Tổng kết năm 2021: Lợi nhuận hồi phục, tỉ lệ bao phủ nợ xấu tăng vọt
Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BID) mới công bố bản báo cáo tài chính quý 4/2021 và hợp nhất cả năm.

Theo đó, kết thúc cả năm 2021, tổng tài sản BID tăng 13,4% YoY, đạt 1.720 nghìn tỷ đồng. Cho vay khách hàng đạt xấp xỉ 1.330 nghìn tỷ, tăng 11,8% YoY và chiếm 13% tổng tín dụng toàn ngành. Trong đó, cho vay khách hàng cá nhân ghi nhận mức tăng trưởng tích cực với 25% YoY. Chất lượng tài sản cải thiện đáng kể, với tỷ lệ nợ xấu (NPL) giảm từ mức 1,7% năm 2020 xuống còn 0,8% năm 2021 và tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng mạnh lên mức kỷ lục là 235%.
Quý 4/2021, LNTT ước đạt khoảng 2,7 nghìn tỷ, tăng 40% YoY. Qua đó, lợi nhuận trước thuế cả năm 2021 đạt 13,4 nghìn tỷ, tăng 48,9% YoY.

Tiềm năng phát triển của BID trong năm 2022
Biên lãi thuần (NIM) được kỳ vọng tiếp tục mở rộng trong năm 2022, là một nhân tố hỗ trợ tích cực cho lợi nhuận. Hiện tại, cho vay doanh nghiệp vẫn đang chiếm tỷ trọng cao trong danh mục cho vay của BID với khoảng 60%.
Với mục tiêu giảm thiểu rủi ro tập trung và gia tăng lợi suất danh mục cho vay, BID đã và đang tập trung gia tăng tỉ trọng mảng ngân hàng bán lẻ. Gần đây, ngân hàng cũng đã chính thức miễn giảm chi phí giao dịch cho dịch vụ SmartBanking, cho thấy sự quyết tâm của BID trong việc thu hút khách hàng cá nhân.
Chi phí dự phòng đã đạt đỉnh trong năm 2021. Với việc trích lập quỹ dự phòng gần 33 nghìn tỷ cho nợ xấu trong năm qua, chúng tôi cũng kỳ vọng chi phí này sẽ giảm dần trong các năm tiếp theo, qua đó giảm bớt gánh nặng cho tăng trưởng lợi nhuận.
Thu nhập bất thường và chi phí hoạt động giảm sẽ hỗ trợ cho chính sách miễn giảm chi phí dịch vụ. Nhờ quá trình số hóa, tỷ lệ chi phí hoạt động của BID đang dần được cải thiện. Ngoài ra, tăng trưởng thu nhập bất thường từ thu hồi nợ xấu đã xử lý cũng phần nào loại bỏ ảnh hưởng của chính sách miễn giảm chi phí giao dịch.
Khuyến nghị: Mua với giá mục tiêu 55.000 đồng
CTCP Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam đánh giá mục tiêu BID lên mức 55.000 đồng bằng cách sử dụng hai phương pháp định giá GTSS mục tiêu và thu nhập thặng dư.
Giá mục tiêu mới tương đương 2,1 lần GTSS. Một số rủi ro tăng giá bao gồm:
- Ngân hàng lớn nhất Việt Nam về mặt tài sản.
- Khả năng tăng vốn cao hơn so với hai ngân hàng quốc doanh còn lại.
- Lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm 2022.
- Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao.
(Nguồn: Khối phân tích Mirae Asset Việt Nam)