Trong báo cáo chiến lược năm 2023 mới công bố, chứng khoán BSC cho rằng, một số yếu tố thuận lợi có thể tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ nhất, Chính phủ tập trung tháo gỡ các nút thắt trên thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu khơi thông dòng vốn mang lại sự ổn định cho cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và TTCK nói chung.
Thứ hai, mặt bằng định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn ở vùng giá thấp trong nhiều năm.
Thứ ba, kinh tế vĩ mô trong nước ổn định, các động lực tăng trưởng định hình sau dịch dư địa chính sách tài khóa còn lớn hỗ trợ đà tăng trưởng quanh mức sản lượng tiềm năng của các năm trước dịch.
Thứ tư, nhà đầu tư nước ngoài đã quay lại mua ròng rõ rệt trong tháng 11 và 12 năm 2022 và có thể duy trì trạng thái mua ròng năm 2023 là tiền đề kéo dòng vốn nội quay trở lại thị trường.
Ngoài những yếu tố thuận lợi đó, BSC cho rằng rủi ro không chỉ đến từ bên ngoài mà cả nội tại của nền kinh tế và lưu ý ở một yếu tố. Về quốc tế, ngân hàng trung ương duy trì lãi suất cao ảnh hưởng đến đà tăng trưởng kinh tế và khả năng suy thoái với lạm phát cao. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị và biến động của giá hàng hóa.
Yếu tố rủi ro trong nước là môi trường lãi suất cao, hoạt động xuất khẩu thu hẹp, tình trạng thất nghiệp có nguy cơ gia tăng và lạm phát kỳ vọng cao và thị trường đầu tư đạt đỉnh và cần thời gian dài để có thể ổn định.

Kết luận, BSC đánh giá, các yếu tố tác động đến triển vọng TTCK 2023 trên cơ sở xem xét các khía cạnh như:
- Môi trường kinh tế và triển vọng kinh tế vĩ mô;
- Nội tại thị trường, bao gồm định giá cổ phiếu thấp, nỗ lực nâng hàng TTCK, nhà đầu tư cá nhân tăng cả chất và số lượng và lộ trình cổ phần hóa thoái hóa vốn.
- Các dòng vốn gồm sự kiện Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, xu hướng tích lũy đầu tư gia tăng, tỷ giá USD/VND duy trì ổn định.
- Triển vọng kinh tế thế giới;
- Các vấn đề khác.
Công ty chứng khoán dự báo LNST của các cổ phiếu từng ngành đóng góp thị trường theo tỷ trọng dự kiến năm 2023. Các cổ phiếu dự báo tăng trưởng gồm 61 cổ phiếu chiếm 65% lợi nhuận thị trường. Các công ty chiếm 35% lợi nhuận thị trường còn lại để mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế bình quân ngành. Tổng lợi nhuận sau thuế kịch bản tích cực tăng 4%, tiêu cực -2%, mức pha loãng 5.6%.
Thanh khoản bình quân 3 sàn với kịch bản 1 là 680 triệu USD/phiên (-22,7%) và kịch bản 2 là 800 triệu USD/phiên (-10%) khi thị trường qua vùng đỉnh, dòng tiền bị phân tán sang các kênh an toàn trong môi trường lãi suất cao. Cùng với đó, số tài khoản mở mới tăng lần lượt 14% và 17.5% cho 2 kịch bản. Vốn hóa thị trường tăng tương ứng 4% và 11%.
Khối ngoại bán ròng 200 triệu USD với kịch bản 1 và mua ròng 700 triệu USD với kịch bản 2 từ kỳ vọng đảo chiều dòng vốn ngoại nhờ hoạt động đẩy mạnh mua ròng từ khối ETFs, Pnotes từ tháng 11/2022 kéo sang năm 2023. Thương vụ M&A từ khối ngân hàng niêm yết và các công ty lớn.
BSC cũng sử dụng phương pháp dự báo EPS, P/E và xem xét tính phù hợp theo phương pháp cổ phiếu trọng số lớn để dự báo VN-Index. VN-Index được dự báo kịch bản 1 đạt 1.028 điểm, kịch bản 2 đạt 1.300 điểm.