Những cơn sóng đầu cơ mạnh mẽ
Ba anh Đăng Tùng, Quang Minh và Phạm Đông là những người chơi thân với nhau từ thời đại học bởi vì cả ba có nhiều điểm chung, và một trong số đó là đam mê đầu tư chứng khoán. Cũng vì chung sở thích này và có một chút ganh đưa của những chàng trai chưa đầy 30 tuổi, năm nào ba anh cũng cùng nhau ngồi lại tổng kết danh mục đầu tư của nhau.
Anh Minh là người có cách đầu tư chứng khoán khá cởi mở. Anh không đưa ra nguyên tắc hay phương pháp nào nhất định cho bản thân mà đu theo sóng, theo xu hướng của dòng tiền, nhiều khi quyết định chỉ đơn giản là nghe ngóng thông qua các hội nhóm, người quen. Những yếu tố cơ bản, trong trường hợp này chỉ được cậu sử dụng sau khi đã xuống tiền để thuyết phục bản thân rằng đà tăng cổ phiếu ấy là “hợp lý”.
Anh Đông khác với anh Minh là chỉ tin vào yếu tố cơ bản, nội tại của doanh nghiệp, các chỉ số tài chính, định giá và dự phóng tăng trưởng. Một cổ phiếu tốt với anh Đông phải là một doanh nghiệp có nền tảng tốt. Anh tạo ra một bộ lọc về các chỉ số trước khi đầu tư. Chỉ khi nó đáp ứng được đủ tiêu chí của anh, anh mới đưa vào danh sách cân nhắc để đầu tư.
Đối với anh Tùng thì anh thích phân tích kỹ thuật, đầu tư dựa trên đồ thị giá với chằng chịt các đường chỉ báo khác nhau. Cậu không quan tâm đến đầu cơ hay cơ bản mà chỉ cần đồ thị cho điểm mua là lập tức anh đầu tư.
Trong năm 2020, thứ hàng về lợi nhuận từ cao đến thấp lần lượt là Đông – Tùng – Minh. Tuy nhiên, đến năm 2021, bảng xếp hạng đã bị đảo ngược. Danh mục của anh Minh lãi cao nhất đã khiến cả nhóm có sự tranh cãi.
Tài khoản của Minh nửa năm đầu gần như không có sự thay đổi vì bỏ lỡ con sóng đầu tư vào ngành ngân hàng và thép. Tuy nhiên, bù lại trong quý 3, nhờ pha đầu tư vào giữa sóng tăng của nhóm cổ phiếu họ Louis tăng rất nhanh. Càng về cuối năm, danh mục đầu tư của Minh càng thăng hoa hơn với nhóm penny và mid-cap bất động sản, những mã xuất hiện liên tục trên các diễn đàn, hội nhóm về chứng khoán, điển hình ROS, ITA, PXI, PXL, DST, HQC nhất là DIG và CEO.

Anh Minh đầu tư vào CEO từ đầu trong nhịp điều chỉnh vùng giá 30 nghìn đồng, anh đã bỏ qua cơ hội chốt lời ở vùng đỉnh 45 nghìn đồng rồi lại phải bán vội khi mà mã CEO rơi tụt về mốc 38 nghìn đồng. Tuy nhiên CEO lại bật tăng trở lại, minh lại mua đuổi và lần này anh vẫn thu về đến gần 40% lợi nhuận khi chốt lời quanh ngưỡng 70 nghìn đồng.
Anh Đông năm 2021 chỉ đạt mức sinh lời gần 205. Triết lý đầu tư theo giá trị giúp anh đông đón sóng Bluechip nửa đầu năm, nhưng lại gần như bỏ qua toàn bộ diễn biến thị trường trong hai quý còn lại. Thậm chí anh còn bị lỗ ba tháng cuối năm khi đầu tư vào HPG. Anh vào tiền cổ phiếu HPG từ vùng giá 53 nghìn đồng vào đầu tháng 10 với kỳ vọng Hòa Phát sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ làn sóng đầu tư công, cũng như vị thế dẫn đầu thị trường trong nước. Đông không chốt lời khi mã vượt mức 58.000 nghìn đồng vì lợi nhuận chưa đạt kỳ vọng, tiếp tục năm giữ dù mã này đang lao dốc. Tính đến cuối năm, khoản đầu tư này vào HPG đã giảm 12%.
Phân tích kỹ thuật có thể không phải là phương pháp thuộc về số đông, nhưng những gì anh Tùng đã làm và trải qua lại là đại diện tiêu biểu cho những nhà đầu tư phải chịu tiếc nuối vì lỡ bỏ qua cơ hội, với mức tăng trưởng hai con số nhưng chưa thực sự thỏa mãn.
Trong anh mục của anh Tùng, cả năm nay có rất nhiều mã tăng bằng lần, thậm chí còn nhiều hơn cả anh Minh nhưng cậu chưa ăn được trọn con sóng nào, chỉ lãi được 20 đến 30% mỗi nhịp với một phần nhỏ tỷ trọng và thậm chí có vài lần còn lỗ vì nhiều mã bán chậm và mua đuổi.
Tranh cãi đã nổ ra khi anh Đông, người chỉ tin vào giá trị nội tại cho rằng thành công của Minh chỉ là “may mắn”, dựa trên dự FOMO – tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội của thị trường. CEO là một doanh nghiệp lỗ bốn quý liên tiếp không thể được đưa vào “watchist”. Bị nói là “ăn may”, Minh phản biện và cho đó là một trường phái đầu tư có cơ sở chứ không phải dựa trên sự ăn may, cậu tin vào triển vọng của doanh nghiệp này chứ không phải giá trị hiện tại của nó.
Cổ phiếu tăng, lợi nhuận có tăng?
Đầu tư giá trị là chọn cổ phiếu của những doanh nghiệp tốt nhưng thị giá thấp hơn giá trị thực của nó. Nhà đầu tư theo trường phái này tin rằng, giá cổ phiếu sẽ tăng và trở về đúng giá trị của cổ phiếu và nhờ đó họ có lãi. Warren Buffett chính là điển hình theo trường phái đầu tư này.
Ngược lại đầu tư tăng trưởng hay đầu tư lướt sóng lại tập trung vào mua các cổ phiếu của công ty giao dịch với giá cao hơn so với giá trị nội tại hiện nay của chúng. Nhà đầu tư tin rằng, giá trị thực sẽ phát triển và do đó nó vượt qua định giá hiện tại.

Kết quả khảo sát về những cổ phiếu tác động nhất trong năm 2021 với gần 4 nghìn độc giả cũng phản ánh rõ nét nhiều thay đổi trong phong cách đầu tư của thị trường trong năm vừa qua. trong cuộc khảo sát, mỗi độc giả chọn 3 cổ phiếu lần lượt là các mã chứng khoán giúp họ lãi nhất, mất tiền nhiều nhất và nuối tiếc nhất.
Kết quả như sau: trong 20 cổ phiếu được chọn nhiều nhất tại 3 hạng mục thì ở hạng mục lãi nhất là DIG, CEO, ROS, các cổ phiếu bluechip, những cái tên theo trường phái có nội tại tốt thì lại nằm ở hạng mục cổ phiếu làm nhà đầu tư mất nhiều tiền nhất đứng đầu là HPG, CTG, TCB, VNM, MBB…
Phân tích sâu hơn giá các cổ phiếu trong nhóm được bình chọn là lãi nhất và để lại nhiều nuối tiếc nhất cùng với lợi nhuận của họ lại cho ra một kết quả vô cùng thú vị.

DIG chính là quán quân sinh lời với kết quả bình chọn của 4 nghìn nhà đầu tư. CEO, CII hai mã nằm top những cổ phiếu giúp nhà đầu tư lãi nhất thậm chí còn góc phần tư bên trái, trên cùng của đồ thị, tức là giá cổ phiếu tăng mạnh nhưng lợi nhuận kinh doanh lại tăng trưởng âm. CEO cũng khiến nhiều nhà đầu tư tiếc nuối vì đã bán quá sớm, không lãi nhiều, nhưng còn tiếc vì đã không dám nhìn vào khi nhìn kết quả kinh doanh.
Xu hướng đầu tư thay đổi

Trong năm vừa qua, càng là những nhà đầu tư F0, không có kinh nghiệm, khả năng lợi nhuận lại càng cao. Còn những người đã trải qua thăng trầm thị trường, càng phân tích nhiều, lại càng khó ăn được những con sóng cuối năm.
Theo ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT FiinGroup, sự thay đổi lớn nhất trong năm vừa qua chính là quan điểm về quy luật đầu tư. Trước đây, đầu tư chứng khoán được gắn liền với quy luật giá trị những năm vừa qua lại là sự lên ngôi của quy luật cung và cầu.
Theo biến động giá có thể thấy một thực tế là những mã kém tích cực nhất năm lại là những cổ phiếu bluechip, trong khi đó các mã mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư chủ yếu là Mid-cap, có mức tăng tính bằng lần. Đáy của FRT, DIG trong năm nay giao động quanh ngưỡng 20 nghìn đồng nhưng cuối năm đã tăng vọt lên 100 nghìn đồng. VND cũng ghi nhận mức thấp nhất là hơn 13 nghìn đồng trong khi cao nhất là hơn 86 nghìn đồng, thậm chí CEO thậm chí mức thấp nhất của năm 2021 chưa tới 8 nghìn đồng.
Một điều gây ngạc nhiên hơn là năm 2021 là trong nhóm nhà đầu tư mới, một phần không nhỏ là thế hệ gen Z, họ không hề quan tâm P/E hay P/B là gì, mà chỉ đi tìm cổ phiếu giá rẻ, bất chấp quy luật giá trị. Kết quả là nhiều cổ phiếu dù nội tại gặp vấn đề nhưng thị giá vẫn tăng phi mã.
“Nhà đầu tư không còn quan tâm công ty tốt hay xấu, mà họ chỉ quan tâm chứng khoán họ mua có kiếm lợi nhuận nhanh hay không thôi”, ông Trần Lê Minh, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Công ty Quản lý quỹ đầu tư Dragon Capital Việt Nam bình luận.
“Nếu nói về điểm bất thường năm vừa qua, thì có lẽ là sự tăng trưởng dựa trên đóng góp của nhiều người là nhà đầu tư F0, của hiệu ứng FOMO và nỗi sợ lớn nhất không phải thua lỗ mà là sợ lỡ cơ hội kiếm tiền”, ông Minh chia sẻ thêm.
TS Quách Mạnh Hào, Giảng viên ngành tài chính – ngân hàng tại Đại học Lincoln (Anh) cho rằng, một phần nguyên nhân khiến nhà đầu tư mới chấp nhận mức rủi ro cao là do họ chưa từng trải qua những thăng trầm của thị trường chứng khoán trước đó, và họ “không biết sợ”. Vì thế, lớp nhà đầu tư này thường rót tiền lượng lớn với tâm thế chấp nhận rủi ro cao.

Với câu chuyện về quan điểm đầu tư, sau gần 2 giờ đồng hồ tranh luận, Minh và Đông vẫn chưa tìm tiếng nói chung. Minh vẫn giữ quan điểm “thị trường không có cổ phiếu tốt hay xấu, chỉ có cổ phiếu giúp nhà đầu tư kiếm tiền và mất tiền”.
Anh Minh chia sẻ: “Một doanh nghiệp tốt mà không giúp nhà đầu tư có lợi nhuận thì đó không hẳn đã là một cổ phiếu tốt”.
Trong năm 2022 này, anh Minh cho biết sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi dòng tiền thị trường. Tiền chảy vào nhóm nào, dù cơ bản hay đầu tư anh sẽ đều theo. Có thể mua đuổi giá cao vfa có thể gặp rủi ro khi đu đỉnh, nhưng anh Minh cho rằng đây vẫn là một cách tốt để tạo lợi nhuận cao.
Anh Đông ngược lại, cổ phiếu cho dù mạnh theo anh sớm muộn nó cũng sẽ trở lại gần giá trị thực. Đà tăng sẽ không còn bền vững nếu nội tại của doanh nghiệp không có biến chuyển. Nếu doanh nghiệp lỗ nhiều quý liên tiếp vẫn được thị trường kỳ vọng cao thì theo anh Đông, nếu không tạo ra những bất ngờ lớn trong quý cuối năm 2022 thì rủi ro đảo chiều là rất lớn.
Anh cho biết bản thân sẽ vẫn tiếp tục đặt niềm tin HPG, anh sẽ mua thêm để trung bình giá nếu mức hỗ trợ chạm ngưỡng 15%, còn nếu cổ phiếu tăng trở lại, việc chốt lời sẽ được thực hiện nếu lợi nhuận đạt 20 đến 30%. Với quan điểm của Đông thì có thể không đột biến nhưng tính an toàn với những mã cơ bản vẫn là yếu tố hàng đầu.
Còn với anh Tùng, dù có chút tiếc nuối vì bỏ lỡ cơ hội tăng lợi nhuận nhưng cậu cho rằng sẽ tốt hơn nếu biết mức lợi nhuận thế nào là đủ. “Lời ít hay lời nhiều, điều quan trọng là vẫn có lời. Chốt lời trong chứng khoán không bao giờ là sai”, Tùng nói.
(Nguồn: Vnexpress)