Từ đầu tháng 11, cổ phiếu vừa và nhỏ đã liên tục thống trị thị trường chứng khoán Việt Nam, và phải đến tuần cuối cùng của tháng, cơn sốt mới có dấu hiệu hạ nhiệt dần.
Ở thời điểm hiện tại, một bộ phận các nhà đầu tư cá nhân mới tham gia vào thị trường chứng khoán là không hề nhỏ, khi có tới cả trăm nghìn tài khoản được mở mới, do đó việc tìm đến những cổ phiếu có thị giá thấp nhằm “lướt sóng” thị trường là điều dễ hiểu. Dòng tiền cứ như vậy đổ vào thị trường và đẩy giá trị của nhiều cổ phiếu ghi nhận mức tăng trưởng tăng tới ba chữ số trong tháng vừa qua. Bên cạnh đó cũng có một số cổ phiếu tăng bằng lần khi có thêm những câu chuyện bên lề nổi bật.
LIC tăng liên tiếp 15 phiên kịch trần, thị giá từ 1x lên 14x chỉ trong 1 tháng
Công ty CP Licogi (UPCoM: LIC) xuất sắc giữ vị trí quán quân tăng điểm trong tháng 11 vừa qua. Thời điểm khởi đầu tháng 11, thị giá LIC chỉ giao dịch tại vùng giá 14.700 đồng/cp cùng thanh khoản dao động trong khoảng vài nghìn đến hai ba chục đơn vị được giao dịch trong mỗi phiên. Tuy nhiên, trong một vài phiên điều chỉnh đầu tháng đã tạo đà cho chuỗi 15 phiên liên tiếp tăng kịch trần từ phiên ngày 10/11 đến phiên cuối cùng của tháng.

Cổ phiếu LIC giao dịch tại sàn UPCoM, điều này đồng nghĩa với việc biên độ tăng/giảm sẽ tối đa là 15% thay vì 7% như sàn HOSE. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến thị giá LIC được đẩy lên nhanh từ vùng giá 14x, đóng cửa tháng tại mức 146.700 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng gấp 10 lần.
Tuy nhiên, tính thanh khoản không phải ở mức cao vì tổng cộng chỉ có hơn 2 triệu cổ phiếu được giao dịch trong tháng 11 khi giá cổ phiếu LIC tăng đỉnh điểm.
LIC hiện còn đang sở hữu tới 25,94% vốn điều lệ của CTCP Licogi 14 (L14) – cổ phiếu đang có thị giá cao nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm nay, LIC đạt 1.364 tỷ đồng doanh thu, giảm nhẹ và 13 tỷ lãi ròng, tăng 42% so với cùng kỳ. Quỹ đất của LIC cũng là khoảng tài sản có giá trị cực cao, lên tới hàng nghìn tỷ đồng khi đều nằm trên những vị trí đắc địa tại trung tâm Hà Nội.
LG9 tăng gấp 6 lần trong tháng 11 sau hơn 1 năm “chết lâm sàng”
CTCP Cơ giới và Xây lắp số 9 (LG9) cũng đã có chuỗi tăng trần 12 phiên liên tiếp chỉ trong nửa sau tháng 11. Thị giá của LG9 tăng gấp hơn 6 lần so với thời điểm đầu tháng 11. Đặc biệt, ngay trước khi tăng phi mã, cổ phiếu LG9 đã rơi vào tình trạng “chết lâm sàng” hơn 1 năm khi không có thanh khoản, và nó giữ nguyên thị giá 4.000 đồng/cổ phiếu từ khoảng đầu tháng 11/2020.

Mức tăng phi mã của LG9 có thể do từ việc công ty mẹ LIC hiện đang sở hữu tới 51% vốn tại doanh nghiệp này, ngoài ra cũng không hề có bất kỳ thông tin bổ trợ nào về tình hình kinh doanh của công ty hay câu chuyện riêng bên lề nào.
MSC, CEO tăng bằng lần dù tình hình kinh doanh “chìm nghỉm”
CTCP Tập đoàn C.E.O (HNX: CEO) là một trong những cổ phiếu tạo được dấu ấn trong tháng 11 khi cổ phiếu này bắt đầu tăng mạnh ngay từ phiên 4/11, kịch trần liên tục trước khi quay đầu giảm sàn 10% trong phiên cuối cùng của tháng, đóng cửa tháng tại mức 40.500 đồng/cổ phiếu. Dù vậy, tính từ vùng giá đầu tháng thì CEO vẫn tăng tới 242%.

Tình hình hoạt động kinh doanh của CEO cũng không mấy khả quan khi kết quan kinh doanh thua lỗ trong quý 3/2021 là hơn 59 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp thua lỗ của CEO. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu CEO đạt 406 tỷ đồng, giảm khoảng 41 % khiến lỗ sau thuế 224 tỷ đồng sau 9 tháng, tăng gấp 2 lần số lỗ cùng kỳ năm ngoái.
Tuy vậy, tình hình kinh doanh của CEO lại mang một mảng màu không mấy tích cực, kết quả kinh doanh của CEO còn đang thua lỗ với mức lỗ trong quý 3/2021 với việc lỗ hơn 59 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ ba liên tiếp CEO thua lỗ.
Trên sàn HNX, Công ty cổ phần Xây dựng và Nhân lực Việt Nam (CMS) dẫn đầu đà tăng khi có đến 17/22 phiên giao dịch cổ phiếu này tăng hết biên độ. Chỉ trong vòng 1 tháng, thị giá CMS cũng được đẩy tăng lên gấp hơn 5 lần, từ mốc 5.900 đồng ngày 1/11 lên 30.000 đồng/cổ phiếu ngày 30/11. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của CMS lại tỷ lệ nghịch với giá cổ phiếu thời điểm hiện tại.
Theo thống kê, trong 3 năm gần đây, chỉ có năm 2019 là năm duy nhất doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng dương, tuy nhiên mức lãi cũng chỉ dừng ở con số 4 tỷ đồng. Tiếp đó, đến năm 2020 CMS đã báo lỗ ròng gần 14 tỷ đồng, đây cũng là khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.
Bước sang năm 2021, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này cũng không có sự cải thiện. Doanh thu quý 3 của CMS giảm nhẹ so với cùng kỳ, đạt 55 tỷ đồng. Tuy nhien, việc kinh doanh dưới giá vốn khiến lợi nhuận gộp của CMS âm 452 triệu đồng. Kết quả, CMS báo lỗ ròng hơn 2,3 tỷ đồng, đưa tổng lỗ lũy kế tính đến 30/9/2021 lên gần 3 tỷ đồng. Tuy vậy, đà tăng của cổ phiếu CMS có lẽ đến từ việc sự xuất hiện của cổ đông lớn Nguyễn Đức Hưởng – cựu chủ tịch Liên Việt Post Bank.
IDI và PTC tăng mạnh nhất sàn HOSE nhưng doanh thu bằng…0
Tại sàn HOSE, hai cổ phiếu tăng mạnh nhất phải nhắc đến là PTC và IDI. Theo đó, CTCP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (HOSE: PTC) cổ phiếu có vốn hóa cao hơn công thêm biên độ dao động nhỏ hơn nên cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tháng 11 với mức tăng hơn 188%. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những trường hợp tăng giá khó hiểu khi cổ phiếu tăng trong khi không có bất kỳ thông tin gì nổi bật để hỗ trợ về giá. Theo đó, bất chấp thị trường biến động ra sao, PTC vẫn tăng kịch trần trong 16 phiên, ngoài ra có thêm 4 phiên tăng điểm.
PTC trước kia hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp công trình trong ngành bưu chính viễn thông. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây,PTC đã chủ động giảm mạnh hoạt động xây lắp công trình và chuyển hướng sang đầu tư tài chính. Từ 2019 đến nay, PTC gần như không còn doanh thu bán hàng, mà nguồn thu về đáng kể lại từ hoạt động đầu tư tài chính. Theo đó, đầu tư vào nhóm cổ phiếu niêm yết cũng là một phần quan trọng với số dư chứng khoán kinh doanh tới cuối quý 3/2021 là 53 tỷ đồng. Tính từ cuối tháng 6/2021, PTC đang nắm giữ hàng triệu cổ phiếu IJC, TDC, HID, ngoài ra công ty cũng từng nắm giữ gần 6 triệu cổ phiếu CEO, tuy nhiên đã bán hết trong nửa đầu năm 2021.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I (HOSE: IDI) cũng gây được sự chú ý khi trước đó trong mấy năm liền đều giao dịch dưới mệnh giá và chỉ bứt phá từ 1/11 và đánh dấu bằng những phiên tăng trần xen những phiên tăng điểm mạnh. Cổ phiếu IDI kết thúc tháng 11 bằng phiên giảm sàn, nhưng giá vẫn ở mức 23.550 đồng/cổ phiếu.
IDI là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, doanh thu có được đến từ cá tra, bột cá, thức ăn chăn nuôi. Doanh thu 9 tháng đầu năm 2021 đạt 4.311 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 58 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân tăng của IDI có thể một phần đến từ những dấu hiệu tích cực của nhóm ngành thủy sản trong thời gian vừa qua.
Loạt những cổ phiếu tăng mạnh trong tháng 11
Từ tháng 5/2021, thị trường chứng khoán ghi nhận nhiều cổ phiếu tăng mạnh. Điển hình như Công ty CP Xây dựng Công trình Bưu điện (POT) tăng 428%, CTCP khu công nghiệp Hố Nai tăng 201%, Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh TAG tăng 199%, CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô Thị VINAHUD (VHD) tăng 170%, CTCP Licogi 12 (L12) tăng 145%, Công ty CP đầu tư CMC tăng 110%, Công ty CP Đầu tư Sao Thái Dương tăng 127%, Công ty Điện Lực Khái Hòa tăng 126%…

Trong khi đó, nhóm VN30 chỉ ghi nhận 11/30 mã cổ phiếu có mức tăng dương trong tháng 11. Công ty cổ phần chứng khoán SSI (SSI) dẫn đầu với mức tăng trưởng 38%. Cổ phiếu bắt đầu tăng mạnh từ khoảng giữa tháng 11 sau những thông tin tăng vốn tại các công ty chứng khoán. Cụ thể, sau khi có thông tin VNDIRECT sẽ triển khai 3 phương án để tăng vốn điều lệ lên 12.265 tỷ đồng, SSI đã nhanh chóng công bố thông tin về phương án chào bán cổ phiếu. Qua đó, vốn điều lệ SSI sẽ tăng từ mức 9.947 tỷ (đã bao gồm 10 triệu cổ phiếu ESOP dự kiến phát hành) lên 14.921 tỷ đồng, tiếp tục là công ty chứng khoán có quy mô vốn lớn nhất thị trường.

Thời điểm cuối tháng 11, dòng tiền có xu hướng đổ vào nhóm cổ phiếu ngân hàng giúp Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM – HDBank (HDB) có mức tăng trưởng hai chữ số, đạt 30.500 đồng/cổ phiếu (phiên 30/11), tương ứng tăng 21% so với thời điểm đầu tháng. Hay Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HOSE: STB) tăng 9% để đóng cửa tháng tại mức 28.900 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu tăng bằng lần không khó tìm trong tháng 11, khi mà thị trường thăng hoa, VN-Index có thời điểm đã vượt ngưỡng cản 1.500 điểm. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, những cổ phiếu tăng mạnh thường là những cổ phiếu thị giá thấp, có sức hấp dẫn với nhà đầu tư cá nhân thích “lướt sóng” vì đem lại lợi nhuận cao trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, lợi nhuận càng cao cũng đi cùng với rủi ro lớn hơn. Vì vậy,nếu bạn là một nhà đầu chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường, không nên đánh đổi tất cả để chạy theo mức lãi trước mắt, vì khi rủi ro xuất hiện sẽ khiến nhà đầu tư thua lỗ nặng nề.