Nếu bạn đang giao dịch trên sàn Binance, chắc hẳn bạn sẽ thấy sàn giao dịch này có rất nhiều loại lệnh khác nhau: Lệnh Market, lệnh Limit, lệnh Stop Limit… Nhưng cụ thể các lệnh trên Binance khác nhau ra sao, nên dùng trong trường hợp nào? Bài viết dưới đây mình sẽ tổng hợp và hướng dẫn về các loại lệnh trên Binance để bạn biết cách giao dịch và sử dụng nó chính xác nhất nhé.
Nội dung
Hướng dẫn các lệnh trên Binance
Lệnh Market
Lệnh Market hay còn gọi là lệnh thị trường, là lệnh cho phép bạn mua/bán coin ngay lập tức, bởi giá sẽ được khớp ngay với mức giá hiện tại của thị trường.
Trong các lệnh trên Binance hiện nay, thì có thể nói lệnh Market là lệnh duy nhất dành cho những bạn nào muốn mua/hoặc bán coin nhanh nhất, được khớp ngay sau khi đặt. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là giá thị trường luôn thay đổi từng tích tắc, nên nhiều khi giá bạn khớp được có thể đắt hơn giá bạn mong muốn.

Ví dụ như ở hình trên, giá hiện tại đang là 2400. Nếu bạn đặt lệnh, lệnh của bạn sẽ được khớp ngay lớp tức, có thể bằng 2400, hoặc cao hơn hoặc thấp hơn 2400 một chút.
Lệnh Limit
Lệnh Giới hạn cho phép bạn đặt lệnh ở một mức giá cụ thể hoặc tốt hơn. Lệnh Giới hạn mua sẽ được khớp khi giá khớp với giá limit đã đặt hoặc thấp hơn, còn Lệnh Giới hạn bán sẽ được khớp ở mức giá limit đã đặt hoặc cao hơn. Xin lưu ý rằng Lệnh Giới hạn không đảm bảo là sẽ được thực thiện.
Trong các loại lệnh trên Binance, thì lệnh Limit là lệnh được các trader sử dụng nhiều nhất, bởi nó sẽ giúp cho bạn có thể mua/bán được ở mức giá mình ưng ý.
Lệnh Limit sẽ được chia là 2 loại, đó là lệnh Sell Limit (Bán) và lệnh Buy Limit (Mua). Mình sẽ đưa ra ví dụ minh họa về từng lệnh.
– Đối với lệnh Buy Limit:

- Giả sử giá hiện tại đang ở mức A, khi giá tụt xuống thấp hơn hoặc bằng mức giá Limit C (là mức giá bạn mong muốn), thì lệnh của bạn sẽ được khớp (một phần hoặc toàn bộ).
- Còn nếu bạn đặt giá Limit B (mức giá này cao hơn mức giá hiện tại), thì lệnh của bạn sẽ được khớp ngay lập tức theo mức giá A.
Như ví dụ trên hình. Giá đang là 2000. Nếu bạn đặt lệnh MUA LIMIT ở mức giá 1500, thì khi giá giảm xuống ≤ 1500, lệnh của bạn sẽ bắt đầu được khớp. Còn bạn đặt ở một mức giá bất kỳ cao hơn 2000, thì lệnh của bạn sẽ được khớp ngay lập tức.
– Đối với lệnh Sell Limit:

- Ví dụ giá hiện tại đang ở mức A là 2000, bạn có thể đặt lệnh bán Sell Limit ở mức giá B ≥ 3000. Vậy thì khi giá tăng cao hơn hoặc bằng B, lệnh của bạn sẽ được khớp (một phần hoặc toàn bộ).
- Tương tự, nếu bạn đặt mức giá bán Limit thấp hơn mức giá 2000, ví dụ như 1500, thì lệnh của bạn sẽ được khớp ngay lập tức theo mức giá hiện tại (mức A).
Lệnh Stop Limit
Lệnh Stop Limit là một lệnh giống nhưng như lệnh Limit mình vừa giới thiệu ở trên, nhưng khác ở chỗ nó cần điều kiện để kích hoạt lệnh Limit hoạt động.
Mức giá “Điều kiện” chính là giá STOP, đây thường là mức giá kháng cự/hoặc hỗ trợ (thường giá sẽ tăng mạnh sau khi vượt kháng cự, hoặc giảm mạnh sau khi vỡ hỗ trợ). Lúc này lệnh Stop Limit sẽ là một trong các lệnh trên Binance giúp bạn cắt lỗ nhanh chóng, hoặc giúp bạn mua thêm vào trước khi bắt đầu một xu hướng tăng mới.
*** Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn tại: Hướng dẫn đặt lệnh STOP LIMIT Binance
– Ví dụ về lệnh Stop Limit:

Lệnh Stop Market
Lệnh Stop Market cũng tương tự như lệnh Stop Limit, nhưng khác ở chỗ giá sau khi lệnh được kích hoạt là giá Market (giá thị trường), chứ không phải là mức giá Limit.

Ví dụ như trong ảnh trên, giá hiện tại (A) đang ở mốc 2000. Bạn có thể đặt lệnh Stop Market để mua hoặc bán. Giá STOP có thể cao hơn giá hiện tại (B) hoặc thấp hơn giá hiện tại (C). Khi thị trường đạt đến mức giá A và C, thì một lệnh mua/bán Market sẽ được kích hoạt.
*** Lưu ý là giá STOP có thể là giá đánh dấu, hoặc là giá gần nhất ***
Lệnh OCO
Lệnh OCO là lệnh kết hợp giữa 2 lệnh một lúc, một lệnh LIMIT và một lệnh STOP LIMIT. Tuy nhiên nó sẽ chỉ thực hiện được duy nhất một lệnh. Lệnh nào đạt điều kiện trước thì sẽ được thực hiện, và lệnh còn lại sẽ bị hủy.

Như ảnh trên, Bitcoin có hỗ trợ là 38.000 USDT, và kháng cự là 45.000 USDT. Vì vậy mọi người sẽ muốn mua khi giá chạm 38.000 USDT hoặc mua khi giá bật qua mốc 45.000 USDT. Vậy thì lệnh OCO sẽ giúp bạn trong trường hợp này.
- Bạn có thể tham khảo chi tiết: Cách đặt lệnh OCO trên Binance đơn giản, dễ hiểu
Tuy lệnh OCO là một trong các lệnh trên Binance khá phức tạp, nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Nó sẽ giúp bạn có được thời điểm mua bán đẹp nhất: Mua khi giá chạm hỗ trợ hoặc phá kháng cự; Bán khi giá chạm kháng cự hoặc thủng hỗ trợ.
– Ví dụ về lệnh mua OCO trên Binance:

- Giả sử giá hiện tại đang là 2000 (A). Giá STOP (B) phải cao hơn giá hiện tại, và giá LIMIT (C) phải thấp hơn giá hiện tại.
- Lệnh STOP LIMIT (B) sẽ được kích hoạt khi giá tăng lên 3000, và đồng thời lúc đó lệnh LIMIT (C) sẽ bị hủy.
- Lệnh LIMIT (C) sẽ được kích hoạt nếu giá giảm xuống 1500, còn lệnh STOP LIMIT (B) sẽ bị hủy.
– Ví dụ về lệnh bán OCO trên Binance:

- Giá hiện tại đang là 2000 (A), bạn có thể đặt lệnh OCO, với điều kiện giá STOP (C) phải thấp hơn giá hiện tại, và giá LIMIT (B) phải cao hơn giá hiện tại.
- Lệnh STOP LIMIT (C) sẽ được kích hoạt khi giá giảm xuống lên 1500, và đồng thời lúc đó lệnh LIMIT (B) sẽ bị hủy.
- Lệnh LIMIT (B) sẽ được kích hoạt nếu giá tăng lên mức 3000 trở lên, còn lệnh STOP LIMIT (C) sẽ bị hủy.
Lệnh Trailing Stop
Trong các lệnh trên Binance thì lệnh Trailing Stop khó sử dụng nhất, và chỉ xuất hiện ở Binance Future. Nhưng nó lại có nhiều ưu điểm, giúp bạn có thể chốt lời hoặc cắt lỗ theo một tỷ lệ phần trăm nhất định, bảo toàn được lợi nhuận hoặc chống cháy tài khoản.
Lệnh Trailing Stop Binance là lệnh cho phép bạn đặt lệnh thiết lập sẵn theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với giá thị trường. Khi giá thị trường/giá đánh dấu mới nhất đạt đến mức cao nhất/thấp nhất (1 ± Tỷ lẹ Callback) sau khi gửi một lệnh, nó sẽ kích hoạt thực hiện lệnh như một lệnh thị trường.
Khi đó:
- Nếu giá biến động theo hướng có lợi cho bạn, thì lệnh này sẽ chốt lời một phần, và giữ lại một phần giao dịch để bạn tiếp tục theo dõi.
- Lệnh Trailing Stop sẽ không điều chỉnh theo hướng ngược lại. Khi giá biến động theo chiều hướng ngược lại theo một tỷ lệ phần trăm nhất định, lệnh Trailing Stop sẽ đóng theo giá thị trường.
Lưu ý, tỷ lệ Callback là một điều kiện quan trọng để kích hoạt lệnh Trailing Stop. Chỉ cần thỏa mãn điều kiện, nếu tỷ lệ bật lại giá của thị trường cao nhất/thấp nhất ≥ với tỷ lệ callback, thì Trailing Stop sẽ được thực hiện. Bạn có thể lựa chọn tỷ lệ Callback từ 0,1 – 5%.
Để hiểu rõ hơn về một trong các lệnh trên Binance phức tạp này, hãy xem hình minh họa và ví dụ:
– Ví dụ với lệnh Trailing Stop – MUA:

Giả sử giá hiện tại là 2400 (A), lúc này bạn hãy đặt lệnh Trailing Stop để MUA. Giá kích hoạt (B) cần phải ≤ giá hiện tại A. Nếu giá thị trường thấp nhất đã đạt đến hoặc vượt quá B, sau đó hồi lại một tỷ lệ callback (C), thì lệnh mua của bạn sẽ được kích hoạt theo lệnh thị trường (Market).
– Ví dụ với lệnh Trailing Stop – BÁN:

Giả sử giá hiện tại là 2400 (A), lúc này bạn hãy đặt lệnh Trailing Stop để BÁN. Giá kích hoat B cần phải ≥ giá hiện tại (A). Nếu giá thị trường cao nhất đã đạt đến hoặc vượt quá B, sau đó hồi lại một tỷ lệ callback (C), thì lệnh mua của bạn sẽ được kích hoạt theo lệnh thị trường (Market).
Lệnh Take Profit/Stop Loss
Take Profit/Stop Loss hay còn gọi là chốt lời hoặc cắt lỗ. Lệnh này thật ra không khác gì lệnh Market hoặc lệnh Limit minh đã trình bày ở đầu bài. Nó chỉ đơn giản là bạn đặt BÁN ở một mức giá bạn có thể chấp nhận được để thu lợi nhuận, hoặc BÁN ở một mức thua lỗ có thể chấp nhận được (Người ta còn gọi là cắt lỗ).

Chỉ cần lưu ý đối với những bạn đặt lệnh chốt lời hoặc cắt lỗ, đó là bạn sẽ thấy 2 khái niệm giá:
- Giá gần nhất: Hoạt động giống như giá Market, tức là khi giá thị trường đạt chạm mức chốt lời/cắt lỡi, thì lệnh của bạn sẽ được thực thi theo giá thị trường (khớp ngay lập tức, hoặc có thể chênh lệch một chút).
- Giá đánh dấu: Là giá cố định hoặc tốt hơn giá bạn mong muốn, và nó hoạt động hệt như giá Limit.
Trên đây là những tổng hợp của mình về các lệnh trên Binance. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã nắm được rõ về chúng và biết cách áp dụng nhuần nhuyễn để giao dịch hiệu quả, tiết kiệm thời gian nhất có thể. Nếu có gì thắc mắc, hãy để lại comment bên dưới bài viết cho chúng mình biết với nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc bạn đầu tư thành công.