Sốt giá khu đất bị bỏ hoang 14 năm
Vào khoảng giữa tháng 3-2020, thôn Đồng Táng (xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất) bỗng chốc được nhiều người đến mua đất như báo chí phản ánh trước đó. Cứ tưởng sẽ lắng luôn sau đó thì những ngày gần đây đất nền khu giãn dân tại thôn Đồng Táng lại tiếp tục đực rao báo, mời chào trên mạng.g.
Ông Đông người xã Đồng Trúc giới thiệu: “Ở khu giãn dân tôi chỉ còn 3 lô. Dịp cuối năm đất Đồng Trúc sốt trở lại, giá lô 184 m2 là 14,3 triệu đồng/m2, không mua ngay từ giờ đến Tết Nguyên đán muốn đặt mua cũng không còn”.
Tuy nhiên, một “cò” đất tên Hùng cho biết: “Hiện tại khu giãn dân chỉ còn duy nhất một lô 184 m2 của tôi mua lại từ người dân địa phương. Những người rao thông tin bán lô đất 184 m2 là giả mạo. Hiện tại, lô đất này tôi đang bán với giá 15,5 triệu đồng/m2, chưa thuế phí”.
Tìm hiểu từ người dân địa phương, họ chán nản vì những thông tin sai sự thật. Theo bà Nguyễn Thị Bích, 61 tuổi người xã Đồng Trúc cho biết cứ sốt đất chứ làm gì có người dân nào xây nhà, vì khu đất này là đường cụt nằm cạnh cánh đồng. “Người nhà tôi mua lại một lô ở khu giãn dân thôn Đồng Táng với giá 10 triệu đồng/m2, rao bán liên tục gần 3 năm nay nhưng vẫn chưa bán được vì khách trả giá không quá cao hơn so với thời điểm mua”, bà Bích chia sẻ.
Theo Chủ tịch UBND Xã Đồng Trúc ông Nguyễn Trung Kiên khẳng định đất Đồng Trúc sốt trở lại là thông tin sai sự thật. Theo ông giải thích: “Khu đất giãn dân thôn Đồng Táng phân lô từ năm 2007, nhưng đến nay hơn 14 năm vẫn để không do người dân địa phương chưa có nhu cầu xây nhà”.
Giá sốt cao trên trời
Tháng 9/2021, dù UBND TP. Hà Nội mới chỉ đạo giao nhiệm vụ nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo nối liền quận Hoàn Kiếm và Long Biên, tuy nhiên ngay sau đó thì giá đất thổ cư ở một số tuyến đường như Hồng Tiến, Lâm Du bỗng chốc tăng chóng mặt.

Giá đất khu vực này đang từ khoảng 150 triệu đồng/m2 mặt đường đã tăng lên 200 triệu đồng/m2, có nơi đã tăng đến 300 triệu đồng/m2. Cho đến nay, cơn sốt đất đã qua, tuy nhiên giá vẫn được “cò đất” đẩy lên mức cao, có lô được rao bán với giá 425 triệu đồng/m2.
Dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại Hà Nội, một số khu vực huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh hay Hoài Đức giá đất thổ cư và đất trong dự án khu đô thị cũng tăng một cách chóng mặt.
Loạt khu đất liền kề như khu biệt thự ở xã Tiền Phong (huyện Mê Linh), Xã An Khánh ( Hoài Đức) đã bỏ hoang hơn 10 năm nhưng cũng được thổi giá tăng bất thường.
Cơn sốt ảo nhiều hệ lụy
Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết, dù có cơ quan chức năng vào cuộc với nhiều biện pháp ngăn chặn sốt đất từ đầu năm 2021, nhưng gần đây tại nhiều địa phương ở Hà Nội lại tiếp tục có dấu hiệu sốt đất trở lại.
Ông chia sẻ: “Sốt đất tạo ra đầu cơ, giá ảo trong thị trường bất động sản, ở đó nguy cơ đổ vỡ trên diện rộng cũng có thể xảy ra”.
Ông cũng băn khoăn rằng sau cuộc đấu giá với mức giá cao kỷ lục ở Thủ Thiêm: “Như vậy thì ai là người được hưởng lợi? Nếu có việc thổi giá đất gây sốt ảo không đúng giá trị thực thì sẽ kìm hãm phát triển nền kinh tế”.
Theo luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo, Phó giám đốc Công ty TAT Law firm, phân tích bất động sản sốt ảo rất đáng lo ngại, nó không chỉ gây bất ổn thị trường nhà đất mà còn là một trong những nguyên nhân tạo ra sự cản trở cho tiến trình tạo lập chất lượng đời sống của người dân và các chương trình phát triển nhà ở.

Theo lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản lớn, trong vụ đấu giá đất Thủ Thiêm, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra rà soát lại công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để kịp thời phát hiện cũng như xử lý những sai phạm trong đấu giá đất, nhằm ngăn chặn lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường trục lợi. Vì vậy mà cần sớm rà soát và công bố kết quả. Nhìn từ kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, họ đã bị lợi dụng đấu giá để đẩy giá đất. Cho nên họ có chính sách rất rõ ràng, với mục đích rõ: Chống lợi dụng đấu giá đất. Đơn cử như hạn chế đấu giá riêng lẻ mà tập trung nhiều cuộc cùng lúc, đa dạng hơn thông tin và diễn biến, giảm tác động tâm lý. Vì vậy, Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm các nước để giảm biến động đất đai.
Câu nói trên được ông Hồ Đức Phớc đã chia sẻ trong phiên thảo luận của tổ chiều ngày 4/1 về gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển KT-XH (được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất). Ông cho rằng, việc đấu giá đất tại Thủ Thiêm lên đến 2,4 tỷ đồng/m2 là rất bất thường và cho biết đang kiểm tra những doanh nghiệp liên quan trên thị trường chứng khoán. Ông cho biết, việc huy động trái phiếu doanh nghiệp có lỗ hổng nên bộ Tài chính hiện đang đề xuất với chính phủ sửa đổi Nghị định về phát triển trái phiếu của doanh nghiệp. Theo đó, những doanh nghiệp nợ xấu, thua lỗ sẽ không đủ điều kiện phát hành, tránh làm nhiễu loạn thị trường chiếm dụng nguồn vốn của nhà đầu tư. “Vì nhiều trường hợp vốn vay gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu nhưng vẫn phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn. Chẳng hạn, đấu giá đất ở Thủ Thiêm là điển hình làm nhiễu loạn thị trường”, ông Phớc đánh giá. Trả lời thêm về vấn đề này bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính so sánh: Cũng tại TP.HCM, đường Nguyễn Huệ có giá trung bình 1,5 tỉ đồng/m2. Trong khi Thủ Thiêm vẫn đang còn xây dựng, hoang vắng, mức đấu giá lên tới 2,4 tỉ đồng/m2 là không phù hợp, giá không thực.