Khi tìm hiểu về các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) thì thuật ngữ AMM (Automated Market Maker) là một thuật ngữ mà có thể rất nhiều bạn không hiểu hoặc hiểu chưa thực sự chính xác. Vậy hôm nay, dautu.io sẽ giúp các bạn giải đáp chính xác AMM – Automated Market Maker là gì cũng như những nền tảng sử dụng AMM tốt nhất hiện nay.
Nội dung
AMM – Automated Market Maker là gì?
AMM – Automated Market Maker là gì?
Vì AMM tính toán tự động giá của coin/token nên nó sẽ khớp lệnh ngay lập tức. Bạn sẽ thấy được giá của coin/token ngay khi đặt lệnh và nếu bạn ok với giá đó thì chỉ cần xác nhận là xong.
AMM lần đầu tiên được ra mắt cộng đồng tiền điện tử vào năm 2017 là Bancor, sau đó là Kyber Network (2018) nhưng mà nền tảng áp dụng AMM thành công nhất phải kể tới đó là Uniswap (11/2018).
Vậy AMM hoạt động cụ thể như thế nào thì chúng ta sẽ sang phần tiếp theo.
AMM – Automated Market Maker hoạt động thế nào?
Đối với một sàn DEX hoạt động dựa theo AMM thì các bạn có thể hiểu cách hoạt động của nó đơn giản như sau:
Đầu tiên là coin bạn muốn giao dịch phải có mặt trong một pool thanh khoản (Liquidity Pool) nào đó trên nền tảng, ví dụ như pool ETH/USDT, pool USDC/ETH, DAI/USDC, MATIC/ETH…
Sau đó khi bạn muốn mua ETH bằng USDT chẳng hạn, bạn sẽ tiến hành “Swap” (hoán đổi) trên sàn, sau khi bạn nhập vào số lượng USDT hoặc ETH bạn muốn hoán đổi thì thuật toán của AMM sẽ tự động tính ra số tiền mà bạn cần phải có để mua ETH, nếu bạn chấp nhận mua với giá đó thì bạn xác nhận rồi đợi ETH về ví của bạn.
***Lưu ý: trước khi mua thì bạn cần kết nối ví của bạn với nền tảng AMM vì các giao dịch sẽ diễn ra trực tiếp giữa ví của người dùng với nhau***
Vậy ETH mà bạn vừa mua được là ở đâu ra? Thực chất thì số ETH mà bạn mua được sẽ lấy từ Liquidity Pool của cặp ETH/USDT. Sau khi tiến hành Swap thành công, nền tảng AMM sẽ tự động chuyển USDT của bạn vào Pool ETH/USDT rồi sau đó mới gửi ETH từ pool này đến ví của bạn.
Đối với AMM, bạn sẽ không cần phải dùng sổ lệnh rồi nhập giá đặt sau đó chờ khớp mà giá sẽ ngay lập tức được tính toán khi bạn muốn mua một coin/token nào đó. Nếu bạn chấp nhận giá này thì giao dịch sẽ được diễn ra dựa trên hợp đồng thông minh.
Vậy Liquidity Pool là gì, số tiền được khóa trong Liquidity Pool lấy từ đâu ra thì chúng ta lại sang phần tiếp theo.
Liquidity Pool trong AMM là gì?
Liquidity Pool hay có thể gọi là bể thanh khoản/pool thanh khoản, là một nơi chứa các cặp tiền điện tử để cung cấp thanh khoản cho các giao dịch trên các sàn DEX AMM. Nghĩa là khi có phát sinh giao dịch swap với pool nào thì coin/token từ pool đó sẽ được lấy ra để trả cho người mua.
Trong Liquidity Pool, các cặp tài sản phải đảm bảo có giá trị bằng nhau khi tính theo USD. Ví dụ ETH đang có giá 1000 USD, trong Pool ETH/USDT đang có 5 ETH thì => USDT phải có trong pool phải là 5*1000 = 5000 USDT.
Tiền được chứa trong các Pool thanh khoản được cung cấp bởi các nhà cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider – LP). Đổi lại của việc đem coin/token của mình vào pool thì các LP sẽ nhận được lợi nhuận từ phí giao dịch trên nền tảng.
Ví dụ cụ thể: Bạn muốn trở thành LP của pool ETH/USDT, bạn sẽ cần phải gửi một lượng ETH và USDT có giá trị ngang nhau vào Pool. Giả sử giá ETH đang là 1000 USD, USDT là stablecoin có giá trị bằng USD, giờ bạn muốn thêm 3 ETH vào Pool thì bạn cũng phải có 3000 USDT để gửi vào cùng để có thể trở thành LP của Pool.
% lợi nhuận mà bạn nhận được sẽ khác nhau tùy vào số tiền bạn gửi vào và tùy từng pool nữa. Pool nào có giao dịch nhiều sẽ thu được nhiều phí giao dịch hơn và lợi nhuận của các LP sẽ cao hơn.
=> Các bạn xem thêm: Liquidity Pool là gì để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của nó.
Công thức tính giá của AMM là gì?
Như đã nói ở trên, giá của tiền điện tử trên các sàn giao dịch sử dụng AMM sẽ được tính toán một cách tự động bởi thuật toán. Tuy nhiên công thức tính của nó có chút khác biệt giữa các nền tảng với nhau.
Dưới đây là công thức tính của sàn Uniswap – sàn AMM hàng đầu hiện nay:
X * Y = K
- X là số lượng của một token trong Liquidity Pool
- Y là số lượng của một token còn lại trong Liquidity Pool
- K là một hằng số cố định cho thấy tổng hoặc lượng tài sản không đổi trong Pool của cặp token đó.
Ví dụ cụ thể như sau:
Trong 1 pool của cặp ETH/USDT hiện đang có 100 ETH và 150.000 USDT (1 ETH lúc này đang có giá trị 1500 USD), vậy thì X ở đây là 100 ETH còn Y ở đây là 150.000 USDT, K = 100 * 150.000 = 15 triệu.
Lưu ý: K có thể sẽ tăng lên khi có người thêm thanh khoản cho Pool nhưng vì khi thêm thanh khoản thì phải thêm giá trị ngang nhau với cả 2 loại token của pool nên dù K tăng lên thì công thức tính vẫn không bị ảnh hưởng bởi x và y cũng tăng lên với tỷ lệ tương tự.
Bây giờ có người muốn mua 10 ETH bằng USDT từ Pool ETH/USDT, thì đồng nghĩa với việc số lượng ETH giảm còn số lượng USDT tăng lên. Thuật toán AMM sẽ tự động tính lại khoản tiền mà người đó cần phải trả để mua được 10 ETH như sau:
(100 – 10) ETH * (150.000 + Y) = 15.000.000
=> (150.000 + Y) = 15.000.000/90 = 166.666,67
=> Y = 166.666,67 – 150.000 = 16.666,67
Vậy thì để mua được 10 ETH từ Pool, người mua sẽ phải trả một khoản tiền là 16.666,67 USDT (đồng nghĩa với việc giá của ETH đã tăng lên 1.666,67 USD).
Vậy sau khi giao dịch thành công thì trong Pool sẽ có 90 ETH và 166.666,67 USDT.
Đây chỉ là ví dụ của AMM trên sàn Uniswap, với các sàn như Bancor, Curve hay Kyber thì cách tính có chút phức tạp hơn.
Ưu nhược điểm của AMM – Automated Market Maker là gì?
TOP các nền tảng AMM hàng đầu hiện nay
Những sàn giao dịch phi tập trung sử dụng AMM hàng đầu hiện nay phải kể tới đó là:
Sàn Uniswap
Uniswap là một sàn giao dịch AMM khá thành công cho tới hiện tại khi tổng giá trị bị khóa (TVL) ngày càng tăng trên nền tảng và khối lượng giao dịch cũng luôn nằm trong top đầu. Với phiên bản Uniswap 3.0, Uniswap đã có những cải tiến và khắc phục những vấn đề của version trước đó và giới hạn các Stablecoin chỉ được giao dịch trong khoảng 0,99 -1,01 USD.
Sàn Pancakeswap
Nếu như Uniswap được xây dựng trên blockchain của Ethereum thì Pancakeswap được xây dựng trên Binance Smart Chain. Về cách hoạt động thì 2 sàn Uniswap và Pancakeswap khá giống nhau, điểm khác biệt lớn nhất có lẽ là sàn Pancakeswap có phí giao dịch rẻ hơn so với Uniswap.
Curve Finance
Curve Finance (CRV) hoặc Curve là một sàn giao dịch phi tập trung dành cho các stablecoin. Curve thực hiện các hoạt động tương tự như những hoạt động được thực hiện bởi Uniswap ngoại trừ việc Curve tập trung vào các tài sản có giá trị ngang bằng 1:1 với các đơn vị tiền tệ quốc gia như USD chẳng hạn. Curve đã trở nên phổ biến trong số các nhà giao dịch stablecoin và được các Liquidity Provider lựa chọn nhằm mục đích giảm mức trượt giá tối thiểu để giảm thua lỗ.
Không chỉ vậy, Curve cung cấp một giao diện đơn giản và một số hợp đồng thông minh an toàn nhất trong toàn bộ hệ sinh thái DeFi. Mọi người có thể tìm thấy những stablecoin trên Curve như DAI, USDC, USDT, BUSD…hoặc các cặp BTC (RenBTC, WBTC và HBTC)…
Sàn Balancer
Là một AMM cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo hoặc thêm thanh khoản vào các nhóm giao dịch trong khi vẫn kiếm được phí giao dịch có thể tùy chỉnh. Pool Balancer có thể có tối đa 8 token và mỗi token có thể có tỷ trọng khác nhau trong pool, miễn là tỷ trọng mỗi token chiếm ít nhất 2% trong tổng số token trong pool là được.
Ngoài ra còn một số AMM đáng chú ý khác như Sushiswap và Bancor.
Qua đây, mong rằng các bạn đã hiểu AMM – Automated Market Maker là gì cũng như những ưu nhược điểm của AMM đối với DeFi. Nếu như bạn còn câu hỏi gì muốn thắc mắc, cứ để lại comment phía dưới để được giải đáp trong vòng 24h.