Covid-19 đã khiến hầu hết các mặt hàng rơi vào tình trạng lao dốc trong năm 2020, thép cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trong năm đầu tiên của đại dịch, nhu cầu các ngành công nghiệp hạ nguồn giảm mạnh tác động tiêu cực đến ngành thép trong suốt nửa đầu năm 2020. Nhất là khi đại dịch đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp Thép Mỹ, vốn bị ảnh hưởng bởi các tác động của cuộc chiến thuế quan Mỹ – Trung Quốc.
Nhưng nhu cầu thép đã phục hồi trở lại nhanh chóng sau đó bởi hoạt động của các lĩnh vực tiêu thụ nhiều thép như xây dựng, máy móc, ô tô được khôi phục trở lại sau khi những biện pháp hạn chế trên toàn cầu được nới lỏng.
Giá thép tăng mạnh trong năm 2021 ở các thị trường lớn như Mỹ trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt và lượng tồn trữ của toàn bộ chuỗi cung ứng đều thấp. Giá thép tại Mỹ đã đạt mức cao nhất trong lịch sử do tình trạng thiếu nguồn cung kéo dài, giúp gia tăng lợi nhuận cho các nhà sản xuất thép, dù chi phí nguyên liệu đầu vào gia tăng, bao gồm cả phế liệu, và những khó khăn khi chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn.

Sự phục hồi của các ngành công nghiệp quan trọng sử dụng thép như xây dựng và ô tô cho thấy thị trường thép đã đón những “làn gió” thuận lợi. Ngành ô tô đã hồi phục trở lại sau đại dịch, nhiều đơn đặt hàng trong lĩnh vực xây dựng và thiết bị phi nhà ở cũng tăng mạnh mẽ. Nhu cầu xây dựng nhà cho các mục đích khác ngoài ở đã về gần bằng mức trước đại dịch. Thị trường năng lượng cũng đã bớt nóng hơn.
Trước đại dịch Covid-19, giá thép cuộn cán nóng (HRC) giảm xuống chỉ khoảng 440 USD/tấn vào tháng 8/2020. Tuy nhiên, sau đó giá đã hồi phục đáng kể, vượt mức 1.900 USD/tấn vào tháng 8/2021 do cung và cầu vẫn cách xa nhau.
Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh giá vào tháng 9/2021, giá thép HRC đã chịu áp lực giảm kể từ tháng 10 do nhu cầu ô tô giảm sau khi các nhà sản xuất ô tô phải điều chỉnh giảm sản lượng vì thiếu hụt chất bán dẫn. Dù vậy, giá thép HRC hiện tại vẫn đang dao động quanh mức 1.700 USD/tấn và có nhiều biểu hiện sẽ bước vào đợt tăng giá mới. Mức giá này vẫn cao hơn nhiều so với năm trước và tăng gấp 4 lần so với hồi tháng 8/2020.
Lợi nhuận của TimkenSteel cũng đã tăng 425,8% trong quý IV/2021, của EVRAZ tăng 244,8% trong năm nay, của EVRAZ tăng khoảng 36% trong quý 4/2021…
Cổ phiếu của nhiều công ty thép cũng vì thế tăng mạnh theo xu hướng giá, nổi bật nhất là: Commercial Metals Company, TimkenSteel, EVRAZ plc và United States Steel Corporation X…
Tuy nhu cầu thép trong lĩnh vực ô tô đang giảm do cuộc khủng hoảng chip, nhưng nhu cầu mạnh từ các thị trường hạ nguồn khác như xây dựng và sự gián đoạn nguồn cung khiến nhiều nhà máy ngừng hoạt động đã giữ giá thép HRC ở mức cao trong thời gian gần đây. Dự báo giá thép HRC sẽ tiếp tục xu hướng này trong năm 2022, và thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp thép.
MEPS khá lạc quan dự báo về giá các sản phẩm thép phẳng trên toàn cầu sẽ tăng trong những tháng đầu năm 2022. Trong khi đó, giá thép trên thị trường Bắc Mỹ được dự đoán sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới do hoạt động mua đang yếu đi giữa bối cảnh lượng dự trữ từ các nhà phân phối và trung tâm dịch vụ tăng cao. Các nhà sản xuất thép ở nước này có thể sẽ hạ giá bán nhằm tăng doanh số bán hàng.
Tại thị trường Châu Á, giá trung bình các sản phẩm thép phẳng dự báo sẽ giảm trong tương lai gần. làn sóng dịch mới trong toàn bộ khu vực đang làm giảm hoạt động giao dịch cũng như tâm lý của thị trường. Dự báo sẽ có đợt tăng giá nhẹ vào đầu năm 2022 theo yếu tố mùa vụ.
Tại thị trường Việt Nam, giá thép cũng giảm theo xu hướng của thị trường thế giới. Giá thép trượt dốc trên thế giới trong thời gian qua đang làm vơi bớt kỳ vọng của doanh nghiệp thép trong nước vào theo đó là đà giảm trên diện rộng của cổ phiếu ngành thép.
Hàng loạt cổ phiếu ngành thép tại Việt Nam đã chạm tới mức sâu nhất trong nhiều tháng qua. Tuy nhiên, nếu tính cả năm 2021, cổ phiếu ngành thép Việt Nam cũng đã có sự tăng trưởng và có sự phân hóa khác nhau.

Sắc đỏ vẫn đang đeo bám cổ phiếu ngành thép trong hơn 1 tháng qua và vẫn chưa có dấu hiệu tăng lên. Nhiều nhà đầu tư ôm cổ phiếu thép ca thán trước cảnh dò đáy cổ phiếu thép trong nước trong những ngày vừa qua.
Giá trị giao dịch thép trên toàn cầu sẽ giảm chậm hơn so với mức tăng trong năm 2021. Theo đó, giá trị giao dịch tổng hợp của các sản phẩm thép phẳng do MEPS theo dõi được dự báo sẽ đạt trung bình khoảng 1220 USD/tấn vào năm 2022 – tăng gần 60% so với năm 2010/2019.
Từ giữa năm 2022, dự báo giá thép sẽ giảm tại tất cả các khu vực, mức tăng trưởng tiêu thụ sản phẩm thép phẳng giảm dần do chi phí thép và nguyên liệu đầu vào khác tăng cao đúng như dự đoán trước đó. Áp lực lạm phát có khả năng làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Hơn thế nữa, nhu cầu phục hồi từ lĩnh vực ô tô dự kiến sẽ vẫn tiếp tục kéo dài, và triển vọng kinh tế cho năm 2022 khởi sắc, bất chấp rủi ro đi kèm với các biến thể mới của Covid-19 và các chính sách tài khóa và tiền tệ dự kiến ở nhiều quốc gia.
Giữa bối cảnh giá thép dự báo sẽ vẫn giữ ở trên mức trung bình của những năm gần đây do chi phí đầu vào của nhà máy tăng lên và các hành động vì mục tiêu giảm lượng cacbon của ngành thép, cổ phiếu ngành thép cũng vì thế được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022, dù tốc độ sẽ có thể chậm hơn năm 2021.
Tham khảo: Mepsinternational, Aisusteel