Chỉ số Vn-Index có tuần giao dịch giằng co, rung lắc khi chỉ số chính liên tục dao động trong biên độ lớn. Riêng trong ngày 25/11, nhờ ảnh hưởng tích cực của nhóm ngân hàng, chứng khoán và thép, chỉ số Vn-Index đã bật tăng 23.75 điểm.
Kết thúc tuần giao dịch ngày 21-25/11, VN-Index tăng 2.1 điểm lên 971.46 điểm, HNX-Index tăng 5.9 điểm lên 196.77 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 12.5% so với tuần trước đó xuống 51.360 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 16% xuống 3.208 triệu cổ phiếu. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 14.% so với tuần trước đó xuống 3.944 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 21.2% xuống 342 triệu cổ phiếu.
Nếu như để nói đến mức độ đóng góp, CTG, CVR, VNM, BID là những cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến Vn-Index. Tính riêng, BID đã đóng góp hơn 5 điểm cho chỉ số này, theo sau là VNM với gần 3 điểm đóng góp. Ở chiều ngược lại, VCB, NVL, GAS là những mã có tác động tiêu cực nhất.
Thị trường chỉ hồi phục nhẹ trong tuần qua khiến cho các nhóm ngành có sự tăng giảm xen kẽ nhau. Nhóm cổ phiếu dầu khí tăng mạnh nhất với 9.4% giá trị vốn hóa với các đại diện như BSR (+6,8%), OIL (+7,1%), PLX (+12,6%), PVD (+4,2%),… Nhóm xây dựng HBC (+2,7%), DPG (+20,1%), CTD (+7,4%), CTR (+10,8%),
Khối ngoại cũng mua ròng trên hai sàn với tổng cộng giá trị mua ròng đạt 1.768,7 tỷ đồng. Xét theo khối lượng ròng, FUEVFVND là chứng chỉ quỹ được mua ròng nhiều nhất với 12,2 triệu chứng chỉ quỹ. Cổ phiếu HPG và POW cũng được mua lần lượt là 11.7 triệu cổ phiếu và 9.6 triệu cổ phiếu.
Ngược lại, cổ phiếu VNL lại là mã bán ròng mạnh nhất với 8.7 triệu cổ phiếu.
Khối tự doanh chứng khoán ghi nhận 3/5 phiên mua ròng với giá trị hơn 300 tỷ đồng, nhóm này tập trung gom NVL, VNM.
Theo ông Hoàng Công Tuấn, chuyên gia MBS khuyến nghị, ở thời điểm hiện tại, nhà đầu tư dài hạn tập trung vào cốt lõi có kết quả kinh doanh vững chắc và có định giá rẻ, đặc biệt là những doanh nghiệp chia cổ tức bằng tiền mặt.
“Nếu nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý bi quan thì nhiều khả năng sẽ mất đi cơ hội lấy lại những gì đã mất”, ông Tuấn cho biết.
SHS đánh giá chỉ số VN-Index phục hồi và tiếp tục dao động trong biên độ hẹp là tín hiệu tốt cho thấy thị trường đã dần ổn định trở lại và có xu hướng phá vỡ downtrend dài hạn để chuyển sang một giai đoạn khởi sắc hơn.
Nhóm phân tích này kỳ vọng thị trường sẽ dần chuyển sang trạng thái tích cực trong thời gian tới khi Vn-Index đã về vùng điểm số tương đương thời điểm trước đại dịch. Khối ngoại liên tục mua ròng trở lại các cổ phiếu dẫn dắt như VCB, HPG, VNM, BID, CTG,… đang có những biến động tích cực hơn so với thị trường, khối lượng giao dịch giảm dần, các cổ phiếu đầu ngành đang tích lũy lại và bắt đầu chuyển sang giai đoạn tăng giá.
“Do thị trường vẫn trong xu hướng Downtrend nên giai đoạn hiện tại vẫn có thể xuất hiện những biến động mạnh trước khi giao dịch chặt chẽ lại và bước vào giai đoạn tăng giá mới”, SHS dự báo.
Nhà đầu tư không nên tham gia vào thị trường với tỷ trọng lớn trong giai đoạn này và tránh mua đuổi theo các phiên tăng giá. Danh mục dài hạn, nhà đầu tư nên kiên nhẫn tiếp tục nắm giữ bởi thị trường đã bắt đầu phát ra những tín hiệu hồi phục tích cực. nếu mua mới cổ phiếu nên lựa chọn những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, có tiềm năng tăng trưởng hoặc các cổ phiếu đầu ngành và có xu hướng phục hồi mạnh mẽ hơn thị trường chung.

Theo góc nhìn kỹ thuật, VDBS đánh giá, chỉ số VN-Index kết thúc tuần với nến Doji với bóng nến dài phía dưới cho thấy lực cầu gia tăng tốt trong khu vực 920-940 điểm. Tại khung đồ thị, 2 chỉ báo MACD và RSI cũng đồng loạt có tín hiệu tích cực trở lại. Nhưng vùng điểm 970-980 vẫn là kháng cự mạnh của thị trường trong ngắn hạn.
Nếu thanh khoản mua chủ động được duy trì tốt giúp chỉ số chung vượt ngưỡng kháng cự thì nhịp hồi phục sẽ có thể kéo dài lên vùng điểm 1.000-1.020.
VCBS khuyến nghị, các nhà đầu tư dài hạn chế mua đuổi nếu cổ phiếu đã tăng mạnh, giữ tỷ trọng cổ phiếu hợp lý, khoảng 30% tài khoản để có thể quản trị được rủi ro nếu thị trường bất ngờ xuất hiện áp lực bán.