Là một nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) đã hoạt động khá lâu trên thị trường tiền điện tử với những tính năng độc đáo và thu hút nhiều nhà đầu tư. Bancor đã chứng minh được giá trị của mình khi đồng BNT của nó lọt top 150 coin có vốn hóa lớn nhất thế giời. Vậy Bancor – BNT coin là gì, có nên đầu tư vào dự án này hay không, ưu nhược điểm như thế nào thì chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích ngay sau đây.
Nội dung
- 1 BNT coin là gì, có nên đầu tư không?
- 1.1 Bancor network là gì?
- 1.2 BNT coin là gì?
- 1.3 Ai là người sáng lập ra Bancor (BNT)?
- 1.4 Đặc điểm nổi bật của dự án BNT coin là gì?
- 1.5 Diễn biến giá của BNT coin
- 1.6 Có nên đầu tư Bancor – BNT coin không?
- 1.7 Nhược điểm của BNT coin là gì?
- 1.8 Mua đồng Bancor (BNT) ở đâu, sàn nào?
- 1.9 Ví/wallet lưu trữ token BNT
BNT coin là gì, có nên đầu tư không?
Bancor network là gì?
Bancor được xây dựng từ năm 2016 và được cho ra mắt vào 2017, Bancor được xây dựng trên nền tảng của Ethereum nhưng nó có thể được triển khai trên bất kỳ blockchain hỗ trợ hợp đồng thông minh nào chứ không chỉ riêng Ethreum.
Trải nghiệm người dùng thông thường khi đặt cược trên DEX như sau: Bạn muốn kiếm được lợi nhuận từ các token mà bạn sở hữu. Bạn đặt các token vào một nhóm thanh khoản và tiền của bạn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch và kiếm phí từ các nhà giao dịch.
Các token của bạn có thể tăng hoặc giảm giá – sự biến động đó khuyến khích giao dịch tạo ra phí. Nhưng sự biến động tương tự đó cũng có thể làm mất giá trị tài sản của bạn (mất mát vô thường). Bởi vì khi các token của bạn tăng giá, chúng có thể tự động được bán với giá chiết khấu hoặc được mua với giá tăng cao, dẫn đến việc bạn mất tiền thay vì kiếm được.
=> Với Bancor: nền tảng này đã thiết kế một hệ thống được gọi là “Safe Staking” (đặt cược an toàn) để bảo vệ các khoản nắm giữ của bạn bất kể token của bạn tăng giảm như thế nào, vì vậy bạn có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn từ các token đã đặt cọc của mình với ít rủi ro hơn.
- Bạn sẽ đặt token bạn yêu thích vào Bancor mà không phải chia 50/50 nữa, bạn có thể kiếm tiền với 100% lợi nhuận thuộc về bạn, không cần chia sẻ cho người khác.
- Bảo vệ tiền của bạn: Bảo vệ 100% khỏi mất mát vô thường.
- Phí cộng gộp tự động: phí giao dịch trên Bancor sẽ tự động được cộng lại vào tiền đặt cược của bạn, cộng gộp vào số tiền kiếm được của bạn.
- Phần thưởng: kiếm được phần thưởng là BNT token cũng được bảo vệ khỏi tổn thất vô thường.
Mạng Bancor là một trong những DEX (sàn giao dịch phi tập trung) tiên phong trong không gian tiền điện tử, cho phép các nhà giao dịch hoán đổi gần 10.000 cặp token ERC-20 và EOS một cách dễ dàng.
BNT coin là gì?
***BNT là viết tắt của từ Bancor Network Token.
Phần thưởng đặt cược BNT là một cải tiến để khuyến khích người dùng cung cấp tính thanh khoản cho mạng lưới. Cơ sở để thêm đặt cược là Bancor cần thanh khoản để giảm phí cho các nhà giao dịch, đồng thời tăng khối lượng giao dịch và phí mạng tổng thể. Bằng cách cung cấp cho người dùng một động lực để bổ sung tính thanh khoản cho mạng lưới, Bancor kỳ vọng tính năng mới này sẽ giúp cho mạng lưới của mình phát triển hơn nữa.
Ngoài phần thưởng quản trị và đặt cược, BNT còn được sử dụng làm “token trung gian” giữa các nhóm thanh khoản để cho phép kết nối mạng thông suốt giữa các blockchain trong giao dịch.
Ví dụ: nếu bạn muốn hoán đổi DAI của mình cho BAT, đường dẫn sẽ là DAI thành BNT đến BAT, tuy nhiên, điều này không hiển thị trên giao diện nên người dùng có thể không biết hoặc không nhìn thấy.
- Mã giao dịch: BNT
- Blockchain: Ethereum
- Contract: 0x1f573d6fb3f13d689ff844b4ce37794d79a7ff1c
- Kiểu token: Utility token (Token tiện ích).
- Tiêu chuẩn token: ERC-20.
- Nguồn cung tối đa: vô hạn
- Nguồn cung lưu hành: 209,580,674
- Giá BNT coin hôm nay: $ 0.593837
Ai là người sáng lập ra Bancor (BNT)?
Bancor được đồng sáng lập bởi Guy Benartzi và Galia Benartzi, giám đốc công nghệ là Yudy Levi, trong đó:
- Galia Benartzi: từng là phó chủ tịch phát triển kinh doanh của Mytopia trong hơn 3 năm, đồng sáng lập và là giám đốc điều hành của Particle Code Inc, đối tác của Founders Fund. Hiện tại thì Galia Benartzi đang phụ trách mảng kinh doanh của dự án Bancor.
- Guy Benartzi:đồng sáng lập và là CEO của dự án Bancor, đã bắt đầu tiếp xúc với blockchain từ năm 2011, là một doanh nhân công nghệ với nhiều năm kinh nghiệm. Từng là CEO của Mytopia, người sáng lập của Particle Code.
- Yudy Levi: Trưởng bộ phận công nghệ tại Bancor, từng làm kiến trúc sư trưởng tại Mytopia, đồng sáng lập và CTO của AppCoin, CTO của Ecko Code, kiến trúc sư trưởng tại Particle Code.

Hỗ trợ nhóm với tư cách cố vấn là một số chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực này, bao gồm nhà đầu tư VC nổi tiếng Tim Draper và Chủ tịch Hội đồng quản trị của Quỹ Bitcoin, Brock Pierce. Trong Hội đồng thành lập có Tiến sĩ Bernard Lietaer với tư cách là Kiến trúc sư trưởng về tiền tệ. Tiến sĩ Lietaer đôi khi được gọi là “Kiến trúc sư của đồng Euro” vì ông là người thiết kế khái niệm tiền tệ châu Âu.
Đặc điểm nổi bật của dự án BNT coin là gì?
-
Giao thức Bancor nhằm mục đích trở thành một tiêu chuẩn mới mà theo đó các token ERC20 sẽ được trao đổi. Sử dụng hợp đồng thông minh, giao thức kết nối với mạng thanh khoản, cung cấp cho mạng tính thanh khoản nhất quán, loại bỏ nhu cầu về người mua hoặc người bán.
-
Giá được tính toán lại bằng cách sử dụng Công thức Bancor, được sử dụng để duy trì sự cân bằng giữa trình kết nối và hợp đồng thông minh.
-
Giao thức Bancor được coi là một bước tiến mang tính cách mạng trong không gian tiền điện tử do khả năng cho phép chuyển đổi coin mà không cần phải khớp hai bên, là nền tảng đi đầu trong tài chính phi tập trung Defi.
-
Bancor sử dụng một phương pháp tính giá theo công thức được gọi là token “kết nối”, cho phép kết nối nhiều loại token mà không cần phải khớp trực tiếp hai bên của giao dịch. Các trình kết nối này đang tạo ra một tiêu chuẩn cho token hợp đồng thông minh có thể lập trình để sử dụng trong hệ sinh thái DeFi.
-
Giải quyết vấn đề mất mát vô thường (ILP – Impermanent Loss Protection): phần lớn các Automated Market Maker (nhà tạo lập thị trường tự động) hiện nay trên thị trường vẫn chưa thể giải quyết vấn đề mất mát vô thường khi các nhóm thanh khoản xảy ra sự biến động lớn của cặp giao dịch nào đó. Bancor sẽ triển khai công cụ bảo vệ thanh khoản được tích lũy bởi các nhà cung cấp thanh khoản và hoạt động như một bảo hiểm tổn thất vô thường được cải thiện theo thời gian.
-
Bancor cung cấp tính thanh khoản phi tập trung tự động cho bất kỳ token nào, dù là những coin vốn hóa nhỏ. Tính thanh khoản tự động được cung cấp bởi các hợp đồng thông minh, sử dụng hệ thống cân bằng tự động để đảm bảo giảm thiểu tổn thất vô thường khi giá trả cho mỗi token tăng lên khi quy mô của đơn đặt hàng tăng lên và giảm khi nhóm thanh khoản tăng về quy mô.
-
Bancor đã tổ chức ICO vào ngày 12/6/2017, huy động được 153 triệu USD chỉ trong 3giờ. Đợt ICO hôm đó đã bán được khoảng 40 triệu token BNT với giá trung bình là 3,86 USD.
-
Sau nhiều lần nâng cấp thì Bancor đã ra version 3 với những lợi ích cho người dùng như: giảm phí giao dịch, cho phép tất cả các giao dịch trên mạng diễn ra trong một giao dịch duy nhất, cho phép gửi tiền không giới hạn, phần thưởng cộng gộp tự động…
Diễn biến giá của BNT coin
Cùng xem lại diễn biến giá của BNT trong vài tháng trở lại đây:
+ Khi bắt đầu ICO vào tháng 6/2017, giá của BNT là 3,86 USD tuy nhiên sau khi lên sàn thì giá của BNT lại giảm có khi chỉ còn khoảng 1,6 USD.
+ Mãi cho tới tháng 11/2017, giá của BNT mới có sự bùng nổ khi tăng mạnh và đến tháng 1/2018 BNT có lúc đã lên tới hơn 10 USD.
+ Tuy nhiên đó lại là đỉnh mà cho tới nay BNT đã không thể vượt qua dù sang năm 2021 nhiều coin đều đạt đỉnh cao nhất mọi thời đại giống như Bitcoin. Chỉ trong 3 tháng kể từ khi vượt lên trên 10 USD thì giá của BNT lại chỉ còn khoảng 2,16 USD (giảm 80%).
+ Dù cho sau đó BNT có một lần phục hồi lên trên 5 USD nhưng chỉ kéo dài được 1 tháng rồi giá của BNT lại bước vào thời kỳ downtrend dài hạn. Cho tới 2020 thì giá của BNT có lúc chỉ còn khoảng 0,17 USD.
+ Sang năm 2021, giá của BNT có phục hồi, có lúc lên tới hơn 9 USD nhưng sau đó lại không thể tiếp tục phá vỡ đỉnh năm 2018 mà giảm dần dù cho có chịu chút sự ảnh hưởng của giá Bitcoin nhưng kể từ tháng 3/2021 trở đi thì xu hướng down tren của BNT là khá rõ rệt. Kết thúc năm 2021, giá của BNT dừng lại ở mức 3,3 USD.
+ Giá của BNT hiện tại là: $ 0.593837
Có nên đầu tư Bancor – BNT coin không?
Để biết có nên đầu tư vào Bancor (BNT) hay không, chúng ta sẽ phải xem xét lại những ưu nhược điểm của dự án này.
Ưu điểm của BNT coin là gì?
♥ Đã hoạt động khá lâu và thường xuyên phát triển, nâng cấp để trở lên tốt hơn với nhiều tính năng mới, độc đáo.
♥ Bancor sử dụng các hợp đồng thông minh mà qua đó các giao dịch được thực hiện tự động, giúp loại bỏ các khoản tiền gửi và nhu cầu tin cậy giữa các bên thứ ba.
♥ Bancor sử dụng một mô hình độc đáo không có giá thầu, yêu cầu, nhà tạo lập thị trường hoặc người đánh giá
♥ Có một số lượng đáng kể token chuẩn ERC20 được hỗ trợ trên mạng Bancor
♥ Bancor đã cho ra mắt thành công Bancor V3
Nhược điểm của BNT coin là gì?
♦ Biến động mạnh, rủi ro khi đầu tư là khá cao
♦ Vào 19/6/2022 vừa rồi thì Bancor đã tạm dừng tính năng bảo vệ khỏi mất mát vô thường (Impermanent Loss Protection) với lý do là “điều kiện thị trường khắc nghiệt”, điều này khiến cho Bancor bị chỉ trích vì đã tạm dừng ILP khi các Liquidity Provider cần nó nhất.
♦ Không có hỗ trợ tiền pháp định ví dụ như USD, VND, JPY
♦ Không có nền tảng giao dịch nào được cung cấp, giao diện bao gồm một hộp đặt hàng đơn giản. Các nhà giao dịch buộc phải sử dụng nền tảng giao dịch của bên thứ 3.
♦ Giao dịch ký quỹ không được hỗ trợ như một số đối thủ cạnh tranh của nó.
♦ Bancor từng bị hacker tấn công vào ngày 9/7/2018 khiến cho 13,5 triệu USD bị đánh cắp. Thực tế thì hacker đã đánh cắp 13,5 triệu USD cộng thêm 10 triệu USD đồng BNT nhưng nền tảng này đã lấy lại được số tiền này giúp giảm thiệt hại. Bancor tuyên bố rằng không có ví của người dùng nào bị xâm phạm bởi cuộc tấn công. Một số người trên Twitter, bao gồm cả người sáng tạo Litecoin, Charlie Lee đã tuyên bố rằng phản hồi của Bancor chứng tỏ nó không thực sự phi tập trung.
♦ Phải cạnh tranh với các sàn DEX hàng đầu khác trong khi Bancor chưa thực sự được đánh giá cao về khả năng bảo mật cũng như tính năng mà Bancor cung cấp.
Mua đồng Bancor (BNT) ở đâu, sàn nào?
Có khá nhiều sàn giao dịch để bạn lựa chọn để giao dịch vởi BNT như: Binance, FTX, Bithumb, Coinbase, Kucoin, Uniswap, Huobi…
Ví/wallet lưu trữ token BNT
Một số ví/wallet để bạn lưu trữ token BNT thay vì lưu ngay trên các sàn giao dịch như Ledger, Trustwallet, Coinbase, Atomic hay metamask…
♦ Bancor là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được phát triển trên nền tảng Ethereum, nó có thể được triển khai trên bất kỳ blockchain hỗ trợ hợp đồng thông minh nào chứ không chỉ riêng Ethereum.
♦ Bancor là nền tảng đã tạo ra mạng lưới AMM đầu tiên trên blockchain.
♦ Bancor có một hệ thống an toàn đặt cược “Safe Staking” để bảo vệ người dùng khỏi mất mát vô thường nhưng đã tạm dừng hoạt động vào tháng 6/2022 vừa qua.
♦ Giá của BNT có biến động khá mạnh và rủi ro khi đầu tư là khá cao
♦ Thời điểm hiện tại, BNT coin có giá $ 0.593837, vốn hóa $ 124.61 M, xếp hạng vốn hóa 227
- Đầu tư coin như thế nào? Hướng dẫn từ A-Z
- Lựa chọn phương pháp đầu tư coin cho bản thân
- 5 lời khuyên cho nhà đầu tư coin phải nhớ
Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu Bancor – BNT coin là gì cũng như những ưu nhược điểm và tiềm năng phát triển của dự án tiền ảo này. Nếu như bạn có gì muốn giải đáp, hãy để lại comment để được giải đáp trong vòng 24h hoặc chia sẻ quan điểm cá nhân của bạn. Chúc bạn có lựa chọn đầu tư chính xác và thành công.