Chỉ còn 6 ngày nữa Tết Nguyên Đán cổ truyền của Việt Nam, nhà đầu tư cũng sẽ như bao người khác có được kỳ nghỉ dài phía trước. nên mua hay mua tích lũy trước Tết đang là một câu hỏi lớn đối với nhiều người. Và đáp lại câu hỏi này sẽ là một phần lớn để xác định xu hướng thị trường chứng khoán sau Tết.
Thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến thế nào sau Tết?
Như những năm trước đây, trước kỳ nghỉ dài của thị trường, nhà đầu tư thường có tâm lý giữ tỷ trọng tiền cao trong danh mục để đảm bảo an toàn cho tài khoản. Lý do cũng là vì họ lo sợ rằng những sự kiện có thể xảy ra ngoài dự đoán trong một khoảng thời gian dài. những nhà đầu tư theo trường phái “an toàn là bạn” thường chọn cách này và họ bán giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.
Nhưng theo thống kê, từ năm 2001 đến nay, tỷ lệ VN-Index tăng điểm trong 5 ngày đầu tiên của năm mới áp đảo so với những năm giảm điểm. Nhất là năm 2004, thị trường chứng khoán tăng điểm chưa từng có lên 13% chỉ trong 5 phiên giao dịch ngay sau Tết. Năm 2012 cũng là một năm ấn tượng với đà tăng 7,71%. Cá biệt có chuỗi 6 năm liên tiếp từ 2014 đến 2019 TTCK đều ghi nhận mức tăng giá sau kỳ nghỉ lễ dài trong đó 2018 và 2019 là 2 năm bứt phá mạnh nhất.
Trong năm 2020, nhà đầu tư đã gặp “thiên nga đen” chính là dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc và gây lên đại dịch lớn trên toàn cầu. Sau kỳ nghỉ lễ dài, VN-Index giảm điểm 6,61%. Nhưng đến năm 2021 thì nhà đầu tư đã nhận rõ được “thiên nga đen” thì họ lại có hành động trái ngược năm 2020. Nhiều nhà đầu tư thu mua cổ phiếu trước Tết và rồi tết Nguyên Đán năm ngoái họ đã thắng đậm nhờ mạnh tay mua khi những người khác sợ hãi.

Theo thống kê, ngay sau kỳ nghỉ cuối cùng trước Tết năm 2021 tức là thứ Hai (8/2/2021) và ngày thứ Ba (9/2/2021) thì nhà đầu tư đã mạnh tay thu mua gom cổ phiếu. Đặc biệt là trong ngày 8/2, khi mà thị trường chứng khoán bất ngờ giảm mạnh 44 điểm đẩy giá nhiều cổ phiếu xuống thấp thì lực mua mạnh xuất hiện. Trong phiên giao dịch tiếp theo (9/2), nhà đầu tư mua mạnh cổ phiếu vào đầu phiên khi mà TTCK đang giảm. Lực mua mạnh bất ngờ này đã khiến chỉ số từ mức -5 điểm “quay đầu” tăng mạnh lên +28 điểm cuối phiên. Nhờ sự bứt phá kể trên, những nhà đầu tư đã gom cổ phiếu vào phiên 8 và đầu phiên 9/2 đã tạm lãi khá đậm ngay trước khi Tết. Sau Tết thì thị trường chứng khoán bứt phá mạnh mẽ với +41 điểm phiên 17/2 và +19 điểm phiên 18/1. Trong phiên ngày 19/2 thì thị trường có sự điều chỉnh nhưng không quá lớn. Như vậy, nhóm các nhà đầu tư mua gom cổ phiếu trước Tết năm ngoái đã ăn trọn 3 phiên tăng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán.
Nhà đầu tư nên mua hay bán cổ phiếu trước tết năm 2022?
Trong ba phiên giao dịch cuối tuần trước, nhà đầu tư nhận thấy bên mua đang khá “hung hãn”. Mặc dù với lực bán cơ cấu danh mục trước kỳ nghỉ lễ dài nhưng thị trường chứng khoán khá cân bằng. Và thời điểm hiện tại, nhà đầu tư vẫn còn 5 phiên giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết. Việc mua cổ phiếu trước tết đang được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Chính vì vậy lực mua đã giúp thị trường vừa giảm sâu đã phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, bên bán cơ cấu cũng mạnh tay không kém phần.
Để nhà đầu tư có thêm lý luận nên mua hay bán trước Tết thì hãy cùng điểm qua một số yếu tố sau:
- Thứ nhất: Một kỳ nghỉ lễ dài có thể mang lại những yếu tố ngoài dự đoán của nhà đầu tư. Vì thế, trên quan điểm thận trọng, nhiều nhà đầu tư thường chọn phương án an toàn là giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. Đừng quên rằng, dù xác suất thị trường sẽ tăng sau Tết là rất cao nhưng sự kiện “thiên nga đen” năm 2020 đã khiến nhiều nhà đầu tư mất tiền.
- Thứ hai: TTCK Việt Nam điều chỉnh mạnh trong 2 tuần trước những phiên cuối cùng của năm 2021 đã kéo tụt chỉ số VN-Index về ngưỡng 1.460 điểm hiện tại tương ứng đã mất 80 điểm. Cú giảm mạnh này khiến nhiều cổ phiếu rẻ hơn trước đó và việc gom mua trước Tết diễn ra mạnh hơn.
- Thứ ba: Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp dù Việt Nam đã triển khai tiêm vaccine cho người dân. Một khi nhà đầu tư đã quen với sự kiện thì sự kiện đã nằm trong những yếu tố quyết định của nhà đầu tư.
- Thứ tư: TTCK có những phiên tăng sốc – giảm sâu, nếu nhà đầu tư giữ trạng thái tiền/cổ phiếu quá cao thì rủi ro mua đuổi giá ngay sau Tết trong kịch bản thị trường chứng khoán tăng mạnh. Ngược lại, giữ tiền mặt thấp quá hoặc dùng margin cao xuyên tết sẽ khiến nhà đầu tư chịu rủi ro nhiều hơn.
- Thứ năm: Dòng tiền trên thị trường chứng khoán vẫn dồi dào, thanh khoản thị trường những tuần cận Tết vẫn duy trì trên tỷ đô cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư còn nhiều. Trong hội thảo nhận định cơ hội thị trường chứng khoán năm 2022 mới đây, chuyên gia của chứng khoán MBS dự báo chỉ số VN-Index có thể đạt được ngưỡng 1.630 điểm đến 1.720 điểm năm 2022 trong điều kiện thanh khoản toàn thị trường có thể duy trì ở mức 27 nghìn tỷ đồng/phiên đến 31 nghìn tỷ đồng có thể giúp GDP tăng trưởng lên mức 6,5% trong năm 2022, hoạt động thoái vốn nhà nước với các doanh nghiệp như SAB, FPT, BVH, Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam… và triển vọng nâng hạng thị trường.
Hành động ra sao trên thị trường vốn dĩ không hoàn toàn đúng, nó cũng có sai. Mỗi nhà đầu tư có những chiến lược giao dịch của mình với các ưu tiên khác nhau. Điều quan trọng là nhà đầu tư bây giờ là giữ cho mình cái đầu tỉnh táo để quyết định, tránh hành động mua bán theo cảnh tăng sốc bán giảm sâu thị trường.