Châu Á là thị trường đầy tiềm năng, có nhiều quốc gia tăng trưởng mạnh trong năm 2021, nhưng nhìn chung vẫn chậm trên bình diện khu vực. Dưới đây là 4 điều Phố Wall kỳ vọng trong năm 2022 tại thị trường châu Á.
Có nhiều quốc gia tăng trưởng nhưng nhìn chung vẫn chậm trên toàn khu vực.
JP Morgan Chase cho biết trong báo cáo “Dự báo thị trường vốn dài hạn” cho rằng, nhu cầu bị dồn nén cùng với đó là đà chi tiêu mạnh mẽ từ người tiêu dùng có thể giúp nền kinh tế toàn cầu “thoát khỏi vũng lầy” trong thời điểm các chính sách hỗ trợ có thể được cắt giảm với việc tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu sẽ ít vấp phải những tác động lớn từ đại dịch.

Một số chuyên gia kinh tế và chiến lược gia đều đưa ra một vài viễn cảnh cho thị trường:
Barclays viết trong báo cáo “Triển vọng 2022: Thế giới thức tỉnh” một “thành lũy của sự tăng trưởng” chính là nhắc đến Ấn Độ khi mà nền kinh tế của nước này tiếp tục có những bước phục hồi mạnh mẽ kể từ làn sóng dịch bệnh lần thứ 2.
“Xuất khẩu của Ấn Độ cũng đã lên tục tăng trong khi lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ phục hồi tương đối mạnh”, Barclays viết. Triển vọng kinh tế vĩ mô cỏ Goldman Sachs cho biết tốc độ tăng trưởng GDP trong năm tới của Ấn Độ có thể chạm 7,8%.
” Trên bình diện toàn cầu, tốc độ tăng trưởng có thể chậm hơn trong năm 2022 so với năm 2021 là điều khó có thể xảy ra khi những tín hiệu tích cực ban đầu sau đại dịch sẽ là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng trong năm 2022″, “Tâm điểm tăng trưởng khu vực Châu Á -Thái Bình Dương đang chuyển hướng sang khu vực Đông Nam Á khi mà các quốc gia Đông Bắc Á vẫn đang trong quá trình phục hồi”, các chuyên viên phòng ngoại hối tại RBC Capital Markets, viết trong tài liệu chiến lược năm 2022.
Đối với nền kinh tế một số nước ở châu Á, quan điểm bao trùm hiện nay là cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản vẫn sẽ tiếp tục cản trở đà tăng trưởng, khi mà các hoạt động bất động sản đóng góp tới gần 30% GDP của quốc gia này.
“Dịch bệnh đang dần lùi xa và giá hàng hóa cũng đang tăng cao là những điểm khá tích cực đối với triển vọng tăng trưởng tại Malaysia và Indonesia, dù biến chủng Omicron đang gây ra nhiều lo ngại trên thị trường. Giả định rằng, quá trình tái mở cửa nền kinh tế diễn ra thuận lợi, những bất ổn được lắng xuống, năm 2022 được kỳ vọng sẽ là năm đầy tích cực đối với đồng rupiah của Indonesia và đồng ringgit của Malaysia”.
Nhóm các chuyên gia phân tích của Goldman Sachs, được dẫn dắt bởi nhà kinh tế học trưởng Jan Hatzius, kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách tại Trung Quốc sẽ “ngăn chặn được những rủi ro giảm tốc nền kinh tế”, nhưng với tư tưởng “làm cho đủ” hơn là việc mạnh tay nới lỏng các chính sách tài khóa và tiền tệ hiện nay.
“Các nhà hoạch định chính sách họ dường như đang coi trọng một số mục tiêu quan trọng khác hơn là tăng trưởng GDP trong ngắn hạn, bao gồm phân phối, thu nhập, ổn định tài chính và trung hòa phát thải khí Cacbon”, “Đi liền với những cơn gió mang tên nhân chủng học, sự thay đổi này chính là nguyên nhân đứng sau dự báo của chúng tôi về một xu hướng giảm tốc lớn, nhưng sẽ giảm dần và có sự kiểm soát đối với GDP của Trung Quốc xuống còn 3,25% trong năm 2032”.
Chiến lược zero-Covid của Trung Quốc chính là yếu tố quyết định đối với các thị trường toàn cầu.
Năm 2020 là năm mà nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng muốn quên đi vì dịch bệnh đã khiến chuỗi cung ứng trên toàn cầu lâm vào tình trạng tắc nghẽn, thiếu hụt hàng hóa và đẩy giá cao lên. Phần lớn các dự báo từ phố Wall cho thấy lạm phát sẽ sớm được kiểm soát khi có nhiều hơn các quốc gia châu Á tái mở cửa nền kinh tế và tạo áp lực tại các cảng biển, nhà máy được giảm nhẹ.
Goldman cũng công bố một bộ hướng dẫn liên quan tới những rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, dựa trên khả năng xuất hiện những đợt phong tỏa và làn sóng dịch bệnh. Ngân hàng này cũng dự báo đợt tăng lãi suất đầu tiên của Fed trong tháng 7/2022, hệ quả của quá trình ổn định giá cả hàng hóa và lạm phát chậm hơn dự kiến. Sự mở cửa các nhà máy khu vực Đông Nam Á trong quý IV này sẽ giảm tình trạng thiếu chip chất bán dẫn trên toàn cầu.

Tuy nhiên, trong đánh giá của Glodman thì các cảng biển và nhà máy tại Trung Quốc có rủi ro phải dừng hoạt động cao nhất khi mà chiến dịch zero- Covid của quốc gia này buộc áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt khi số ca lây nhiễm tăng cao. Đây cũng chính là một điểm nhấn trong dự báo của Phố Wall, JPMorgan Chase cho biết trong một báo cáo chiến lược đầu tư chứng khoán Trung Quốc rằng việc mở cửa lại các nền kinh tế số hai thế giới sẽ rất có thể sẽ chỉ được thực hiện sau khi quốc gia này hoàn thành tổ chức Olympic mùa đông vào tháng 2 năm sau.
Tuy nhiên, theo Báo cáo của Barclays, chiến lược zero-Covid của Trung Quốc sẽ tiếp tục được áp dụng cho tới đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10/2022.
Phần lớn các báo cáo trên đều dựa trên giả thiết rằng các biến chủng virus corona mới sẽ không khiến cho dịch bệnh bùng phát trở lại. Sự xuất hiện của biến chủng Omicron đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ sớm cho mở cửa đất nước.
Chế độ “Siết quản lý” dần hạ nhiệt
Từ lĩnh vực công nghệ đến các doanh nghiệp niêm yết tại các sàn chứng khoán nước ngoài, từ các trò chơi trực tuyến cho tới chuyện dạy thêm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đặt nhiều ngành, lĩnh vực đang phát triển mạnh tại Trung Quốc vào tầm kiểm soát của Bắc Kinh. Nhưng Phố Wall cho rằng, giai đoạn khắc nghiệt đã trôi qua.
“Sự bất ổn cao dự báo sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin và tạo ra các tác động ngắn hạn lên công tác tuyển dụng của ngành dịch vụ”, ” Nhưng chúng tôi tin rằng, quãng thời gian tệ nhất của cú sốc chính sách đã ở lại phía sau”, Barclays viết
Theo David Eiswert, quản lý danh mục đầu tư tại T. Rowe Price cho rằng: “Trung Quốc sẽ chỉ giải quyết vấn đề của họ khi đạt được những điều kiện thuận lợi”. Báo cáo triển vọng này đã chỉ ra lịch sử vòng lặp chính sách tại Trung Quốc, vốn thường được thắt chặt khi các điều kiện kinh tế thuận lợi xuất hiện.
Eiswert cho biết, vòng chính sách hiện tại đã gần như đạt đỉnh: “Trung Quốc hiện tại là một cơ hội, chứ không phải là một rủi ro, nhất là khi các nhà đầu tư toàn cầu đã tháo chạy”.
Và phần lớn những rủi ro ấy đã trở thành hiện thực, nhất là thị trường bất động sản, theo Mark Haefele, giám đốc đầu tư tại UBS Global Wealth Management. UBS vẫn muốn nhìn thấy những chỉ số chắc chắn hơn rằng sự biến động của chính sách đã qua đi và những lĩnh vực như công nghệ có thể sẽ bùng nổ trở lại.
“Chúng tôi sẽ vẫn đầu tư ở những thị trường mà chúng tôi nhận thấy ít rủi ro hơn”, ông chọn Mỹ là ví dụ và hy vọng tại châu Á chính là Nhật Bản.
Cổ phiếu Nhật Bản được Phố Wall kỳ vọng
Thị trường chứng khoán Nhật Bản được nhận nhiều sự ủng hộ từ phố Wall. PIMCO cho biết, công ty đánh giá rất cao các cổ phiếu Nhật Bản khi bước vào năm mới, một phần cũng nhờ vào sự chiếm ưu thế của các doanh nghiệp công nghệ cao.
“Khi mà hung ta đang kiếm tìm những công ty có vị thế mạnh trước những xáo trộn trong giai đoạn dài hạn thông qua việc áp dụng những sáng kiến công nghệ xanh, thị trường Mỹ và Nhật bản đang thực sự sẵn sàng bước vào một thời kỳ thay đổi”, khi mà châu Âu và các nền kinh tế mới nổi, vốn đang phải đối mặt với những làn sóng tăng trưởng và các vấn đề đặc tính lại không có được sự hấp dẫn đó”, các nhà quản lý danh mục đầu tư Erin Browne và Geraldine Sundstrom của PIMCO viết.
UBS Global Wealth Management cũng nhấn mạnh cơ hội đối với cổ phiếu Nhật Bản: “Chúng tôi dự báo Nhật Bản sẽ nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố tâm lý nhà đầu tư đối với quốc gia này”, công ty cũng chia sẻ trong báo cáo triển vọng. “Dưới thời thủ tướng Fumio Kishida, chúng tôi đặt kỳ vọng vào Nhật Bản sẽ tung ra một gói chi tiêu tài khóa với giá trị khoảng 4 đến 5% GDP. Chính sách tiền tệ cũng có khả năng được nới lỏng và đồng Yên sẽ hạ giá trong thời gian tới”.
Chỉ số Topix đang được giao dịch ở mức 14,4 lần P/E, dự tính 12 tháng, tương đối rẻ nếu như so sánh với mức 18,6 lần và 21,1 lần đối với các chỉ số MSCI All Country World và S&P 500, UBS cho biết.
(Nguồn: Theo Nikkei Asian Review)