Cuộc chiến tranh do Nga phát động và Ukraine vào 24/2 đã khiến thế giới rung động và Liên minh Châu Âu (EU) cùng với Mỹ đã đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt lên Nga. Tuy nhiên việc trừng phạt này cũng khiến cho Châu Âu gặp phải đòn đáp trả mạnh không kém từ Nga khi Nga tuyên bố sẽ giảm dần nguồn cung cấp khí đốt cho EU.
Trong tuần vừa qua, lượng khí đốt từ Nga sang Đức qua đường ống Nord Stream 1 đã giảm 20% công suất mà theo Nga đưa ra lý do là “bảo trì”.
Khí đốt từ Nga là nguồn năng lượng quan trọng đối với người dân Châu Âu, nó được ví như “nguồn nhựa sống” bởi khi mùa đông đến thì nhu cầu sưởi ấm của người dân cũng như các doanh nghiệp, nhà máy, phát điện là rất cao.
Các nước Châu Âu thường trải qua mùa đông lạnh giá khi nhiệt độ âm và nhờ có khí đốt họ mới có thể giữ ấm được cơ thể và bảo vệ sức khỏe được ổn định.
Trước khi cuộc chiến tranh nổ ra, Nga cung cấp cho Châu Âu 40% nhu cầu khí đốt nhưng sau cuộc chiến tranh thì Nga đã giảm dần dần và có khả năng bị Nga cắt hoàn toàn.
Các nhà lãnh đạo Châu Âu đã đưa ra cáo buộc rằng Nga sử dụng năng lượng để làm “vũ khí” chống lại những nước này khi đã áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế lên Nga vì đã xâm lược Ukraine.
Còn về phía Moscow, điện Kremlin bác bỏ những cáo buộc này và đổ lỗi ngược lại cho phía Châu Âu vì đã áp dụng biện pháp trừng Phạt lên Nga khiến cho việc cung cấp năng lượng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó thì Nga cũng đưa ra nguyên do là bởi yếu tố kỹ thuật bất khả kháng nên mới phải dừng cấp khí đốt.
Trong cuộc họp giữa các nước phương Tây vào tuần trước, EU đã nhất trí kế hoạch phân chia lượng khí đốt trong mùa đông năm nay để có thể vượt qua được tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” nếu như Nga tiếp tục cắt giảm lượng khí đốt hoặc là dừng hoàn toàn việc cung cấp khí đốt.
Vậy, liệu Châu Âu có thể “sống” nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt không?
Một vài số liệu và thông tin quan trọng về cuộc chiến năng lượng giữa Nga – EU được hãng tin AP điểm qua như sau:
Nguồn khí đốt từ Nga sang phương Tây đã giảm tới mức nào?
Chưa có số liệu chính xác về con số mà Nga đã giảm lượng khí đốt sang EU. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng dòng chảy này đã giảm mạnh sau cuộc chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra.
Trước khi diễn ra cuộc chiến tranh này thì dường như Nga đã có sự chuẩn bị trước khi không bán khí đốt trên thị trường giao ngay mà chỉ cung cấp qua các hợp đồng dài hạn.
Sau khi diễn ra chiến tranh, Nga đã đình chỉ việc cung cấp khí đốt tới 6 nước Châu Âu đó là Hà Lan, Ba Lan, Đan Mạch, Bulgaria, Phần Lan và Latvia. Nguyên nhân mà các nước này bị dừng việc cung cấp khí đốt đó là những nước này không thanh toán bằng đồng Rúp, riêng Latvia thì bị Nga cáo buộc là nước này vi phạm điều kiện mua hàng còn cụ thể là gì thì không rõ.
Không chỉ vậy, Nga cũng giảm nguồn cung cấp khí đốt tới 6 quốc gia Châu Âu khác mà điển hình là Đức đã bị Nga cắt giảm tới 80% nguồn cung khí đốt thông qua Nord Stream 1. Riêng công ty Shell Energy Europ tại Đức đã bị Nga ngừng cung cấp khí đốt hoàn toàn.
Khí đốt của Nga có tầm ảnh hưởng tới Châu Âu như thế nào?
Các nước Châu Âu thường phải dự trữ khí đốt trước khi mùa đông lạnh giá đến nhưng hiện tại thì dự trữ khí đốt trong khu vực mới chỉ đạt được 65% nhu cầu trong khi mục tiêu đặt ra là 80% vào cuối tháng 10 hàng năm.
Khí đốt là nguồn năng lượng để phục vụ cho các hoạt động như:
- Phát điện
- Sưởi ấm
- Sản xuất ô tô
- Luyện thép
- Sản xuất chai lọ thủy tinh
- Tiệt trùng bơ/sữa
Trước chiến tranh thì Nga cung cấp khoảng 40% nhu cầu về khí đốt của Châu Âu nhưng hiện nay thì tỷ trọng này chỉ còn 15%. Những hệ quả điển hình của việc thiếu năng lượng từ Nga của Châu Âu có thể kể tới đó là:
+ Nhiều người dân Châu Âu sẽ không thể trải qua mùa đông ấm áp như trước
+ Giá khí đốt tăng vọt kéo theo lạm phát xảy ra
+ Châu Âu đứng trước nguy cơ suy thoái nếu không thể giải quyết tình trạng lạm phát và khủng hoảng năng lượng.
+ Nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ngưng trệ vì thiếu điện, khí đốt
Đường ống Nord Stream 1 là gì?
Nord Stream 1 là đường ống dẫn khí đốt chính chạy ngầm dưới biển Baltic mà Nga cung cấp cho Đức. Sau khi giảm cung cấp khí đốt qua Nord Stream 1 cho Đức thì Nga đã đưa ra lý do là một turbine của đường ống đang được gửi tới Canada bảo dưỡng và chưa xong, còn 1 tourbine khác thì lại bị hỏng và cần sửa lại.
Dmitry Peskov, người phát ngôn của điện Kremlin đã thông báo tới truyền thông rằng:
Tình hình càng thêm phần phức tạp vì các hạn chế và trừng phạt áp lên đất nước chúng tôi
Tuy nhiên những nhà lãnh đạo của Châu Âu thì họ nói rằng giải thích này của Nga chỉ là viện cớ. Bộ trưởng Bộ Kinh tế Robert Habeck của Đức cho rằng, Nga đang tìm cách ngăn cản sự hỗ trợ của EU dành cho Ukraine và còn gây ra sự chia rẽ trong liên minh Châu Âu bằng cách khuấy đảo sự bếp bênh và đẩy giá cả lên cao.
Theo như con số ước tính thì phương Tây cần phải tích trữ 12 tỷ mét khối khí đốt mới đạt được mục tiêu dự trữ khí đốt để đảm bảo cung cấp đủ trong mùa đông.
Ngoài Nord Stream 1 thì còn 3 đường ống khác dẫn khí đốt sang Châu Âu từ Nga. Tuy nhiên đường ống đi qua Ba Lan và Belarus cũng đã bị dừng hoạt động. Đường ống đi qua Ukraine và Slovakia cũng đang cho thấy lượng khí giảm giảm dần sau cuộc chiến tranh. Đường ống còn lại đi qua Thổ Nhĩ Kỳ vào Bulgaria.
Ngoài khí đốt từ Nga, châu Âu cũng có mua khí đốt qua các đường ống từ Na Uy, Bắc Phi và Azerbaijan.
Gây ra cuộc chiến khí đốt, Nga đang muốn làm gì?
Nga có thể đang gây áp lực cho Châu Âu để khiến cho Châu Âu nhượng bộ Moscow trên bàn đàm phán. Theo như Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thì ngân sách của Nga vẫn dồi dào dù bị trừng phạt từ phương Tây vì giá năng lượng tăng cao.
Giám đốc điều hành Fatih Birol của IEA phát biểu ý kiến cho rằng:
Xét tới những gì chúng ta đã chứng kiến trong 1 năm qua, sẽ là thiếu khôn ngoan nếu loại trừ khả năng Nga chấp nhận từ bỏ doanh thu từ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu để giành lấy đòn bẩy chính trị.
Các nước phương Tây sẽ phải làm sao?
Khi nguồn cung khí đốt giảm mạnh đã khiến cho các nước Châu Âu phải tìm đến nguồn năng lượng thay thế là LNG, tuy nhiên giá cả của LNG lại đắt hơn khí đốt mua từ Nga bởi LNG phải vận chuyển bằng tàu biển từ Mỹ và Qatar. Đức đã phải xây dựng cảng nhập khẩu LNG trên bờ biển Bắc của mình nhưng mà tiến độ của các cảng này khó có thể hoàn thành toàn bộ trong năm nay, thậm chí mất vài năm để hoàn thành. Dự kiến cảng đầu tiên có thể hoàn thành vào cuối năm nay.
Tuy nhiên LNG lại không thể đáp ứng đủ nguồn năng lượng còn thiếu từ khí đốt của Nga và các cảng xuất khẩu LNG trên toàn cầu đang hoạt động hết công suất nhưng vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu.
Một vụ nổ tại một cảng khí đốt ở Freeport, Texas – chủ yếu xuất khẩu khí đốt sang châu Âu – đã khiến cho nguồn cung LNG của châu Âu giảm 2,5% chỉ sau một đêm.
Bên cạnh đó, châu Âu còn phải cạnh tranh với châu Á để giành giật nguồn LNG hạn hẹp nên khả năng giá khí đốt sẽ tiếp tục ở mức cao.
Với Châu Âu lúc này, tiết kiệm khí đốt cùng với việc tăng sử dụng các nguồn năng lượng thay thế khác là việc sống còn.
+ Đức đã phải đưa ra phương án đấu giá khí đốt để khuyến khích việc tiết kiệm và dự kiến sẽ kéo dài thời gian sử dụng của các nhà máy nhiệt điện bằng than cũng như càid đặt lại các bộ ổn nhiệt tài các tòa nhà công cộng.
+ Các bộ trưởng về năng lượng của EU đã thống nhất ban hành dự thảo luật nhằm giảm 15% lượng tiêu thụ khí đốt trong giai đoạn từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023 trên tinh thần tự nguyện.
+ Lãnh đạo Italy, Pháp và EU mới đây đã ký thoả thuận với các đối tác ở Algeria, Azerbaijan và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) để mua thêm khí đốt tự nhiên và LNG từ các quốc gia này.
Mùa đông này sẽ có thể là mùa đông lạnh giá với người dân Châu Âu
Châu Âu dự kiến sẽ cắt giảm nguồn khí đốt đối với các doanh nghiệp còn nhà dân, trường học, bệnh viện thì khả năng bị cắt giảm nhiệt sưởi là thấp. Tuy nhiên người dân nếu muốn sử dụng khí đốt để sưởi ấm như mọi năm thì sẽ phải trả mức phí cao hơn nhiều nếu họ không tiết kiệm.
Thời gian còn lại sẽ rất bất lợi với Châu Âu
Các nước Châu Âu sẽ phải chuẩn bị tinh thần để đối phó với việc khủng hoảng năng lượng tồi tệ lịch sử nếu như không cùng nhau đoàn kết để cùng nhau vượt qua. Bài kiểm tra này sẽ không được phép thất bại vì hậu quả có thể vô cùng nghiêm trọng nếu như Châu Âu không thể vượt qua được mùa đông khi nguồn năng lượng thiếu hụt.
Theo VnEconomy