này xuống. Theo dữ liệu mà Mỹ mới công bố, thì lạm phát 1 năm ở đất nước này đã đạt mức 6,6%/năm (cao nhất trong 40 năm). Vì vậy, thị trường đang dự đoán FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến ít nhất là cuối năm nay, để đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%/năm.

Nói qua về mối liên quan giữa lãi suất và lạm phát:

Khi FED tăng lãi suất, các ngân hàng thương mại cũng sẽ tăng lãi suất cho vay. Điều này đương nhiên sẽ làm nhu cầu về tiền giảm xuống. Thay vì đi vay hay tiêu dùng tiền, người dân lại thích gửi tiền vào ngân hàng để được hưởng mức lãi suất cao. Nhu cầu tiêu dùng cũng trở nên thấp đi, sẽ khiến giá hàng hóa phải giảm. => Lạm phát sẽ giảm.

Khi lãi suất giảm, sẽ khiến lãi suất trên các khoản vay cũng giảm theo. Điều này sẽ khiến mọi người muốn đi vay tiền nhiều hơn. Từ đó dẫn đến việc lượng tiền lưu thông và tiêu dùng tiền tăng cao. => Giá trị đồng tiền giảm, giá cả hàng hóa tăng lên => Lạm phát tăng.

Còn nói về gốc rễ lạm phát ở Mỹ, thì có thể do nhiều nguyên nhân:

  • Chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn đang đẩy giá hàng hóa lên cao.
  • Giá năng lượng đang tăng do nguồn cung giảm, cùng với cuộc xung đột của Nga và Ucraina.
  • Sự không phù hợp cung cầu trong thị trường lao động cũng đang thúc đẩy mức lương cao hơn nhiều, từ đó dẫn đến tăng giá.
FED là gì? FED luôn phải
FED luôn phải “đau đầu” giữa lạm phát và lãi suất

Tuy nhiên ngoài vấn đề điều tiết lạm phát, FED cũng có thể quyết định tăng lãi suất dựa trên nhiều tố khác, ví dụ:

  • Nền kinh tế tăng trưởng nóng: Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng mạnh, động thái tăng lãi suất chưa thể đủ sức để khiến nền kinh tế suy thoái. Việc tăng lãi suất lúc này là cần thiết để chuẩn bị cho tình thế giảm lãi suất nếu như lịch kinh tế bất ngờ suy thoái.

  • Lãi suất hiện tại còn thấp: Lãi suất thực tế bằng lãi suất công bố trừ đi tỷ lệ lạm phát. Nếu như nhận thấy lạ xuất hiện tại vẫn còn thấp, FED sẽ cân nhắc nâng mức lãi này lên.

  • FOMC muốn đưa lãi suất lên mức trung bình: Theo như nhận định của giới chuyên gia kinh tế, lãi suất trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm. Trước bối cảnh này, FOMC mong muốn đưa lãi suất lên mức trung bình.

  • Ngăn chặn tình trạng cho vay quá mức: Việc nâng lãi suất có thể phần nào kìm hãm hoạt động cho vay tiêu dùng quá mức. Đồng thời, ngăn chặn tình trạng bong bóng bất động sản.

FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào?

Vậy, FED tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng như nào, những đối tượng nào sẽ bị tác động?

ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN MỸ: Người Mỹ sẽ tìm cách trả bớt nợ, đặc biệt là nợ thẻ tín dụng lãi suất cao hoặc các khoản nợ có lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường. Đồng thời, họ cũng cần tăng cường tiết kiệm, hạn chế chi tiêu.

Tuy nhiên xét dưới góc độ nền kinh tế và nhà đầu tư Việt Nam chúng ta thì cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, và trước mắt có thể nhìn thấy rõ ràng nhất:

Làm thay đổi tỷ giá giá USD/VND

Việc Fed tăng lãi suất sẽ khiến đồng USD lên giá so với hầu hết các đồng tiền khác, trong đó có VND, tạo sức ép lớn hơn lên tỷ giá USD/VND. Tuy nhiên, tỷ giá USD/VND dự báo tăng không quá lớn do:

– Đồng USD đến hết ngày 5/5/2022 đã tăng gần 7% so với cuối năm 2021.

– Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang đạt mức khá cao (trên 110 tỷ USD), góp phần củng cố tấm đệm với các cú sốc bên ngoài và ổn định tỷ giá;

– Nguồn cung ngoại tệ như kiều hối, giải ngân FDI dự báo vẫn tăng trưởng ổn định, cán cân thương mại 4 tháng đầu năm thặng dư 2,53 tỷ USD và cả năm dự báo vẫn thặng dư (khoảng 4-8 tỷ USD);

– NHNN Việt Nam kiên định chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, ngày càng sát diễn biến thị trường.

=> Chính vì vậy, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng tăng nhẹ lên 23,195 (+1.62% YTD) dự báo cả năm 2022 là khoảng 2%.

Giảm nhu cầu hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam

Việc FED và một số ngân hàng trung ương các nước tiếp tục tăng lãi suất nhằm đối phó với lạm phát khiến chi phí đi vay của doanh nghiệp và người dân nước đó tăng lên (khiến doanh nghiệp, người dân nước đó cân nhắc đầu tư, tiêu dùng, nhất là bằng vốn vay ít hơn), từ đó dẫn đến nhu cầu hàng hóa – dịch vụ giảm, và nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm theo.

Tuy nhiên, nhìn theo một góc độ khác, thì khi FED tăng lãi suất sẽ làm đồng USD tăng giá trị, nên họ sẽ cần ít tiền hơn để đổi sang tiền Đồng để mua hàng của Việt Nam. Chính vì vậy ảnh hưởng này cũng không hẳn là quá lớn.

Dẫn chứng: khi FED tăng 25 điểm cơ bản (17/3), thì trong nửa đầu tháng 5/2022, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 862 triệu USD. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại thặng dư 446 triệu USD. Về xuất khẩu, kim ngạch trong tháng 5 năm 2022 đạt 18,02 tỷ USD, tăng 40,9% (tương ứng tăng 5,23 tỷ USD) so với kỳ tháng 5/2021.

Áp lực lên việc trả nợ bằng USD (doanh nghiệp FDI)

Những doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ, nhất là USD sẽ gặp gánh nặng trả nợ. Theo bản tin nợ công của Bộ Tài chính tháng 3/2022, trong tổng trả nợ vay nước ngoài của Việt Nam là 112,6 tỷ USD năm 2020, phần trả nợ của doanh nghiệp (109,1 tỷ USD quy đổi – chiếm 96,9%, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp FDI – chiếm khoảng 75%).

Ảnh hưởng đến lãi suất của Việt Nam

FED là gì và việc FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến lãi suất của Việt Nam? Để xem xét cụ thể, hãy cùng xem xét qua tình hình lãi suất ở Việt Nam hiện nay:

Hiện tại, lãi suất huy động vốn (lãi suất mà người gửi tiền được hưởng khi gửi tiền vào ngân hàng) thì đã và đang tăng khoảng 0,1 – 0,6% ở các kỳ hạn. Tuy nhiên, để được hưởng mức lãi suất lên đến 7,5%/năm thì phải gửi vài trăm tỷ đồng. Đa phần mức tăng đến từ các Ngân hàng TMCP. Còn tại Big4 ngân hàng (VietcomBank, VietinBank, BIDV hay AgriBank), chiếm tỷ lệ lớn người gửi tiền thì lãi suất vẫn khoảng 5,5 – 5,6%/năm.

  • Lãi suất cho vay: Hiện tại là CHƯA TĂNG, thậm chí còn GIẢM theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển hậu Covid-19. Tức là, theo lý thuyết thì FED tăng lãi suất thì lãi suất cho vay ở Việt cũng tăng. Nhưng nó còn phải phụ thuộc lớn vào chính sách, tình hình kinh tế cụ thể ở đừng thời điểm. Còn hiện tại, lãi suất cho vay ở Việt Nam CHƯA TĂNG, mà CÒN GIẢM.
  • Lãi suất liên ngân hàng: Khi FED tăng lãi suất tức là lãi suất liên ngân hàng (giữa các ngân hàng tại Mỹ) nhất là lãi suất qua đêm tăng theo. Như hồi 17/3 là FED tăng 0,25%, rồi sau ngày 15/6 có thể là thêm 0,5% thậm chí 0,75% thì ở Việt Nam lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn, đặc biệt lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã giảm về gần mức nền thấp của năm 2021. Cụ thể lãi suất qua đêm, 1 tuần và 1 tháng thay đổi lần lượt là -133 bps, -107 bps và -3 bps so với cuối tháng 5, và khối lượng giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tập trung ở kỳ hạn qua đêm với tổng giá trị giao dịch giảm 2.41% MoM và giảm 18.75% so với tháng 3/2022 khi thanh khoản hệ thống căng thẳng nhất.

Diễn biến lãi suất liên ngân hàng ở Việt Nam trong những tháng tiếp theo được dự báo sẽ tiếp tục đi ngang khi thanh khoản thị trường dồi dào hơn trước. Đó là do nguồn tiền huy động vào nhiều nhưng lượng cho vay lại ít. Nguyên nhân chính là do Ngân hàng Nhà Nước vẫn chưa chấp thuận nới thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

Vốn đầu tư nước ngoài rút về nước

Nguyên tắc là khi lãi suất tăng, thì các nhà đầu tư ngoại có xu hướng rút tiền khỏi các thị trường mới nổi và thị trường cận biên (trong đó có Việt Nam).

Tuy nhiên, số liệu thực tế lại cho bức tranh ngược lại. Số liệu thống kê cho thấy, tính từ đầu quý II cho đến phiên ngày 7/6/2022, chỉ tính riêng trên sàn HoSE, khối ngoại đã mua ròng gần 7.200 tỷ đồng. Tức là sau khi FED tăng 25 điểm cơ bản hồi 17/3 thì khối ngoại mua ròng gần 7.200 tỷ tại HOSE . Còn trên HNX, Tháng 5, giá trị mua ròng của khối ngoại tăng 40% so với tháng trước (hơn 227 tỷ đồng).

Với việc toàn thị trường giảm sâu, không chỉ cổ phiếu penny, đầu cơ bị bán tháo, mà nhóm cổ phiếu cơ bản, bluechip có hiệu quả kinh doanh ổn định cũng chịu hiệu ứng call margin chéo, khiến định giá của nhóm này rơi về vùng thật sự hấp dẫn. Cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh mẽ trong hơn hai tháng qua cũng chủ yếu là những cổ phiếu cơ bản thuộc VN30.

Ảnh hưởng đến giá vàng, crypto, chứng khoán

FED tăng lãi suất thì vàng tăng hay giảm?

FED tăng lãi suất ảnh hưởng thế nào đến thị trường crypto?

FED tăng lãi suất thì chứng khoán tăng hay giảm?

Lý thuyết: FED nắm vai trò quyết định đối với USD nên hành động của FED cũng ảnh hưởng lớn đến các kênh đầu tư này. Khi FED tăng lãi suất USD thì lượng tiền sẽ chuyển từ vàng ang đồng USD, khiến giá vàng giảm.

Thực tế: Đôi khi FED tăng lãi suất trong thời kỳ kinh tế hỗn loạn. Mà vàng lại được nhiều người cho là nơi trú ẩn an toàn nhất về tài chính trong bối cảnh hỗn loạn  như vậy. Nên đôi khi vàng và USD sẽ biến động cùng chiều.

Hơn nữa, nếu bạn là nhà đầu tư vàng ở Việt Nam, thì hãy cẩn trọng bởi khoảng cách giữa giá vàng Việt Nam và vàng thế giới còn khá xa.

Ở các kênh đầu tư khác, nhiều nhà đầu tư crypto, hay chứng khoán Mỹ sẽ thấy được lợi khi đem tiền gửi tiết kiệm hơn là đầu tư, vì thế họ sẽ đem tiền gửi tiết kiệm, thay vì đầu tư. Điều này sẽ dẫn tới giảm nhu cầu, khiến các kênh đầu tư sẽ có xu hướng giảm giá.

Giá BTC liên tục giảm trước thông tin FED sẽ tăng lãi suất

Ví dụ: Trước những thông tin FED sẽ tăng lãi suất vượt xa hơn dự kiến, thì thị trường coin hay chứng khoán Mỹ đều có xu hướng giảm điểm mạnh.

  • Có thể bạn quan tâm: Phân tích chiến lược đầu tư vàng khi kinh tế suy thoái

Tuy nhiên, không hẳn lúc nào việc FED tăng lãi suất không hẳn lúc nào cũng khiến thị trường tiêu cực, mà nó còn tùy thuộc vào từng thời điểm, từng kênh đầu tư, từng chính sách của mỗi quốc gia. Nhưng nếu là một nhà đầu tư, bạn vẫn nên tìm hiểu rõ FED là gì, và hãy luôn quan tâm đến những thay đổi của FED trong việc tăng giảm lãi suất, cũng như kết hợp với các tin tức vĩ mô khác để có thể tìm được phương pháp đầu tư hợp lý trong thị trường đầy biến động này. Chúc bạn thành công.

Chia sẻ102Chia sẻ

Bài viết liên quan

Cơ bản về đầu tư chứng khoán dễ hiểu nhất

Cơ bản về đầu tư chứng khoán dễ hiểu nhất

bởi Hoài Phong
7 Tháng Hai, 2023
0

Đầu tư chứng khoán chắc chắn là lựa chọn tốt nhất trong tất cả các loại hình đầu tư tài...

Novaland. Đầu tư cổ phiếu NVL

Cổ phiếu NVL tăng liên tục, ông Bùi Thành Nhơn “bỏ túi” 1.300 tỷ khi trở lại ghế chủ tịch

bởi Juliet
7 Tháng Hai, 2023
0

Tuần giao dịch 30/1-3/2/2023, thị trường chứng khoán tiếp tục có nhiều biến động, VN-Index giảm 40 điểm về sát...

Chứng khoán Mỹ. Đầu tư chứng khoán Mỹ hiện nay

Chiến lược giúp nhà đầu tư Phố Wall thắng lớn dù Fed tăng lãi suất cao đến đâu

bởi Juliet
7 Tháng Hai, 2023
0

Chỉ số S&P 500 đã tăng 15% kể từ đầu quý 4 năm 2022 đến nay. So với mức đáy...

VN-Index. Có nên đầu tư chứng khoán?

VCSC: Cuối năm 2023 chỉ số VN-Index sẽ đạt 1.300 điểm, kỳ vọng thị trường phục hồi năm 2024

bởi Juliet
7 Tháng Hai, 2023
0

Trong báo cáo chiến lược đầu tư năm 2023 của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã hạ dự...

TTCK. Đầu tư chứng khoán năm 2023

8/9 năm TTCK đều tăng điểm vào tháng 2, liệu Uptrend có lặp lại?

bởi Juliet
7 Tháng Hai, 2023
0

Chỉ với 16 phiên giao dịch, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) vẫn có tháng 1 đầy khả quan...

Tải thêm

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Banner sàn NordFX - Sàn giao dịch FX tốt
Quảng cáo

Tin tức hot nhất

Phân tích: Chính sách bất động sản và sự thịnh vượng của quốc gia
Bất động sản

Phân tích: Chính sách bất động sản và sự thịnh vượng của quốc gia

bởi Hoài Phong
26 Tháng Ba, 2022
1

...

Xem thêm
Các mã cổ phiếu ngành điện

Danh sách những mã cổ phiếu ngành điện tốt nhất để đầu tư

4 Tháng Ba, 2022 - Cập nhật vào On 3 Tháng Một, 2023
Các mã cổ phiếu ngành dầu khí

Những mã cổ phiếu ngành dầu khí tiềm năng, nên đầu tư nhất

9 Tháng Hai, 2022 - Cập nhật vào On 3 Tháng Một, 2023
Chỉ số VN30 là gì?

VN30 là gì & danh sách cổ phiếu VN30 2023 cập nhật mới nhất

5 Tháng Một, 2022 - Cập nhật vào On 3 Tháng Một, 2023
TOP cổ phiếu ngành thép tốt nhất nên đầu tư. Ngành thép có mã cổ phiếu nào?

Danh sách mã cổ phiếu ngành Thép ít rủi ro nên đầu tư

1 Tháng Một, 2022 - Cập nhật vào On 19 Tháng Ba, 2022

Phân tích Chọn bởi BTV

Phân tích chứng khoán Việt Nam VNI tháng 2/2023
Chứng khoán Việt Nam

Phân tích chứng khoán Việt Nam – VNI đầu tháng 2/2023

1 Tháng Hai, 2023
Phân tích chứng khoán VN - VNI tháng 12/2022
Chứng khoán Việt Nam

Phân tích chứng khoán Việt Nam trung hạn cập nhật 12/2022

21 Tháng Mười Hai, 2022 - Cập nhật vào On 1 Tháng Hai, 2023
Phân tích kinh tế vĩ mô 2023: Chiến lược dài hạn
Phân tích chứng khoán

Phân tích kinh tế vĩ mô 2023: Chiến lược dài hạn

16 Tháng Mười Hai, 2022
Phân tích tổng quan về TTCK Việt Nam tháng 11/2022
Chứng khoán Việt Nam

Toàn cảnh về TTCK Việt Nam tháng 11/2022

26 Tháng Mười Một, 2022
Phân tích chứng khoán Việt Nam 10/2022 - Dự kiến bước vào đợt phục hồi lần 03
Chứng khoán Việt Nam

Phân tích: TT chứng khoán Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn phục hồi lần 03?

4 Tháng Mười, 2022
Cú nảy mèo chết đã hoàn thành, phân tích và đánh giá thị trường 08/2022
Phân tích Bitcoin

Cú nảy mèo chết đã hoàn thành, phân tích và đánh giá thị trường 08/2022

19 Tháng Tám, 2022 - Cập nhật vào On 27 Tháng Tám, 2022

Biên Tập Viên Lựa Chọn

Cách đánh giá coin tiềm năng

Hướng dẫn research, đánh giá 1 đồng coin tiềm năng bằng phân tích cơ bản từ A – Z

7 Tháng Bảy, 2022 - Cập nhật vào On 11 Tháng Bảy, 2022
Những phương pháp định giá coin thường sử dụng

Những phương pháp định giá coin thường sử dụng

5 Tháng Sáu, 2022
Dữ liệu kinh tế tổng quan toàn cầu tới nay

Dự báo kinh tế 2022 – Một năm trầm lắng của thị trường tài chính?

7 Tháng Hai, 2022 - Cập nhật vào On 24 Tháng Tư, 2022
Kết quả đầu tư của bạn đã có sẵn lúc bạn chọn con đường. Thời gian và thị trường chỉ là hành trình

Tư duy và phương pháp đầu tư chứng khoán phải nắm được

29 Tháng Mười, 2021 - Cập nhật vào On 30 Tháng Mười, 2021
RSI là gì & cách vận dụng chỉ số RSI để bắt đáy, đỉnh hiệu quả

RSI là gì & cách vận dụng chỉ số RSI để bắt đáy, đỉnh hiệu quả

29 Tháng Mười, 2021
Tìm hiểu kháng cự hỗ trợ là gì

Vùng kháng cự và hỗ trợ & những sự thật không phải trader nào cũng hiểu

26 Tháng Mười, 2021 - Cập nhật vào On 10 Tháng Mười Hai, 2021

Bài đăng mới nhất

Cơ bản về đầu tư chứng khoán dễ hiểu nhất

7 Tháng Hai, 2023

Cổ phiếu NVL tăng liên tục, ông Bùi Thành Nhơn “bỏ túi” 1.300 tỷ khi trở lại ghế chủ tịch

7 Tháng Hai, 2023

Chiến lược giúp nhà đầu tư Phố Wall thắng lớn dù Fed tăng lãi suất cao đến đâu

7 Tháng Hai, 2023

VCSC: Cuối năm 2023 chỉ số VN-Index sẽ đạt 1.300 điểm, kỳ vọng thị trường phục hồi năm 2024

7 Tháng Hai, 2023

8/9 năm TTCK đều tăng điểm vào tháng 2, liệu Uptrend có lặp lại?

7 Tháng Hai, 2023

Liệu Bitcoin (BTC) có test lại 20K USD không & 5 điều cần biết về Bitcoin trong tuần này

6 Tháng Hai, 2023

Top các Blockchain đáng quan tâm nhất trong năm 2023

6 Tháng Hai, 2023

Đánh giá sàn Huobi: phí giao dịch, ưu nhược điểm từ A-Z

6 Tháng Hai, 2023 - Cập nhật vào On 7 Tháng Hai, 2023

Các thị trường châu Á đang chuẩn bị một tuần nhiều biến động

6 Tháng Hai, 2023

Cuộc đua hai “ông lớn” ngành nhựa, lần đầu BMP vượt NTP ở một chỉ số sau 16 năm niêm yết

6 Tháng Hai, 2023

Nhiều cổ phiếu đối diện với việc cắt margin, rời sàn chứng khoán

6 Tháng Hai, 2023

Chứng khoán vẫn là kênh đầu tư tốt trong năm 2023

6 Tháng Hai, 2023

Sau 7 năm hoạt động, mảng nông nghiệp của Hòa Phát (HPG) hoạt động thế nào?

6 Tháng Hai, 2023

Lợi nhuận quý 4/2022 sàn HOSE giảm kỷ lục trong nhiều năm, đâu là nhân tố chính?

6 Tháng Hai, 2023

Xu hướng Liquid Staking Derivatives (LSD) – Top dự án LSD tiềm năng 2023

5 Tháng Hai, 2023

Loạt dự án DeFi hàng đầu bỗng xuất hiện Trend “Thứ Hai”

4 Tháng Hai, 2023

Top 10 ngân hàng có khối lượng cho vay nhiều nhất năm 2022

4 Tháng Hai, 2023

Bitcoin: Có một cuộc nội chiến đang diễn ra trong cộng đồng Bitcoin

4 Tháng Hai, 2023

SSI: Còn quá sớm để lạc quan về khả năng bứt phá của thị trường năm 2023

4 Tháng Hai, 2023

Petrolimex (PLX): Lợi nhuận ròng quý 4/2022 đạt 1.1 nghìn tỷ, lũy kế cả năm chỉ bằng 1/2 so với 2021

4 Tháng Hai, 2023

Mỹ công bố báo cáo việc làm đáng kinh ngạc, lương phi nông nghiệp tăng lớn nhất kể từ 7/2022

4 Tháng Hai, 2023

Quý “ăn nên làm ra” của doanh nghiệp dược, lần lượt báo lãi lớn quý 4/2022

4 Tháng Hai, 2023

DOGE và SHIB tăng giá yếu, liệu xu hướng meme coin đã chấm hết?

3 Tháng Hai, 2023

City Auto (CTF) doanh thu quý 4 tăng mạnh, song lãi ròng giảm

3 Tháng Hai, 2023

Lợi nhuận trái chiều 2 “ông lớn” ngành bia quý 4/2022, triển vọng ngành trong năm 2023 ra sao?

3 Tháng Hai, 2023

ECB tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, cho biết sẽ tiếp tục “hành động” trong tháng 3

3 Tháng Hai, 2023

“Trùm BOT” Tasco lãi ròng vỏn vẹn 27 tỷ đồng quý 4/2022, doanh thu tài chính giảm mạnh

3 Tháng Hai, 2023

Tỷ phú Charlie Munger: Mỹ nên nối gót Trung Quốc cấm hẳn crypto

3 Tháng Hai, 2023

SSI Research: Cổ phiếu hàng không diễn biến thế nào trong năm 2023?

3 Tháng Hai, 2023

Lợi nhuận của blockchain đến từ đâu? Blockchain nào đang thực sự có “lãi”?

3 Tháng Hai, 2023

Giới thiệu về Dautu.io

Tin tức, kiến thức, phân tích tài chính chất lượng cao – Dautu.io




Dautu.io : Tin tức, kiến thức, tài liệu, hướng dẫn giao dịch: Chứng khoán, Coin, Vàng, Forex và Bất động sản.





Danh mục chính

  • Tin tức
  • Phân tích
  • Chứng khoán
  • Tiền điện tử
  • Forex
  • Bất động sản
  • Vàng
  • Đánh giá
  • Kiến thức
  • Học giao dịch
  • Công cụ

Chủ đề nổi bật

  • Tin nóng
  • Xu hướng
  • Tin tức nổi bật
  • Biên tập viên chọn
  • Phân tích Bitcoin trung hạn
  • Phân tích Forex hàng ngày
  • Phân tích VNI theo tuần
  • Tin cổ tức
  • Chứng khoán cơ bản
  • Thủ tục bất động sản
  • Phân tích chọn bởi BTV
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp và hỗ trợ
  • Pháp lý & bảo mật

© 2023 - Dautu.io - Trang thông tin đầu tư chất lượng cao & nhanh hàng đầu Việt Nam.

Không có kết quả nào
Xem tất cả các kết quả
  • Tin tức
    • Tin tức coin
    • Tin chứng khoán
    • Tin nhanh thị trường – Live
  • Phân tích
    • Phân tích Bitcoin
    • Phân tích chứng khoán
  • Chứng khoán
  • Tiền điện tử
  • Forex
  • Vàng
  • Bất động sản
  • Công cụ
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
    • Danh mục & kế hoạch đầu tư
  • Đánh giá coin
  • Học giao dịch
    • Học trade coin
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Học đầu tư vàng
    • Học trade Forex
    • Học phân tích kỹ thuật
  • Tài khoản
    • Đăng nhập
    • Đăng ký tài khoản
    • Quên mật khẩu
Hướng dẫn sử dụng & hỏi đáp