Một tháng sau sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX (FTT), Bitcoin vốn đang di chuyển trong một phạm vi từ $15.500- $17.200, đã cố gắng thoát ra khỏi xu hướng giảm giá khi cán mốc $18.000. Nhưng tình hình lại bắt đầu trở nên tồi tệ hơn, chủ yếu là do tin tức liên quan đến sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới Binance và những nghi ngờ về chất lượng kiểm toán báo cáo về trữ lượng của nó. Vì vậy, ngày 13/12, khách hàng của Binance đã rút tiền với số tiền khoảng 1,9 tỷ đô la – và đây là một trong những giá trị lớn nhất trong những năm gần đây.

Hiện tại, nhiệm vụ chính của các nhà phân tích, nhà đầu tư là xác định xem liệu giai đoạn sideway này chỉ là thời gian nghỉ ngơi của xu hương giảm, hay chúng ta sẽ được chứng kiến chu kỳ tăng giá trở lại? Trong bài viết này, hãy cùng phân tích về tác động của việc tăng lãi suất của Fed đối với ngành công nghiệp tiền điện tử, cũng như tình hình xung quanh Binance và Tether – stablecoin lớn nhất thế giới.
Tình hình xung quanh sàn giao dịch Binance
Hơn một tháng đã trôi qua kể từ sự phá sản của một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, FTX, nhưng đồng thời, sự lo lắng trong cộng đồng không hề thuyên giảm mà chỉ ngày càng gia tăng. Điều này được phản ánh trong việc rút Bitcoin từ các sàn giao dịch sang ví lạnh hoặc đổi lấy tiền tệ fiat. Trong nửa đầu tháng 12, tốc độ rút tiền đã đạt mức kỷ lục 201.650 Bitcoin mỗi tháng, điều chưa từng xảy ra kể từ khi tiền điện tử xuất hiện dưới dạng tài sản đầu tư.
Hơn nữa, một trong những chỉ báo chu kỳ quan trọng, cụ thể là Rủi ro dự trữ (Reserve Risk), có thể được sử dụng để xác định tỷ lệ rủi ro và phần thưởng liên quan đến niềm tin của các nhà đầu tư dài hạn vào Bitcoin. Chỉ báo này có thể mô hình hóa mối quan hệ giữa giá hiện tại của một tài sản và niềm tin của nhà đầu tư vào khả năng tăng giá của tài sản đó trong tương lai. Hiện tại, Reserve Risk vẫn tục giảm, điều này cho thấy sự hoảng loạn trên thị trường vẫn tiếp diễn.

Còn về phía Binance, báo cáo tài chính quá ngắn gọn, thiếu thông tin về nghĩa vụ của Binance đối với bên thứ ba và quan trọng nhất là thiếu thông tin về việc phát hành Binance Coin, cũng như việc sử dụng nó để thực hiện các hoạt động đầu tư khác nhau của công ty. Vì vậy, báo cáo hời hợt được công bố chỉ khiến cộng đồng tiền điện tử tức giận và dẫn đến dòng tài sản trị giá hàng tỷ đô la chảy ra khỏi Binance và khiến các tổ chức trách nhiệm kiểm toán bối rối. (Cụ thể: Mazars Group đã ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các công ty tiền mã hóa, trong đó có Binance, KuCoin và Crypto.com)
Đến thời điểm hiện tại, có lẽ báo cáo dự trữ tiền điện tử vẫn là một chủ đề nhức nhối và do đó, cần có hành động cứng rắn hơn từ các cơ quan quản lý. Ví dụ: Vụ kiện giữa NYAG và Tether đã từng kéo dài nhiều năm với cáo buộc rằng Tether đã in khống USDT nhằm giúp bù đắp khoản lỗ của Bitfinex.

Cuối cùng, theo thỏa thuận đạt được giữa hai bên, ngoài khoản tiền phạt hàng triệu đô la, Tether phải công bố báo cáo hàng quý để đảm bảo rằng stablecoin của họ là đáng tin cậy.
Thời gian trước, báo cáo kiểm toán đầu tiên của Tether được đưa ra một cách vụng về và là một tài liệu chỉ chứa hai biểu đồ trong đó không có thông tin đầy đủ về dự trữ của Tether. Theo thời gian, chất lượng của các báo cáo của Tether đã dần được cải thiện hơn.
Vì vậy hãy cùng hi vọng rằng, các lãnh đạo của của ngành công nghiệp tiền điện tử sẽ chủ động thuê các công ty kiểm toán uy tín nhất, cho phép họ tiếp cận đầy đủ các hoạt động của mình. Điều này sẽ chứng minh cho mọi người thấy rằng ngành công nghiệp tiền điện tử đã đi một chặng đường dài trong quá trình phát triển và chứng minh cho các cơ quan quản lý ở Hoa Kỳ và Châu Âu rằng họ sẵn sàng hợp tác để tăng mức độ tin tưởng của mọi người đối với tiền điện tử.
Tác động của việc tăng lãi suất của Fed đối với Bitcoin
FED đang đối phó với lạm phát thông qua việc tiếp tục tăng lãi suất. Nhưng giống như bất kỳ quyết định nào, đều có những hậu quả tích cực và tiêu cực. Mặt trái của việc tăng lãi suất của Fed là giá tiền điện tử tiếp tục giảm và tiếp tục gây áp lực giảm giá lên thị trường chứng khoán khi các nhà giao dịch và nhà đầu tư tìm cách phòng ngừa rủi ro suy thoái kinh tế.
Vào năm 2022, biểu đồ lịch sử của Bitcoin cho thấy giá của nó đã giảm hơn 8% trong hầu hết các trường hợp kể từ cuộc họp của FOMC – khi có quyết định tăng lãi suất được đưa ra. Đặc biệt giá Bitcoin giảm đáng kể xảy ra vào tháng 5 và tháng 6 khi nó giảm hơn 20%. Lời giải thích hợp lý cho xu hướng này là sự hấp dẫn đầu tư ngày càng tăng của các tài sản như trái phiếu kho bạc ( US10Y ) ( US2Y ), với lợi suất đã tăng đáng kể trong những quý gần đây.
Một xu hướng tương tự đã xảy ra trong khoảng thời gian 2017 – 2018. Điều này càng củng cố thêm khẳng định rằng, việc tăng lãi suất của Fed sẽ tác động tiêu cực đối với những tài sản có mức độ rủi ro cao.
Vào ngày 14 tháng 12 năm 2022, Jerome Powell đã tuyên bố như sau trong một cuộc họp báo.
“Lạm phát sẽ không giảm nhanh như vậy, vì vậy chúng tôi sẽ phải duy trì lãi suất ở mức cao như hiện tại, hoặc chúng tôi có thể phải tăng lãi suất cao hơn để đạt được mục tiêu mà chúng tôi muốn.”
Những người tham gia FOMC mong đợi việc tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt vào năm 2023 và lãi suất của Fed có thể vượt quá 5% – đây là mức kỷ lục trong những thập kỷ gần đây.
Do đó, ở thời điểm này – vẫn chưa quá rõ ràng về hành động của FED. Tiền tiện tử trong những tuần tới chắc chắn sẽ có sự biến động ít nhiều, và quyết định đúng đắn nhất lúc này có lẽ là giảm số lượng giao dịch của bạn lại – cho đến khi hình thành một xu hướng rõ ràng hơn. Một xu hướng luôn xuất hiện ở sau một cơn bão dành cho tiền điện tử. Theo dự đoán cá nhân, những áp lực từ Fed lên giá Bitcoin vẫn còn duy trì trong 2 quý tới, vì vậy tôi dự đoán đáy giá Bitcoin sẽ nằm trong khoảng $12,700-$13,600 và sẽ xảy ra vào đầu năm 2023.
– Phân tích của Nathan Aisenstadt –