Lạm phát đang là nguyên nhân hàng đầu khiến thị trường chứng khoán bước và thời kỳ giảm mạnh gần đây. IMF dự báo tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2022 ở mức đáng báo động. Cụ thể, các nước phát triển có CPI khoảng 5,7% và các nước mới nổi là 8,7%. Phản ứng của các ngân hàng trung ương khi lạm phát tăng thì lãi suất ngân hàng sẽ tăng dần lên và cung tiền chậm lại khiến giá cổ phiếu sụt giảm.
Chỉ số CPI ở Việt Nam trong tháng 4 ở mức khiêm tốn là 2.64% so với cùng kỳ, tuy nhiên CPI được đánh giá sẽ tăng dần lên do áp lực giá cả ngày càng tăng cao, lợi suất trái phiếu của như lợi suất ngân hàng sẽ tăng dần lên, hiện tại lợi suất ở một số ngân hàng thương mại đã tăng.
Trong bối cảnh lạm phát và lãi suất gia tăng, theo đánh giá của Mirae Asset, cổ phiếu của những doanh nghiệp sở hữu nhiều tiền mặt sẽ có cơ hội hưởng lợi.
Tính từ mức giá đóng cửa ngày 4/4 là 1.524 đến nay 19/05/2022, VN-Index đã giảm 280 điểm tương ứng với mức giảm 20%. Chỉ số giảm mạnh kéo theo nhiều cổ phiếu ghi nhận mức giảm lớn hơn nhiều lần mức giảm phổ biến của các cổ phiếu có thanh khoản cao giao động từ 40% đến 60%.
Theo thống kê từ FiiGroup cho thấy, nhiều cổ phiếu sau khi giảm mạnh, vốn hóa đã giảm về gần với giá trị khoản mục tiền mặt là tài sản được xem là có tính an toàn cao trong giai đoạn biến động lớn như khoảng thời gian vừa qua. Danh sách lọc 15 cổ phiếu có tiền/vốn hóa lớn nhất không bao gồm các doanh nghiệp tài chính như Bảo hiểm, ngân hàng, công ty chứng khoán.

Ngày 13/5/2022, PVG là doanh nghiệp có tỷ lệ tiền ròng sau khi trừ các khoản nợ vay ngắn hạn và dài hạn lớn nhất, lên đến 218,16% mức vốn hóa của doanh nghiệp, tiếp theo là TCH với mức 97,57% và CTD là 94.31%.
Tiếp theo là những doanh nghiệp khác như DXP của Cảng Đoạn Xá, PSW của Phân bón hoá chất Dầu khí Tây Nam Bộ, FIT của Tập đoàn F.I.T, PVS của Dầu khí PTSC, OIL, DCM, DPR, DPM, NDN, LHG, VIP, PTL.

Chỉ xét riêng các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực sản xuất, thống kê cho thấy nhiều doanh nghiệp hiện đang có dòng tiền cải thiện tốt trong quý 1 năm nay, thêm vào đó các doanh nghiệp này cũng đang sở hữu lượng tiền mặt lớn.
Dẫn đầu danh sách là PVS với giá trị tiền ròng/vốn hóa là hơn 72%, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của PVS cũng cải thiện mạnh từ mức -1.356 tỷ đồng trong quý 1/2021 lên mức 667 tỷ đồng trong quý 1/2022.