Tại Diễn đàn “Phục hồi và Bức tốc tăng trưởng: Từ chính sách Kích thích kinh tế đến sức bật của các ngành, địa phương và doanh nghiệp do VnEconomy phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức vào sáng ngày 14/1, ông Phan Đức Hiếu – Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp không dàn trải.
Quy mô Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội gần 350.000 tỷ đồng, điểm quan trọng trong quá trình thảo luận là phạm vi quy mô đối tượng đó như thế nào? Quỹ hỗ trợ có trọng điểm chứ không dài trải nhiều cho nhóm đối tượng khác nhau đều muốn có hiện diện trong này, nhiều người hỏi tại sao không hỗ trợ những doanh nghiệp lớn nhưng không nằm trong vì gói này tập trung vào những doanh nghiệp bị tác động lớn, khó khăn do dịch bệnh.

Theo ông Hiếu chia sẻ: “Quan trọng nhất là chương trình có thời hạn, các chính sách này bổ sung chứ không thay thế bất cứ một chương trình hay Nghị quyết nào khác, không thay thế các nhiệm vụ mà Chính phủ phải thực hiện trong nhiệm vụ thường xuyên của mình. Thời gian thực hiện trong vòng 2 năm. Mục tiêu tăng trưởng trung bình 6,5 đến 7,0% giai đoạn 2021-2025”.
Ông cũng đề cập có hai tác động nghiêm trọng mà buộc ta phải hành động đó là:
- Thứ nhất, dịch bệnh là suy thoái, bộ lộ nhiều yếu điểm hạ tầng y tế xã hội, chúng ta buộc phải khắc phục ngay.
- Thứ hai: Sức khỏe doanh nghiệp bị ảnh hưởng nếu không hỗ trợ bổ sung thì doanh nghiệp khó phục hồi sẽ tiếp tục rút khỏi thị trường mà nếu phục hồi được mất nhiều thời gian, số phục hồi giảm, kinh tế khó phát triển, khi chúng ta chậm phát triển thì biết hậu quả nghiêm trọng nên nhóm giải pháp nhiệm vụ tập trung vào doanh nghiệp là quan trọng.

Gói hỗ trợ tạo cơ hội kinh doanh lớn cho doanh nghiệp
Cũng trong diễn đàn hôm qua, ông Hiếu cũng nói đến hai tác động của gói kích thích doanh nghiệp. Đầu tiên là tác động trực tiếp đến những doanh nghiệp được chỉ mặt điểm tên như hỗ trợ giảm lãi suất, VAT hay hỗ trợ người lao động một số khu kinh tế lớn để thuê nhà, nhưng lớn hơn là tạo ra cơ hội kinh doanh lớn hơn cho toàn bộ doanh nghiệp.
Ngoài ra, ông cũng chỉ ra tác động gián tiếp của gói hỗ trợ phục hồi là tạo dư địa cơ hội kinh doanh lớn cho cộng đồng doanh nghiệp.
“Cộng đồng doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến cơ hội gián tiếp này chứ không nên chỉ quan tâm mình có được hỗ trợ trực tiếp hay không”, ông Hiếu nói.
Ông cũng cho rằng, Chính phủ nên sớm ban hành giải pháp cụ thể về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.
“Tinh thần khẩn trương quyết liệt này từ nay trở đi là việc bình thường chứ không phải sau đại dịch lại đủng đỉnh. Câu hỏi bao giờ Chính phủ đưa ra các giải pháp cụ thuể thì phải khẩn trương quyết liệt và cá nhân tôi mong muốn trong tháng 1 này phải ban hành được biện pháp cụ thể”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Ông cũng nghĩ rằng, Chính phủ cùng các cơ quan quản lý kinh tế bộ ngành tiếp tục cải cách mạnh mẽ thể chế để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả chương trình.
Với doanh nghiệp, ông Hiếu nhận định quan trọng nhất là khả năng hấp thụ của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, trong nghị quyết có 10 nhiệm vụ Quốc hội giao cho Chính phủ rất quan trọng từ công khai minh bạch rồi hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận hiểu được chính sách này. Doanh nghiệp dù không được nói trong Nghị quyết của Quốc hội nhưng tất cả hiệu quả chương trình sẽ nâng lên nếu doanh nghiệp hưởng ứng tích cực.