Theo Christopher Wood từ Ngân hàng đầu tư Jefferies cho biết, giá dầu có thể tăng cao hơn nhiều so với mức hiện tại khi mở nền kinh tế thế giới mở cửa trở lại hoàn toàn. Điều này bắt nguồn từ sự phụ thuộc của nhân loại vào nguyên liệu hóa thạch.

“Khi thế giới mở cửa trở lại hoàn toàn, giá dầu có thể tăng lên mức đáng kể. Chúng ta đã thấy, khi phần lớn các nước châu Á vẫn phải đóng cửa và Trung Quốc vẫn đang áp dụng chính sách Zero Covid, giá dầu đã lên tới 80 USD/thùng. Khi thế giới mở cửa trở lại, dầu có thể lên tới mốc 150 USD/thùng bởi hạn chế nguồn cung”, Christopher Wood, trưởng bộ phận đầu tư của Ngân hàng đầu tư Jefferies, cho biết.
Không chỉ là một món hàng, dầu mỏ còn là công cụ chính trị của nhiều quốc gia. Thế giới vẫn đang phải phụ thuộc nhiều vào nó. Năm ngoái, 84% nhu cầu năng lượng của thế giới được đáp ứng bởi nhiên liệu hóa thạch.
“Tôi cho rằng vấn đề không phải ở giá dầu mà vấn đề từ đại dịch. Giá dầu sẽ cao hơn khi thế giới mở cửa trở lại hoàn toàn hậu đại dịch. Vì là công cụ chính trị nên chẳng có ai đầu tư vào dầu trong bối cảnh nhân loại vẫn đang tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Chính vì thế, giá dầu có thể sẽ còn cao hơn nhiều và điều đó chắc chắn làm leo thang mối lo ngại về lạm phát”, ông Wood nói.
Chiều 1/12 theo giờ châu Á, dầu thô Brent chuẩn quốc tế giao sao được giao dịch ở mức 71,9 USD/thùng trong khi giá dầu thô giao sau của Mỹ ở múc 68,5 USD/thùng.
Vào cuối tuần trước, giá dầu chứng kiến cú sập tồi tệ nhất của năm 2021 khi thế giới tỏ ra quan ngại về biến thể Covid-19 mới, vừa được phát hiện lần đầu ở Nam Phi có khả năng lây lan cao hơn 500 lần so với biến thể Delta đang gây hại trên toàn thế giới hiện nay.
“Tôi cho rằng điều duy nhất khiến giá dầu giảm là các đợt tái phong tỏa mới ở phương Tây. Đó là lý do tại sau giá dầu lại điều chỉnh khi có tin tức về biến thể mới”, Wood nói.
(Nguồn: Theo Jefferies)