Chỉ trong vòng 3 thàng trở lại đây, cổ phiếu ngành ngân hàng hầu như đều có mức giá chiết khẩu từ 30 – 40%.
Những cổ phiếu giảm giá mạnh nhất đó là VIB -42%; VBB 41%; PGB -41,78%; SHB -40%; MSB -38%; STB -39%, TCB -30%…và không có một đại diện cổ phiếu ngành ngân hàng nào tăng giá trong 3 tháng vừa qua.
Nguyên nhân khiến giá cổ phiếu ngành ngân hàng giảm mạnh là gì?
Có lẽ lý do lớn nhất tác động đến cổ phiếu nhóm ngân hàng đó chính là việc Chính phủ thắt chặt dòng vốn tín dụng vào Bất động sản, thanh tra lại trái phiếu các doanh nghiệp BĐS vì lo ngại nợ xấu tăng cao khiến cho các doanh nghiệp BĐS không có vốn để thực hiện dự án mới.
Bên cạnh đó thì việc lạm phát toàn cầu tăng cao cũng khiến cho nhà đầu tư bị lo sợ trong khi cổ phiếu ngành ngân hàng là nhóm cổ phiếu có mức giá khá cao trên thị trường nên nhà đầu tư cũng rụt rè hơn.
Kỳ vọng nâng vốn của ngân hàng Quốc doanh
Theo đánh giá của các công ty chứng khoán, định giá ngành ngân hàng hiện nay đang khá là hấp dẫn về cả vi mô lẫn vĩ mô.
Theo số liệu nghiên cứu của Agriseco, chỉ số P/B trung bình ngành ngân hàng hiện nay là 1,6x (thấp hơn so với mức trung bình 5 năm trở lại đây) và thấp hơn so với Vn-Index. Nếu so sánh với ngành ngân hàng của các nước trong khu vực thì cao hơn một chút (trung bình khu vực là 1,3x). Tuy nhiên ROE của Việt Nam lại cao hơn hẳn các nước trong khu vực, cụ thể là ROE của Việt Nam là 18,6x% trong khi các nước khác chỉ có 10,x%.
=> Agriseco Research đánh giá cổ phiếu ngành ngành ngân hàng hiện nay đang có giá chiết khấu tốt, có thể lựa chọn để đầu tư trong năm 2022.
Theo kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2022 cho thấy, hầu như các ngân hàng đều kỳ vọng mức tăng trưởng tốt, trung bình tăng 30% so với cùng kỳ nhờ vào chính sách thúc đẩy phục hồi sau dịch covid 19 của Chính phủ.
Đáng chú ý là các ngân hàng tư nhân trong năm nay đều đặt ra mục tiêu tăng trưởng khá ấn tượng như VPB mục tiêu tăng 107% dựa vào việc nhận được khoản phí trả trước 1 lần từ hợp đồng gia hạn bảo hiểm với AIA.
Trong nhóm ngân hàng TMCP nhà nước thì BID cũng đặt ra chỉ tiêu tăng 52% so với cùng kỳ nhờ vào việc chi phí dự phòng giảm. Còn ngân hàng VCB thì đặt ra chỉ tiêu tăng lợi nhuận trước thuế 12%, tuy thấp hơn các ngân hàng khác nhưng vẫn được cho là tích cực bởi quy mô của VCB lên tới 30.676 tỷ đồng, cao nhất toàn ngành.
Ngoài ra, trong năm 2022, có nhiều ngân hàng lên kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu bằng việc phát hành thêm cổ phiếu riêng lẻ hay phát hành ra công chúng.
Nếu xét về bộ đệm an toàn vốn CAR thì nhóm ngân hàng nhà nước đang nằm trong khoảng 9% còn nhóm ngân hàng tư nhân đang là 11 – 15%. Trong khi các ngân hàng TMCP tư nhân đang ngày càng mở rộng tốc độ và quy mô vốn thì nhóm ngân hàng nhà nước cũng phải thay đổi chính sách để nâng cao nguồn vốn nếu không muốn mất vị thế.
Khả năng trong thời gian tới, các ngân hàng nhà nước cũng sẽ thực hiện nâng vốn điều lệ để củng cố vị trí cũng như tăng sức mạnh để ứng phó với các rủi ro tài chính.
Theo Agriseco thì trong những quý tiếp theo, cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ có cơ hội bứt phá nhờ vào:
- Dư địa đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng sau khi dịch bệnh được khống chế
- Gói hỗ trợ lãi suất 2% giúp ngân hàng gia tăng thu nhập lãi thuần và kéo dài thời hạn áp dụng Nghị định 42 về thí điểm xử lý nợ xấu giúp hỗ trợ chất lượng tài sản.
- Kế hoạch 2022 tăng trưởng tích cực
- Kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ dự kiến sẽ triển khai trong năm 2022
- Mặt bằng giá cổ phiếu Ngân hàng đã trở về trạng thái hấp dẫn
Nhờ vào quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ nên xét về trung và dài hạn, ngành ngân hàng có thể sẽ vực dậy, nâng cao được năng lực tài chính nhờ vào việc tăng vốn, phát hành cho các đối tác chiến lược.
Hơn thế nữa, trong hệ thông các ngân hàng hiện nay đã đa dạng các loại hình kinh doanh, bao gồm cả ngân hàng – chứng khoán – bảo hiểm – sản phẩm tài chính 4.0 cũng có thể giúp cho các ngân hàng nâng cao lợi nhuận trong thời gian tới.
Nhà đầu tư có vẻ đang phản ứng thái quá
Theo báo cáo của công ty chứng khoán Yuanta, thì các ngân hàng có tiềm năng tăng trưởng tích cực trong những quý tới đó là: ACB, MBB và VCB. Lý do ACB đứng đầu tiên bởi ngân hàng này đang đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng doanh thu APE 4 tháng đầu năm 2022, theo sau là ngân hàng MBB và ngân hàng lớn nhất hiện nay là VCB.
Theo phân tích cua Yuanta thì các ngân hàng sẽ hạn chế việc bị phụ thuộc vào mảng cho vay trong tương lai. Phí dich vụ và doanh thu bancassurance (phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng) là 2 yếu tố chính trợ lực cho ngân hàng gia tăng lợi nhuận.
Theo thống kê của 17 ngân hàng có cổ phiếu niêm yết hiện nay thì Bancasurrance đang chiếm 37% trong tổng thu nhập phí của năm 2021. Dự báo trong tương lai, tỷ trọng đóng góp của mảng này sẽ giúp doanh thu của ngân hàng như CTG, VCB, TCB, VPB, MSB và STB tăng lên tích cực nhờ vào việc ký kết hợp đồng độc quyền với các hãng bảo hiểm. Kỳ vọng trong năm 2025, tổng doanh thu của mảng bancassurance sẽ chiếm 50% thu nhập từ phí của toàn ngành ngân hàng.
Theo VnDirect thì ngành ngân hàng cũng được đánh giá là sự lựa chọn phù hợp trong khi tình hình kinh tế đang dần hồi phục sau covid 19. Các ngân hàng có thể tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận khoảng 29,4% so với cùng kỳ và trong 1 năm là khoảng 22% nhờ vào tín dụng tăng trưởng ổn định, thu nhập từ phí tăng cùng sự kiểm soát tốt của chi phí tín dụng.
Cổ phiếu ngành ngân hàng hiện nay đang có mức P/BV chỉ khoảng 1,46 trong khi P/BV trung bình 3 năm đang là 2 lần mà lợi nhuận vẫn tăng trưởng tốt cùng ROE cao. Mức định giá này khá là hấp dẫn ở thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên cũng có những rủi ro mà ngành ngân hàng có thể gặp phải đó là vấn đề về lạm phát tăng cao khiến NIM thu hẹp cùng với nợ xấu gia tăng sau khi thông tư 14 kết thúc.
Tâm lý NĐT ở thời điểm hiện tại cũng rất e dè, điển hình là thanh khoản hiện nay khá thấp cho thấy nhà đầu tư đang có phản ứng hơi thái quá trong việc Chính phủ thắt chặt nguồn vốn. Việc làm này của chính phủ sẽ giúp cho thị trường chứng khoán an toàn, minh bạch và phát triển bền vững hơn trong tương lai.
VnDirect nhấn mạnh thêm:
“Những sự kiện nói trên sẽ không đem lại những hệ quả nghiêm trọng và các ngân hàng Việt Nam có thể vượt qua mọi rủi ro về chất lượng tài sản nhờ vào bộ đệm dự phòng lớn và việc kiểm soát chặt chẽ khi giải ngân vào phân khúc bất động sản có rủi ro cao; đợt bán tháo ồ ạt vừa qua đã đưa định giá của các ngân hàng về mức rất hấp dẫn”.