Không chỉ riêng Ole Hansen mà nhiều nhà phân tích khác cũng đã đã chỉ ra nhiều yếu tố có thể giúp đẩy Vàng lên mức cao kỷ lục mới trong năm tới. (1) – “tâm lý kinh tế chiến tranh” ngày càng gia tăng có thể ngăn cản các ngân hàng trung ương nắm giữ dự trữ ngoại hối, điều này sẽ có lợi cho vàng. (2) – Một cuộc suy thoái toàn cầu tiềm ẩn vào năm 2023 sẽ khiến các ngân hàng trung ương phải cắt giảm lãi suất.
Lưu ý, các phân tích này không mang tính chất dự báo, mà giống như một chia sẻ quan điểm hơn. Chính vì vậy, các nhà đầu tư vàng không nên bỏ qua phân tích này. Có nhiều khả năng chúng ta sẽ thấy giá Vàng đạt đỉnh mới, vì tất cả những gì lý do chủ yếu dưới đây.
Nội dung
Lý do sẽ khiến vàng tăng giá trong năm 2023
Chiến tranh và việc Mỹ đóng băng tài sản của CBR
Sự kiện đã làm ảnh hưởng lớn đến giá vàng là cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đang xấu đi, chẳng hạn như về công nghệ chip và Đài Loan, có thể dự đoán rằng sự phân chia giữa Đông và Tây sẽ tăng tốc. Hậu quả là phương Đông đang đẩy mạnh quá trình phi đô la hóa và thương mại giữa phương Đông và phương Tây đang giảm sút . Điều này sẽ thúc đẩy nhiều nhà đầu tư tìm đến vàng như một kho lưu trữ giá trị.
Chiến tranh khiến Mỹ quyết định đóng băng tài sản bằng USD thuộc sở hữu của ngân hàng trung ương Nga (CBR). Khoảnh khắc bước ngoặt này đã khiến tất cả những người nước ngoài nắm giữ USD giật mình. Các quốc gia ở phương Đông nắm giữ lượng dự trữ USD lớn được cảnh báo rằng tài sản của họ có thể trở nên vô giá trị trong nháy mắt. Chính vì vậy, họ sẽ có xu hướng lựa chọn mua vàng khi không có nhiều lựa chọn thay thế cho USD. Vàng không được phát hành bởi bất kỳ quốc gia hay ngân hàng trung ương nào, và do đó không có rủi ro chính trị hay tín dụng, nó có nguồn cung hạn chế, không thể truy xuất được và có lịch sử lên tới 5 nghìn năm.

Các ngân hàng Trung Ương đang ồ ạt mua vàng
Hansen đã đúng khi nhắc đến nhu cầu ngày càng tăng của các ngân hàng trung ương đối với vàng như một tài sản dự trữ. Các chủ ngân hàng trung ương và bộ trưởng tài chính của một số quốc gia có thể đều quan tâm đến tiền fiat, nhưng đằng sau hậu trường – họ đang điên cuồng mua vàng với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử.
Trong quý thứ 3 của năm 2022, lượng mua ròng vàng chính thức là khoảng 400 tấn, khoảng 20 tỷ USD, nhiều nhất trong hơn nửa thế kỷ.


Thổ Nhĩ Kỳ là nước mua vàng lớn nhất trong quý 3, tiếp theo là Uzbekistan và Ấn Độ.
Tuần trước, ngân hàng trung ương Trung Quốc tiết lộ họ đã mua vàng lần đầu tiên kể từ năm 2019. Quốc gia này cho biết gần đây họ đã mua thêm 32 tấn, tương đương 1,8 tỷ USD, nâng tổng lượng mua lên 1.980 tấn.
Mặc dù là nước nắm giữ vàng lớn thứ sáu, không tính Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài phía trước nếu muốn thoát hoàn toàn khỏi sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ. Theo dữ liệu của Hội đồng vàng thế giới (WGC), vàng chi chiếm 3,2% tổng tài sản dự trữ của Trung Quốc. Trong khi đó Mỹ là 65,9%, vốn cũng là nước nắm giữ lớn nhất thế giới với hơn 8.133 tấn.
Điều này rất lạc quan và có thể chúng ta sẽ thấy nhiều người mua vàng hơn từ Trung Quốc trong những tháng tới.
Lãi suất thắt chặt, nguy cơ suy thoái & vàng
Với lạm phát có vẻ sẽ tiếp tục kéo dài sang năm tới, một cuộc suy thoái nhỏ đến vừa phải ngày càng có nhiều khả năng xảy ra. Có nguy cơ Cục Dự trữ Liên bang FED sẽ thắt chặt tiền tệ quá mức và điều này có tác động kinh tế vĩ mô mạnh mẽ đối với vàng.
Một chỉ báo mà chúng ta cần theo dõi là mức chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm và lãi suất trái phiếu kho bạc hai năm. Trong hơn 40 năm qua (ít nhất), mọi cuộc suy thoái đều xảy ra trước sự đảo ngược đường cong lãi suất (Yield Curve). Tính đến hiện tại, đường cong lãi suất bị đảo ngược nhiều nhất trong hơn 40 năm qua, cho thấy một cuộc suy thoái gần như chắc chắn sẽ xảy ra. Câu hỏi không phải là nếu, mà là khi nào.
Trong những ngày gần đây, hầu hết các ngân hàng và cơ quan xếp hạng đã cắt giảm ước tính tăng trưởng toàn cầu cho năm 2023 do kỳ vọng giá tiêu dùng cao liên tục và thắt chặt tiền tệ nhanh chóng. Mua vàng bây giờ có thể chứng tỏ là một lựa chọn đầu tư khôn ngoan. Theo WGC, trong 5 trong số 7 cuộc suy thoái vừa qua, vàng đã mang lại lợi nhuận dương, và trở thành một biện pháp bảo vệ cho các nhà đầu tư.
Vàng sắp sửa đón một đợt tăng giá mới?
Về mặt kỹ thuật, giá vàng hiện đang bắt đầu có vẻ hấp dẫn. Kim loại này đã phá vỡ trên các đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày. Sau khi breakout khỏi mức quan trọng $1800/oz vào tuần trước, vàng hiện đang cố gắng test lại mốc này để xem liệu nó có bước vào một đợt tăng giá khác không.
Nếu năm 2022 kết thúc như hiện tại, đây sẽ là năm thứ hai liên tiếp vàng giảm giá. Chưa hết, ở mức âm 1,75%, Vàng vẫn là một trong những tài sản tốt nhất để nắm giữ trong năm nay.
Có một dữ liệu khác cần lưu ý, đó là lượng nắm giữ trong tất cả các quỹ ETF vàng được đảm bảo bằng vàng đã giảm trong bảy tháng liên tiếp kể từ tháng 11 năm 2022. Tuy nhiên, chúng ta bắt đầu thấy những mức giảm này chững lại khi vàng bắt đầu tăng cao hơn.
Thế nên đó cũng là lý do Ole Hansen đã dự đoán một đợt tăng giá của vàng – và ông cho rằng giá vàng 2023 có thể lên tới 3.000 đô la hoặc cao hơn – trong 12 đến 18 tháng tới.
Rủi ro vỡ nợ của NHTW sẽ tác động đến giá vàng
Sau 40 năm lạm phát vừa phải, các nhà đầu tư Phố Wall có suy nghĩ rằng lạm phát sẽ luôn nhanh chóng quay trở lại mức 2%. Điều này phản ánh niềm tin mạnh mẽ vào các ngân hàng trung ương và chính phủ. Có vẻ niềm tin đặt nhầm chỗ?
Bây giờ các NHTW đang tăng lãi suất, và hành động của họ đang đặt ra mối đe dọa cho nền kinh tế ngày càng rõ rệt. Ví dụ, ở châu Âu, Ý có nợ công lớn đến mức ECB gần như là người mua trái phiếu chính phủ duy nhất của Ý trong những năm gần đây. Vậy làm thế nào để ECB có thể thắt chặt (bán trái phiếu chính phủ Ý) và tăng lãi suất mà không làm Ý phá sản?
Các NHTW đã tiến hành Nới lỏng định lượng (QE) trong những năm qua và hiện họ cũng đang tích cực tăng lãi suất. Nhưng như vậy đồng nghĩa với việc họ sẽ gồng mình chịu lỗ do tăng chi phí lãi vay đối với các khoản nợ của họ. Một số thông tin đã cho thấy, NHTW Hà Lan đang thua lỗ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vốn chủ sở hữu (vốn). Nhưng các ngân hàng trung ương châu Âu khác, Ngân hàng Anh và Cục Dự trữ Liên bang FED cũng gặp vấn đề tương tự.
Có thể đọc thêm dẫn chứng tại : https://www.telegraph.co.uk/business/2022/11/07/whoops-central-banks-may-soon-need-gigantic-bail-out/

Trước mắt, có 3 kịch bản dành cho các NHTW đang bị âm vốn (vì tăng lãi quá nhiều):
- Cố hoạt động khi vốn chủ sở hữu âm, nhưng cũng có nguy cơ khiến mọi người mất niềm tin vào các loại tiền tệ do các NHTW này phát hành.
- Kho bạc (đối tượng nộp thuế) tái cấp vốn cho vốn chủ sở hữu của các ngân hàng trung ương. Nhưng lựa chọn này là khó khăn do mức nợ công cao hiện nay.
- Sử dụng việc định giá lại vàng của ngân hàng trung ương để tăng vốn chủ sở hữu, điều này đòi hỏi phải đặt giá sàn dưới giá vàng và có thể định giá lại vàng.
*** Lý thuyết định giá lại vàng đã trở thành xu hướng chủ đạo sau khi nhà báo tài chính nổi tiếng Ambrose Evans-Pritchard đề cập đến nó trên tờ The Telegraph vào ngày 7/11/2022. Thị trường có thể dự đoán việc định giá lại vàng và mua vàng theo đó. Ngoài ra, họ có thể mua vàng như một nơi trú ẩn an toàn khi các chính phủ vỡ nợ và gây ra sự lây lan trên thị trường tài chính. ***
Có thể thấy 3 kịch bản trước mắt, thì dù xảy ra trường hợp nào thì vàng cũng được hưởng lợi rất nhiều.
TÓM LẠI:Có nhiều thách thức đối với thị trường tài chính toàn cầu, và điều này sẽ có tác động mạnh tới giá vàng.
- Trong ngắn hạn, vàng vẫn có rủi ro giảm giá do lãi suất tăng, nhưng trong dài hạn, triển vọng vàng tăng giá là rất lớn.
- Những yếu tố thúc đẩy việc tăng giá vàng: Chiến tranh gia tăng, các NHTW vẫn tích cực mua vàng, rủi ro suy thoái kinh tế đang rất lớn, lạm phát vẫn sẽ duy trì ở mức cao, và cả nguy cơ vỡ nợ đến từ các NHTW.
- Vùng 1800 USD là vùng quan trọng cần quan sát. Nếu nền kinh tế diễn biến như dự kiến, thì khả năng cao vàng sẽ tăng giá và đạt đỉnh mới trong năm 2023.
– Tổng hợp quan điểm từ các nhà phân tích: Ole Hansen, Jan Nieuwenhuijs, Frank Holmes –