• Chứng khoán
  • Tiền điện tử
  • Forex
  • Vàng
  • Bất động sản
🔴 Live thị trường
Logo Dautu.io - Trang thông tin, kiến thức, phân tích đầu tư nhanh và chất lượng
  • Thị trường
    • Chứng khoán
      • Chứng khoán quốc tế
      • Chứng khoán Việt Nam
      • Thông tin doanh nghiệp
    • Tiền điện tử
      • Bitcoin
      • Altcoin
    • Forex
    • Bất động sản
    • Vàng
  • Tin tức
    • Tin nhanh thị trường – Live update
    • Tin chứng khoán
    • Tin tức coin
    • Tin tức tiền tệ
    • Tin tức bất động sản
    • Tin kinh tế
    • Tin thế giới
    • Tin tức hàng hóa
    • Tin tức vàng/gold
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích Forex
    • Phân tích vàng
    • Phân tích Bitcoin
    • Phân tích Altcoin
    • Khuyến nghị đầu tư
  • Kiến thức
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức chứng khoán
    • Kiến thức về coin
    • Kiến thức Forex
    • Kiến thức bất động sản
  • Đánh giá
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá coin
    • Đánh giá sàn giao dịch
  • Học giao dịch
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Học trade coin
    • Học trade Forex
    • Học đầu tư vàng
    • Học phân tích kỹ thuật
  • Công cụ
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
    • Danh mục đầu tư
    • Tin nhanh thị trường – Live update
    • Tiêu điểm giao dịch
    • Sức mạnh tiền Forex
  • Tài khoản
    • Đăng nhập
    • Đăng ký tài khoản
    • Quên mật khẩu
Không có kết quả nào
Xem tất cả các kết quả
  • Thị trường
    • Chứng khoán
      • Chứng khoán quốc tế
      • Chứng khoán Việt Nam
      • Thông tin doanh nghiệp
    • Tiền điện tử
      • Bitcoin
      • Altcoin
    • Forex
    • Bất động sản
    • Vàng
  • Tin tức
    • Tin nhanh thị trường – Live update
    • Tin chứng khoán
    • Tin tức coin
    • Tin tức tiền tệ
    • Tin tức bất động sản
    • Tin kinh tế
    • Tin thế giới
    • Tin tức hàng hóa
    • Tin tức vàng/gold
  • Phân tích
    • Phân tích tổng quan
    • Phân tích chứng khoán
    • Phân tích Forex
    • Phân tích vàng
    • Phân tích Bitcoin
    • Phân tích Altcoin
    • Khuyến nghị đầu tư
  • Kiến thức
    • Kiến thức tài chính
    • Kiến thức chứng khoán
    • Kiến thức về coin
    • Kiến thức Forex
    • Kiến thức bất động sản
  • Đánh giá
    • Đánh giá cổ phiếu
    • Đánh giá coin
    • Đánh giá sàn giao dịch
  • Học giao dịch
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Học trade coin
    • Học trade Forex
    • Học đầu tư vàng
    • Học phân tích kỹ thuật
  • Công cụ
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
    • Danh mục đầu tư
    • Tin nhanh thị trường – Live update
    • Tiêu điểm giao dịch
    • Sức mạnh tiền Forex
  • Tài khoản
    • Đăng nhập
    • Đăng ký tài khoản
    • Quên mật khẩu
Không có kết quả nào
Xem tất cả các kết quả
Logo dautu.io - Trang thông tin, kiến thức, phân tích tài chính chất lượng cao
Không có kết quả nào
Xem tất cả các kết quả

Trang chủ > Chứng khoán > Chứng khoán Việt Nam > Toàn cảnh về TTCK Việt Nam tháng 11/2022

Toàn cảnh về TTCK Việt Nam tháng 11/2022

Hoài Phong bởi Hoài Phong
26 Tháng Mười Một, 2022
trong Chứng khoán Việt Nam, Phân tích chứng khoán
Thời gian đọc: 17 phút
0
Phân tích tổng quan về TTCK Việt Nam tháng 11/2022

Phân tích tổng quan về TTCK Việt Nam tháng 11/2022

Đang hoạt động / Trung lập / Rất quan trọng

Cũng đã hơn một tháng qua kể từ lúc TTCK có nhiều diễn biến tiêu cực, hôm nay H.P gửi tới mọi người bài viết về góc nhìn toàn cảnh TTCK Việt Nam. Bài viết chứa nhiều dữ liệu và quan điểm cá nhân, vui lòng sử dụng thông tin với mục đích tham khảo.

Nội dung

  • 1 Nhận định kỳ trước
  • 2 Những sự kiện chính sách đã tác động tới TTCK VN
    • 2.1 Các nguyên nhân trực tiếp cho xu hướng bán tháo của TTCK
      • 2.1.1 Khủng hoảng niềm tin
      • 2.1.2 Khủng hoảng dòng tiền
      • 2.1.3 Suy giảm kinh tế
      • 2.1.4 Hiệu ứng tài sản rẻ
    • 2.2 Câu chuyện pháp lý
  • 3 Nhà đầu tư lớn
    • 3.1 Kẹt tiền sửa sai
    • 3.2 Bỏ của chạy lấy người
  • 4 Tình hình thực tại
    • 4.1 Định hướng chính sách
    • 4.2 Áp dụng và thực hành chính sách
  • 5 Dự báo diễn biến trung hạn

Nhận định kỳ trước

Chúng ta cùng nhau nhắc lại một chút về nhận định trước đó:

H.P cho rằng thị trường sau khi sụt giảm từ mức 1300 sẽ rơi về vùng 1050 sau đó sideway và hồi phục lên quanh 1200. (Link)

Dữ liệu này không phải được ra một cách võ đoán, nó dựa trên tình hình sxkd hiện tại và cả cách điều hành chính sách từ Fed. Dự kiến của phương án này là sau cú hồi phục mang tên “mèo chết”, giá sẽ tạo đáy thấp hơn đáy lần trước đó và đỉnh cũng thấp hơn một chút.

Nhưng phải khá chua chát khi thừa nhận rằng mọi thứ đã không như vậy. TTCK các quốc gia đều chịu 2 lần tác động, từ Fed và từ chính quốc gia đó. Chúng ta hãy cùng nhìn vào S&P500, chỉ số đại diện cho 500 công ty hàng đầu ở Mỹ.

Diễn biến của SP500 qua đồ thị
Diễn biến của SP500 qua đồ thị

SPX đã chạy hoàn toàn như dự kiến, bao gồm cả thời điểm xảy ra, vùng giá xuống và vùng phục hồi. Trong hầu hết thời gian, tới khoảng 90% thời điểm là VNI có diễn biến tương đồng với SPX.

VNI đã có một diễn biến khác hoàn toàn với SPX thay vì tương đồng như trước đó. Nó cũng cá biệt với toàn bộ TTCK toàn cầu
VNI đã có một diễn biến khác hoàn toàn với SPX thay vì tương đồng như trước đó. Nó cũng cá biệt với toàn bộ TTCK toàn cầu (Màu cam VNI).

Những sự kiện chính sách đã tác động tới TTCK VN

Chúng ta có những sự kiện cơ bản:

  1. Bắt chủ tịch Tân Hoàng Minh vì những phi phạm liên quan tới Trái Phiếu ngày 05/04/2022
  2. Ban hành nghị định 65/2022/NĐ-CP về trái phiếu ngày 16/09/2022
  3. Bắt tạm giam chủ tịch Vạn Thịnh Phát bà Trương Mỹ Lan và một loạt những người liên quan ngày 09/10/2022
  4. Điều chỉnh nâng lãi suất của NHH 02 lần trong tháng 10 (lần 2 vào 24/10), tăng mỗi lần 1%

Như vậy đây là những sự kiện từ phía cơ quan quản lý, hay nói chung là nhà nước. Có thể nói chính những sự kiện mang tính biến cố này đã khiến thị trường diễn biến sang 1 hướng khác. Nó khiến TTCK Việt Nam trở nên tiêu cực nhất thế giới, đội sổ trong bảng xếp hạng khi so với tất cả các quốc gia về mức giảm.

Các nguyên nhân trực tiếp cho xu hướng bán tháo của TTCK

Ngoài chính sách, chúng ta còn nhiều sự kiện tổng hợp cũng có ít nhiều tác động đến TTCK. Thảm họa TTCK được gây ra bởi các tổ hợp khủng hoảng:

  1. Khủng hoảng niềm tin
  2. Khủng hoảng dòng tiền
  3. Suy giảm kinh tế (Chưa có khủng hoảng)
  4. Hiệu ứng tài sản rẻ

Khủng hoảng niềm tin

Nói về khủng hoảng niềm tin, có thể nói cú shock trái phiếu là quá lớn. Nó lớn tới mức hầu hết mọi người đã hình thành tâm lý nói không với trái phiếu. Thấy trái phiếu còn phải tránh xa hơn bệnh dịch. Mọi thứ ngày càng lan rộng và đỉnh điểm hơn khi vào tháng 10, tháng 11 hầu hết các quỹ trái phiếu đều báo lỗ. Họ lỗ không phải vì trái phiếu đó đã quá hạn không thể thanh toán (Phá sản, vỡ nợ) và vì giá trị trái phiếu đó trên thị trường giảm từ 15 – 40%. Người ta đã bỏ 100 nghìn đồng cho mỗi trái phiếu, nay chấp nhận bán ra chỉ để thu về từ 75 – 80.000 mỗi trái phiếu. Nó ở mọi công ty, như Vingroup và các công ty con như VinFast, Vinpearl, Masan, Novaland. Thậm chí kể cả trái phiếu của ngân hàng Công Thương (Vietinbank) người ta cũng bán tháo trong sự hoảng loạn.

Sau 7 năm hoạt động, lần đầu tiên quỹ TCBF sụt giảm giá trị CCQ vì các trái phiếu đều có giá trị thị trường mất giá 15 - 30%
Sau 7 năm hoạt động, lần đầu tiên quỹ TCBF sụt giảm giá trị CCQ vì các trái phiếu đều có giá trị thị trường mất giá 15 – 30%

Khủng hoảng niềm tin còn ở những rủi ro pháp lý của doanh nghiệp. Bủa vây quanh nhà đầu tư là những tin đồn các tập đoàn nọ, chủ tịch kia bị bắt. Thậm chí có thể điểm danh rằng không còn doanh nghiệp nào nằm ngoài danh sách “nhập kho” theo những lời đồn và sự lo sợ. Thử hỏi như vậy thì niềm tin sẽ sụt giảm ra sao.

Không chỉ những doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp BĐS, tới cả những ngân hàng “nhà nước” như MBB, CTG cũng về dưới cả mức P/B cho thấy niềm tin lúc này xa xỉ ra sao. Quá nửa các CP trên TTCK về dưới giá Book value.

Giá thị trường các trái phiếu giảm thảm họa, ở mọi công ty
Giá thị trường các trái phiếu giảm thảm họa, ở mọi công ty

Khủng hoảng dòng tiền

Khủng hoảng dòng tiền xảy ra khi doanh nghiệp cùng lúc đứt gãy các nguồn vào:

  1. Hàng hóa tiêu thụ chậm không có doanh thu, đặc biệt là các doanh nghiệp BĐS.
  2. Nguồn vay vốn ngân hàng bị siết chặt, hạn chế thậm chí không cho vay mới
  3. Nguồn huy động vốn từ phát hành cổ phiếu gần như không sáng sủa.
  4. Nguồn huy động vốn từ trái phiếu bị bít hoàn toàn
  5. Áp lực trả nợ, lãi tăng mạnh

Với một combo như vậy đưa xuống cùng 1 lúc, một doanh nghiệp rất lớn ngày hôm qua có thể trên bờ vực phá sản ngay ngày hôm nay.

Suy giảm kinh tế

Suy giảm kinh tế là sự ảnh hưởng từ toàn cầu, do chính sách điều hành giảm cầu để hạn chế lạm phát. Thất nghiệp, không có đơn hàng, doanh thu giảm đang từng bước xuất hiện ở nhiều doanh nghiệp.

Và quả thực, các doanh nghiệp bắt đầu có BCTC không như kỳ vọng. Thậm chí là thua lỗ.

Hiệu ứng tài sản rẻ

Hiệu ứng tài sản rẻ hay còn gọi là chi phí cơ hội. Nó khiến giá thành mọi thứ đảo lộn. Ví dụ khi thấy Bitcoin giảm sốc, giá USDT lại tăng 5% hay 10%. Vì người ta cho rằng mức lỗ 10% để chuyển đổi thành 1 tài sản đang rất hời sau đó có lợi nhuận hơn là chấp nhận được. 1 mảnh đất có giá 5 tỷ, bạn sẽ không bán nó nếu chưa có mục đích chuyển đổi sang tài sản khác. Nhưng khi thấy cổ phiếu, coin hoặc chính mảnh đất khác quá rẻ, bạn lại sẵn sàng bán nó với mức 4.5 tỷ. Áp lực này tác động nên cả những thứ chẳng hề liên quan, nhưng sau đó vẫn bị giảm giá theo xu hướng chung. Nó tạo ra thêm nguồn cung, trong khi sức cầu lại không tăng đáng kể, giữa lúc người ta khuyên nhủ nhau phòng thủ.

Về cơ bản những nguyên nhân trên tác động chung tới mọi nhà đầu tư. Ngoài ra, chúng ta còn 1 số nguyên nhân tác động tới những nhà đầu tư lớn, cá mập, chủ doanh nghiệp.

Câu chuyện pháp lý

Pháp lý đang là một rào cản lớn cho vấn đề tháo gỡ trái phiếu. Không ai muốn dây vào trái phiếu đã đành, nhưng người có tiền muốn mua trái phiếu lúc này cũng không dễ. Thậm chí chính các ngân hàng lúc này dù có tiền thì cũng không dễ dàng vượt rào cản pháp lý để mua TP. Ví dụ với quy định: “Ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp phải tuân thủ quy định như doanh nghiệp phát hành trái phiếu, không có nợ quá hạn trong vòng 12 tháng.” Như vậy để tự cấp vốn cho một doanh nghiệp đang khó khăn là không dễ. Ở góc độ NĐT cá nhân, nghị định 65 càng siết chặt quy định để mua TP riêng lẻ. Nó là rất tốt nhưng chưa phù hợp, bởi nếu bạn tìm hiểu quy trình phát hành TP ra công chúng bạn sẽ hiểu vấn đề. Và lí do vì sao DN thường chọn phát hành TP riêng lẻ.

Nhà đầu tư lớn

Kẹt tiền sửa sai

Với sự lỏng lẻo trong quản lý phát hành TP riêng lẻ, hàng chục nghìn tỷ đồng đã được huy động. Rất nhiều trong số đó sử dụng sai mục đích. Chúng cấu thành nên tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tôi có 8 năm học sau đó giảng dạy ở Harvard về luật, nên xin mạn phép dùng một chút quan điểm cá nhân của mình ở đây để nói về việc áp dụng luật trong câu chuyện THM và VTP.

Trực quan hơn, hãy cùng bắt đầu với một ví dụ thực tế. Bạn là một đứa con ngoan, sau khi trình bày với bố bạn về tiềm năng của việc mua con xe chạy grab car. Bố bạn thấy cực kỳ “phủ lý” và đã quyết định cho bạn vay 500 triệu, lãi ưu đãi bố con 5%/năm để mua xe mà làm ăn. Nhưng bạn lại mang tiền đó đi đánh lô đề.

Giải thích tình huống: Bạn có lừa đảo không? Bạn chắc chắn là 1 thằng lừa đảo. Bạn nói tiền mua xe nhưng lại đem cờ bạc. Bạn có chiếm đoạt tài sản không? Đây mới là câu hỏi giá trị, khi thực sự bạn đã trúng lô và trả tiền cho bố khá đầy đủ.

Trước khi bị cơ quan CA bắt, chưa có DN nào bị vấn đề trong việc thanh toán như đã hứa hẹn. Trong ví dụ trên, bạn hoàn toàn không có mục đích chiếm đoạt tiền của bố mình, bạn chỉ sử dụng nó theo con đường khác.

Năm 2020, 2021 là 2 năm có “cầu” rất đẹp, bạn bị cám dỗ bởi con đường khác giàu nhanh hơn mà quên đi định hướng chạy grab car ban đầu. Chúng ta quá dễ dàng thấy các doanh nghiệp đổ xô chơi chứng (thậm chí là cá nhân chủ tịch chơi coin), mua BĐS thay vì sxkd. Chúng kiếm lợi tính bằng lần, kết quả là tiền bạn vay nói một đằng, nhưng bạn đã làm một nẻo.

Khi cầu đẹp (uptrend) kết thúc, kinh tế đi vào khó khăn cũng là lúc đánh bạc trở nên rủi ro. Bạn không thể nhấc chân ra kịp. Câu chuyện tài sản doanh nghiệp còn nhưng vẫn bị bắt cũng như bạn lúc này vậy, bạn có thể chưa lỗ 500 tr của bố bạn, bác bạn gửi. Nhưng nếu cứ để bạn tiếp tục, chắc chắn tất cả chỉ còn con số 0. Số người bị bạn rủ mượn tiền sẽ ngày một tăng. Do vậy kiểm soát bạn ngay lúc này là cần thiết.

Có người nói, cờ bạc không có lỗi. Cờ bạc thua mới là người có tội. Có lẽ đối với doanh nghiệp cũng nên nhìn nhận theo góc này. Người nào có thể hoàn gốc lẫn lời cho trái chủ, đôi khi vẫn có thể kỷ luật ở mức nhẹ nhàng. Ngược lại, đã đánh bạc còn đánh lỗ quả thật to tội, đáng xử lý kịch khung.

Mới chỉ có 2 doanh nghiệp bị bắt và xử lý vì tội danh trên, nhưng rất nhiều doanh nghiệp khác đã làm điều tương tự. Trong cuộc họp giữa BTC và doanh nghiệp vào cuối tháng 11, doanh nghiệp đã đề nghị cho phép bổ sung mục đích sử dụng vào trái phiếu đã huy động. Tất nhiên BTC đã từ chối điều này. Nó tương đương với việc bạn bổ sung điều khoản vay tiền đánh lô vào trong mục đích vay tiền trước kia của bạn vậy.

Các doanh nghiệp đã vội vã mua lại trái phiếu trước hạn. Nó như 1 hình thức để giúp họ xóa đi vấn đề sử dụng vốn sai mục đích huy động. Có doanh nghiệp vừa phát hành tháng trước tháng sau đã mua lại. Bạn biết khung hình phạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu số tiền tính bằng nhiều tỷ chứ? Và bán mọi thứ để giải quyết vấn đề trái phiếu chính là lựa chọn lúc này. Để thanh khoản thành tiền không gì bằng cổ phiếu. Nó đã khiến các đại gia, các chủ doanh nghiệp phải bán rất mạnh cổ phiếu để xoay tiền.

Bỏ của chạy lấy người

Nguyên nhân thứ 2 là có một làn sóng tẩu tán tài sản sau sự kiện VTP. Đối mặt với nguy cơ bị đi tù, bị tịch thu, kê biên tài sản thì dù có bán 1/3 giá thực vẫn là giá tốt. Rất nhiều doanh nghiệp làm ăn có những mảng xám, bạn đã thấy những vụ trọng án gần đây đều có sự tham gia của các quan chức. Bắt chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, rồi tới chủ tịch Tân Hoàng Minh, Sau đó là chủ tịch Vạn Thịnh Phát. Lúc này giới tài phiệt sân sau mới thực sự tin rằng: Không có vùng cấm. Sự sợ hãi đã xuất hiện, nó tạo ra một làn sóng bán tháo nữa.

Những nguyên nhân bề nổi tác động tới cả tâm lý từ người nghèo tới đại gia. Còn hai nguyên nhân ẩn sâu như trên tác động chính tới những cá mập. Nó khiến thị trường sụp đổ rất nhanh dù kết quả kinh doanh vẫn còn ở mức chấp nhận được.

Bạn phải hiểu rằng, giá là hệ quả của quan hệ cung cầu. Tức là nguồn cung tăng quá nhanh, nhưng cầu thì không đáng kể. Chưa kể tới câu chuyện hiệu ứng domino: Giá giảm, tài sản thế chấp để xoay tiền của các chủ doanh nghiệp giảm. Bị bán giải chấp, áp lực bán làm giá giảm, giá giảm lại làm người khác tới ngưỡng bán giải chấp. Mà giờ này, không thể xoay nổi tiền để mua vào hay chống giải chấp. Cá con không bắt đáy, cá mập đang lao đao thử hỏi sao thị trường có thể tăng mạnh?

Tình hình thực tại

Định hướng chính sách

Điểm qua một loạt thông tin tiêu cực và u ám, chúng ta trở về với thực tại. BTC và CP đã nhanh chóng nhận ra vấn đề cần giải quyết. Chúng bao gồm:

  1. Đảm bảo hệ thống tài chính ổn định
  2. Củng cố lại niềm tin nhà đầu tư
  3. Hỗ trợ các doanh nghiệp tốt vượt khó do hậu quả của chuỗi chính sách trước đó
  4. Tạo giải pháp cho các doanh nghiệp: Lầm nhưng chưa lỡ.
  5. Tạo ra thị trường trong sạch, lành mạnh và phát triển

Về mặt nhận thức và định hướng, chúng hoàn toàn đúng. Niềm tin, dòng tiền được nhấn mạnh rất nhiều trong định hướng. Tuy vậy từ mục tiêu tới thực hành, và kết quả là một con đường rất xa. Chúng ta mới chỉ có vài giải pháp nhỏ giọt. Cũng xuất hiện những ý tưởng học theo cách xử lý của phía TQ trong câu chuyện TP. Đổi nhà cửa, BĐS của công ty ưu đãi cho trái chủ thay vì tìm người mua, rồi trả tiền cho trái chủ.

Áp dụng và thực hành chính sách

Vấn đề đã xảy ra, lúc này sự khéo léo trong gỡ rối thì các mục tiêu sẽ sớm đạt. Nút thắt lúc này vẫn ở nhà nước, bởi niềm tin ở các doanh nghiệp đã về con số 0. Dù là giải pháp, đề xuất, sáng kiến như thế nào vẫn cần một sự tham gia từ phía nhà nước như một sự “đảm bảo”. Có những trái chủ muốn mua BDS chiết khấu 50%, nhưng họ lại băn khoăn rồi sau đó có đủ thủ tục pháp lý để hoàn thành sổ đỏ hay không? Hay thậm chí người có tiền mặt, muốn mua BĐS giá chiết khấu, nhưng họ lại lo sợ. Và dòng tiền cứ thế mà ách tắc.

Những chuyện thảm họa hơn về mặt chính sách đã dừng lại. Gần như bạn sẽ chỉ thấy những giải pháp được đề xuất, được thực thi được đưa liên tục trong thời gian tới. Đây là những tin tức vô cùng tích cực cho thị trường. Thước đo tâm lý có thể xếp như sau:

Sợ hãi cực độ – Sợ hãi – Lo lắng – Bình thường – Hơi kỳ vọng – Kỳ vọng cao – Quá hưng phấn

Và điều này sẽ tạo nên sự thay đổi các chỉ số kỳ vọng của thị trường, hay phản ánh vào giá. Chúng ta đang ở giai đoạn sợ hãi cực độ, nếu điều hành chính sách đủ tốt, giá sẽ trở về vùng tâm lý bình thường. Cũng khá cao so với mức hiện tại. Nhưng có lẽ điều này chưa xả ra được ngay, bởi vẫn còn đó nguy cơ suy thoái toàn cầu. Vấn đề giảm cầu, thất nghiệp, không có đơn hàng XK.

Như vậy tâm lý sẽ sớm dứt bỏ những lo lắng về về chính sách, trái phiếu, bắt bớ các doanh nghiệp. Nhưng rồi chúng không thể nào thoát được tâm lý lo ngại từ diễn biến kinh tế vĩ mô toàn cầu và trong nước. Nhưng so với tâm lý sợ hãi cực độ thì tâm lý lo lắng một chút là cần thiết, bởi rõ ràng mọi thứ đang chưa quá tươi đẹp để lạc quan.

Về dự báo kinh tế vĩ mô toàn cầu và chính sách của Fed giai đoạn tới, chúng rất dài và nhiều dữ liệu, xin được dành để viết ở một bài riêng.

Dự báo diễn biến trung hạn

H.P hạ một chút mục tiêu của đợt hồi phục này (do mức đáy tạo ra thấp hơn nhiều), lên mức 1100 với xác suất đạt rất cao. Mức khả thi là vùng 1150. Đây là vùng phục hồi sẽ xảy ra, khi niềm tin đi vào ổn định. Việc phục hồi xa hơn nữa, không phải việc của chỉ số niềm tin mà là việc của kinh tế thế giới. Và đó lại là thứ chưa dự đoán được bây giờ.

Đợt phục hồi giảm một chút mục tiêu do đáy khá sâu
Đợt phục hồi giảm một chút mục tiêu do đáy khá sâu

H.P duy trì quan điểm rằng đợt phục hồi này sẽ xảy ra, nó không nhanh nhưng cũng không quá lâu. Đừng sợ hãi, bởi đây là CK. Thường nó còn vượt qua kỳ vọng của bạn đấy.

Hoài Phong

Tags: Phân tích chọn bởi BTVPhân tích VNI theo tuần
Chia sẻ164Chia sẻ

Bài viết liên quan

Phân tích chứng khoán Việt Nam VNI tháng 2/2023

Phân tích chứng khoán Việt Nam – VNI đầu tháng 2/2023

bởi Hoài Phong
1 Tháng Hai, 2023
0

Dữ liệu từ bài phân tích trước Tiếp theo của bài phân tích chứng khoán vào tháng 12/2022, chúng ta...

Phân tích chứng khoán VN - VNI tháng 12/2022

Phân tích chứng khoán Việt Nam trung hạn cập nhật 12/2022

bởi Hoài Phong
21 Tháng Mười Hai, 2022 - Cập nhật vào On 1 Tháng Hai, 2023
0

H.P đưa ra nhận định và phân tích tiếp theo về chỉ số VNI hay TTCK ở thời điểm tháng...

Phân tích kinh tế vĩ mô 2023: Chiến lược dài hạn

Phân tích kinh tế vĩ mô 2023: Chiến lược dài hạn

bởi Hoài Phong
16 Tháng Mười Hai, 2022
0

Lời mở đầu Định kỳ, chúng ta sẽ có những phân tích kinh tế vĩ mô, tổng quan để bạn...

Phân tích chứng khoán Việt Nam 10/2022 - Dự kiến bước vào đợt phục hồi lần 03

Phân tích: TT chứng khoán Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn phục hồi lần 03?

bởi Hoài Phong
4 Tháng Mười, 2022
0

Tổng kết lại diễn biến kể từ đầu downtrend Chúng ta có thể tổng kết lại diễn biến của thị...

Cú nảy mèo chết đã hoàn thành, phân tích và đánh giá thị trường 08/2022

Cú nảy mèo chết đã hoàn thành, phân tích và đánh giá thị trường 08/2022

bởi Hoài Phong
19 Tháng Tám, 2022 - Cập nhật vào On 27 Tháng Tám, 2022
0

Đây là cập nhật tiếp theo cho bài phân tích trước đó: Cú nảy mèo chết của thị trường đã...

Tải thêm

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Banner sàn NordFX - Sàn giao dịch FX tốt
Quảng cáo

Tin tức hot nhất

Phân tích: Chính sách bất động sản và sự thịnh vượng của quốc gia
Bất động sản

Phân tích: Chính sách bất động sản và sự thịnh vượng của quốc gia

bởi Hoài Phong
26 Tháng Ba, 2022
1

...

Xem thêm
Các mã cổ phiếu ngành điện

Danh sách những mã cổ phiếu ngành điện tốt nhất để đầu tư

4 Tháng Ba, 2022 - Cập nhật vào On 3 Tháng Một, 2023
Các mã cổ phiếu ngành dầu khí

Những mã cổ phiếu ngành dầu khí tiềm năng, nên đầu tư nhất

9 Tháng Hai, 2022 - Cập nhật vào On 3 Tháng Một, 2023
Chỉ số VN30 là gì?

VN30 là gì & danh sách cổ phiếu VN30 2023 cập nhật mới nhất

5 Tháng Một, 2022 - Cập nhật vào On 3 Tháng Một, 2023
TOP cổ phiếu ngành thép tốt nhất nên đầu tư. Ngành thép có mã cổ phiếu nào?

Danh sách mã cổ phiếu ngành Thép ít rủi ro nên đầu tư

1 Tháng Một, 2022 - Cập nhật vào On 19 Tháng Ba, 2022

Phân tích Chọn bởi BTV

Phân tích tổng quan về TTCK Việt Nam tháng 11/2022
Chứng khoán Việt Nam

Toàn cảnh về TTCK Việt Nam tháng 11/2022

26 Tháng Mười Một, 2022
Phân tích: Chứng khoán Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn hồi lần 2?
Chứng khoán Việt Nam

Phân tích: Chứng khoán Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn hồi lần 2?

28 Tháng Bảy, 2022 - Cập nhật vào On 17 Tháng Tám, 2022
Phân tích Bitcoin & thị trường trung hạn 28/07/2022
Phân tích Bitcoin

Phân tích BTC và thị trường ngày 28/07/2022

28 Tháng Bảy, 2022
Phân tích tổng quan: Cú nảy mèo chết của thị trường đã rất gần?
Khuyến nghị đầu tư

Phân tích tổng quan: Cú nảy mèo chết của thị trường đã rất gần?

17 Tháng Bảy, 2022
Chiến lược đầu tư và phân bổ tài sản giai đoạn cuối 2022+
Phân tích tổng quan

Chiến lược đầu tư và phân bổ tài sản giai đoạn cuối 2022+

25 Tháng Sáu, 2022
Dự đoán thị trường CK sắp có 1 đợt giảm / xu hướng bearish đáng kể
Chứng khoán Việt Nam

Dự báo 1 đợt giảm mạnh sắp xuất hiện ở VNI – Chứng khoán Việt Nam

20 Tháng Hai, 2022 - Cập nhật vào On 24 Tháng Tư, 2022

Biên Tập Viên Lựa Chọn

Cơ bản về đầu tư chứng khoán dễ hiểu nhất

Cơ bản về đầu tư chứng khoán dễ hiểu nhất

7 Tháng Hai, 2023
Cách đánh giá coin tiềm năng

Hướng dẫn research, đánh giá 1 đồng coin tiềm năng bằng phân tích cơ bản từ A – Z

7 Tháng Bảy, 2022 - Cập nhật vào On 11 Tháng Bảy, 2022
Những phương pháp định giá coin thường sử dụng

Những phương pháp định giá coin thường sử dụng

5 Tháng Sáu, 2022
Dữ liệu kinh tế tổng quan toàn cầu tới nay

Dự báo kinh tế 2022 – Một năm trầm lắng của thị trường tài chính?

7 Tháng Hai, 2022 - Cập nhật vào On 24 Tháng Tư, 2022
Kết quả đầu tư của bạn đã có sẵn lúc bạn chọn con đường. Thời gian và thị trường chỉ là hành trình

Tư duy và phương pháp đầu tư chứng khoán phải nắm được

29 Tháng Mười, 2021 - Cập nhật vào On 30 Tháng Mười, 2021
RSI là gì & cách vận dụng chỉ số RSI để bắt đáy, đỉnh hiệu quả

RSI là gì & cách vận dụng chỉ số RSI để bắt đáy, đỉnh hiệu quả

29 Tháng Mười, 2021

Bài đăng mới nhất

Cơ bản về đầu tư chứng khoán dễ hiểu nhất

7 Tháng Hai, 2023

Cổ phiếu NVL tăng liên tục, ông Bùi Thành Nhơn “bỏ túi” 1.300 tỷ khi trở lại ghế chủ tịch

7 Tháng Hai, 2023

Chiến lược giúp nhà đầu tư Phố Wall thắng lớn dù Fed tăng lãi suất cao đến đâu

7 Tháng Hai, 2023

VCSC: Cuối năm 2023 chỉ số VN-Index sẽ đạt 1.300 điểm, kỳ vọng thị trường phục hồi năm 2024

7 Tháng Hai, 2023

8/9 năm TTCK đều tăng điểm vào tháng 2, liệu Uptrend có lặp lại?

7 Tháng Hai, 2023

Liệu Bitcoin (BTC) có test lại 20K USD không & 5 điều cần biết về Bitcoin trong tuần này

6 Tháng Hai, 2023

Top các Blockchain đáng quan tâm nhất trong năm 2023

6 Tháng Hai, 2023

Đánh giá sàn Huobi: phí giao dịch, ưu nhược điểm từ A-Z

6 Tháng Hai, 2023 - Cập nhật vào On 7 Tháng Hai, 2023

Các thị trường châu Á đang chuẩn bị một tuần nhiều biến động

6 Tháng Hai, 2023

Cuộc đua hai “ông lớn” ngành nhựa, lần đầu BMP vượt NTP ở một chỉ số sau 16 năm niêm yết

6 Tháng Hai, 2023

Nhiều cổ phiếu đối diện với việc cắt margin, rời sàn chứng khoán

6 Tháng Hai, 2023

Chứng khoán vẫn là kênh đầu tư tốt trong năm 2023

6 Tháng Hai, 2023

Sau 7 năm hoạt động, mảng nông nghiệp của Hòa Phát (HPG) hoạt động thế nào?

6 Tháng Hai, 2023

Lợi nhuận quý 4/2022 sàn HOSE giảm kỷ lục trong nhiều năm, đâu là nhân tố chính?

6 Tháng Hai, 2023

Xu hướng Liquid Staking Derivatives (LSD) – Top dự án LSD tiềm năng 2023

5 Tháng Hai, 2023

Loạt dự án DeFi hàng đầu bỗng xuất hiện Trend “Thứ Hai”

4 Tháng Hai, 2023

Top 10 ngân hàng có khối lượng cho vay nhiều nhất năm 2022

4 Tháng Hai, 2023

Bitcoin: Có một cuộc nội chiến đang diễn ra trong cộng đồng Bitcoin

4 Tháng Hai, 2023

SSI: Còn quá sớm để lạc quan về khả năng bứt phá của thị trường năm 2023

4 Tháng Hai, 2023

Petrolimex (PLX): Lợi nhuận ròng quý 4/2022 đạt 1.1 nghìn tỷ, lũy kế cả năm chỉ bằng 1/2 so với 2021

4 Tháng Hai, 2023

Mỹ công bố báo cáo việc làm đáng kinh ngạc, lương phi nông nghiệp tăng lớn nhất kể từ 7/2022

4 Tháng Hai, 2023

Quý “ăn nên làm ra” của doanh nghiệp dược, lần lượt báo lãi lớn quý 4/2022

4 Tháng Hai, 2023

DOGE và SHIB tăng giá yếu, liệu xu hướng meme coin đã chấm hết?

3 Tháng Hai, 2023

City Auto (CTF) doanh thu quý 4 tăng mạnh, song lãi ròng giảm

3 Tháng Hai, 2023

Lợi nhuận trái chiều 2 “ông lớn” ngành bia quý 4/2022, triển vọng ngành trong năm 2023 ra sao?

3 Tháng Hai, 2023

ECB tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, cho biết sẽ tiếp tục “hành động” trong tháng 3

3 Tháng Hai, 2023

“Trùm BOT” Tasco lãi ròng vỏn vẹn 27 tỷ đồng quý 4/2022, doanh thu tài chính giảm mạnh

3 Tháng Hai, 2023

Tỷ phú Charlie Munger: Mỹ nên nối gót Trung Quốc cấm hẳn crypto

3 Tháng Hai, 2023

SSI Research: Cổ phiếu hàng không diễn biến thế nào trong năm 2023?

3 Tháng Hai, 2023

Lợi nhuận của blockchain đến từ đâu? Blockchain nào đang thực sự có “lãi”?

3 Tháng Hai, 2023

Giới thiệu về Dautu.io

Tin tức, kiến thức, phân tích tài chính chất lượng cao – Dautu.io




Dautu.io : Tin tức, kiến thức, tài liệu, hướng dẫn giao dịch: Chứng khoán, Coin, Vàng, Forex và Bất động sản.





Danh mục chính

  • Tin tức
  • Phân tích
  • Chứng khoán
  • Tiền điện tử
  • Forex
  • Bất động sản
  • Vàng
  • Đánh giá
  • Kiến thức
  • Học giao dịch
  • Công cụ

Chủ đề nổi bật

  • Tin nóng
  • Xu hướng
  • Tin tức nổi bật
  • Biên tập viên chọn
  • Phân tích Bitcoin trung hạn
  • Phân tích Forex hàng ngày
  • Phân tích VNI theo tuần
  • Tin cổ tức
  • Chứng khoán cơ bản
  • Thủ tục bất động sản
  • Phân tích chọn bởi BTV
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp và hỗ trợ
  • Pháp lý & bảo mật

© 2023 - Dautu.io - Trang thông tin đầu tư chất lượng cao & nhanh hàng đầu Việt Nam.

Không có kết quả nào
Xem tất cả các kết quả
  • Tin tức
    • Tin tức coin
    • Tin chứng khoán
    • Tin nhanh thị trường – Live
  • Phân tích
    • Phân tích Bitcoin
    • Phân tích chứng khoán
  • Chứng khoán
  • Tiền điện tử
  • Forex
  • Vàng
  • Bất động sản
  • Công cụ
    • Tín hiệu giao dịch
    • Xu hướng hàng ngày
    • Danh mục & kế hoạch đầu tư
  • Đánh giá coin
  • Học giao dịch
    • Học trade coin
    • Học đầu tư chứng khoán
    • Học đầu tư vàng
    • Học trade Forex
    • Học phân tích kỹ thuật
  • Tài khoản
    • Đăng nhập
    • Đăng ký tài khoản
    • Quên mật khẩu
Hướng dẫn sử dụng & hỏi đáp