Trong Chương trình Gõ cửa tháng mới của Chứng khoán SSI tổ chức mới đây, bà Hoàng Việt Phương – Giám đốc SSI Research đã có những chia sẻ liên quan đến từng tiêu chí của mỗi ngành.
Với nhóm Bất động sản trong bối cảnh dòng vốn có nhiều khó khăn như hiện nay, dòng tiền mà một chỉ tiêu được quan tâm. Theo bà Phương, dòng tiền luôn là một yếu tố đáng chú ý trong mọi thời điểm. Quý 4 là thời điểm dòng tiền đóng vai trò quan trọng.
“Bởi vì hiện tại đầu ra của thị trường BĐS đang rất trầm lắng cho nên việc các doanh nghiệp BĐS có khả năng tiếp tục duy trì tồn tại ở thời điểm hiện tại hay không trong bối cảnh khả năng bán hàng và thu tiền tương đối khó khăn. Rõ ràng là dòng tiền thể hiện sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, liệu có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này trong cái giai đoạn tiếp để có thể quay trở lại chu kỳ mới của BĐS hay không”, bà Phương giải thích.
Bên cạnh đó, một chỉ tiêu khác cũng được quan tâm đó là khoản khách hàng trả trước trên BCTC của các công ty địa ốc. Đây là nguồn phản ánh doanh thu của công ty trong tương lai.

Ngành ngân hàng bà Phương gợi ý chỉ số để nhà đầu tư quan tâm đó là tỷ lệ nợ xấu. Đây là rủi ro lớn nhất mà nhiều nhà đầu tư có thể nhìn thấy.
Đánh giá về thời điểm hiện tại, bà Phương cho rằng điểm đáng lo ngại hiện hữu nhất là thị trường BĐS trầm lắng và thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Hai thị trường liên quan đến các khoản vay của ngân hàng và triển vọng sắp tới của ngân hàng vì phải cần một thời gian để các khoản vay chuyển hóa thành nợ xấu.
Một chỉ số tài chính được quan tâm khác đó là tỷ lệ bao nợ xấu. Vị chuyên gia giải thích, tỷ lệ bao nợ xấu tức là các ngân hàng ngay trước đó đã tiến hành trích lập dự phòng trước. Ngân hàng để lại một phần lợi nhuận dự phòng rủi ro trong tương lai. Ngân hàng có tỷ lệ bao nợ xấu cao, họ đã chuẩn bị khá kỹ càng để có thể đón nhận những làn gió chướng sắp tới.
Phải nói thêm về triển vọng nhóm cổ phiếu ngân hàng, bà Phương đánh giá đây là ngành thường đi chậm hơn so với chu kỳ kinh tế.
“Nghĩa là khi mà chúng ta cảm thấy khó khăn, kết quả kinh doanh của Ngân hàng sẽ cần thời gian để nó chậm dần lại, tức là sẽ thể hiện sau khi mà nền kinh tế khó khăn một thời gian. Cũng như vậy khi mà bắt đầu một cái chu kỳ mới tăng trưởng trở lại, ngân hàng cũng cần một khoản thời gian dài để có thể tăng trưởng lợi nhuận trở lại.
Tôi lấy ví dụ như là trong chu kỳ trước chẳng hạn, rõ ràng là chúng ta đang có một cái thời kỳ rất khó khăn tầm 2011-2012. Tuy nhiên, các ngân hàng phải cần đến khoản năm 2016-2017 lúc đó lợi nhuận của các ngân hàng mới bắt đầu cất cánh được”, bà Phương chia sẻ.
Xem thêm: