Tiếp nối sự bùng nổ thị trường chứng khoán Việt nam trong năm 2020, Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cả về mặt điểm số lẫn thanh khoản sau khi tình trạng nghẽn lệnh trên sàn HOSE được khắc phục hoàn toàn. Rất nhiều kỷ lục mới trên thị trường chứng khoán đã được thiết lập.
Số lượng tài khoản mở mới tăng cao kỷ lục bằng tổng 5 năm trước cộng lại
Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), tính đến cuối tháng 11/2021, có hơn 4,08 triệu tài khoản chứng khoán trên thị trường, tăng 221.314 tài khoản so với tháng trước. Như vậy, số lượng tài khoản mỗi tháng của cá nhân trong nước vượt 100 nghìn đơn vị duy trì 9 tháng liên tiếp, đưa tổng khối lượng mở mới 11 tháng năm 2021 lên 1,3 triệu đơn vị, gấp 3,3 lần cả năm 2020 và cao hơn so với mức gần 1,18 triệu đơn vị của 5 năm trước cộng lại.

Theo chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045, số lượng nhà đầu tư đạt 5% dân số năm 2025 và 8% dân số vào năm 2030. Như vậy, đến nay, tỷ lệ này của Việt Nam đang vào khoảng hơn 4,08%.
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam VNX chính thức ra mắt, HOSE và HNX trở thành công ty con
Ngày 11/12, Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) đã chính thức được ra mắt. Quyết định 37/2020/QĐ-TTG của Thủ Tướng Chính Phủ cũng đã nêu rõ việc thành lập VNX theo mô hình công ty -mẹ con trên cơ sở sắp xếp lại HNX và HOSE.
Theo chủ tịch VNX ông Nguyễn Thành Long cho hay, VHX sẽ hoạt động dựa trên 4 trụ cột: Cung chất lượng, Cầu bền vững, định chế trung gian chuyên nghiệp và thể chế theo quy luật của thị trường và hội nhập quốc tế. Định hướng hoạt động của VNX và các công ty con sẽ có nhiều điểm mới mang tính đột phá hơn, điểm nhấn là “trọng cung và trọng cầu”, sẽ mang tính thị trường nhiều hơn, bên cạnh các giải pháp khác để hoàn thành nghiệm vụ mà cơ quan quản lý cần đề ra.
Kế hoạch trung hạn, VNX cũng đã chỉ đạo HOSE và HNX xây dựng kế hoạch 3 năm, sau đó VNX cũng sẽ xây dựng kế hoạch trung hạn và chiến lược phát triển dài hạn hơn trong tương lai, tiệm cận gần hơn theo các chiến lược phát triển của các tập đoàn Sở trên quốc tế.
về sản phẩm, VNX sẽ cho xây dựng chiến lược phát triển dài hạn theo hướng chuyên nghiệp hóa, theo sản phẩm (cổ phiếu, trái phiếu, Startup…). VNX cũng sẽ tập trung hoàn thiện bộ máy tổ chức tinh gọn, đồng thời chuyên nghiệp hóa chức năng vận hàng và quản lý thị trường, kết hợp với việc áp dụng những chuẩn mực quốc tế cao nhất để nâng cao sự cạnh tranh cho Sở và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng.
Các chỉ số liên tục lập đỉnh
Từ nửa đầu năm nay, nhà đầu tư được chứng kiến sự bùng nổ của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nhất là nhóm chứng khoán, ngân hàng và thép. Đây là các nhân tố chủ chốt đưa chỉ số VN-Index chinh phục mức đỉnh lịch sử năm 2018 (1.203,33 điểm) vào ngày 7/4. Ở nửa sau của năm 2021, dòng tiền luân chuyển đều vào giữa các nhóm ngành, tuy nhiên có xu hướng chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.

Dòng tiền điên cuồng khiến nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ đồng loạt tăng mạnh, thậm chí nhiều doanh nghiệp báo lỗ và giảm lãi những cổ phiếu vẫn “bốc đầu” tăng mạnh hơn so với nhiều công ty có vốn hóa cao. Dù không có được sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu trụ cột, nhưng chỉ số VN-Index vẫn chinh phục được mốc 1.500 điểm vào cuối tháng 11. Mức cao nhất của chỉ số này được thiết lập trong phiên ngày 25/11/2021 với 1.500,81 điểm.
“Cơn điên” của dòng tiền khiến nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ đồng loạt tăng giá mạnh, thậm chí có những doanh nghiệp dù báo lỗ, lãi giảm nhưng cổ phiếu còn tăng mạnh hơn nhiều so với những công ty “ăn nên làm ra”. Dù không được sự dẫn dắt của nhóm trụ cột nhưng VN-Index vẫn chinh phục mốc 1.500 điểm vào cuối tháng 11. Mức cao nhất của chỉ số này được thiết lập vào phiên 25/11/2021 với 1.500,81 điểm.
Thanh khoản sàn HOSE vượt Singapore
Tính thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục lập kỷ lục trước sự hung hãn của dòng tiền nhà đầu tư cá nhân cũng như sự tác nghẽn lệnh trên sàn HOSE đã được khắc phục tháng 7. Tổng giá trị giao dịch bình quân từ đầu năm cho đến phiên giao dịch 15/12 sàn HOSE đã đạt 26.172 tỷ đồng/phiên, gấp 3,5 lần mức bình quân của năm 2020. Trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân cũng đạt 24.116 tỷ đồng/phiên, tăng 293%.
Năm 2021, nhà đầu tư đã liên tục chứng kiến những phiên giao dịch trên 1 tỷ USD 23 nghìn tỷ đồng. Thậm chí ở những tháng cuối năm 2021, giá trị giao dịch toàn thị trường duy trì ở mức trên 30 nghìn tỷ đồng mỗi phiên. Thanh khoản của HOSE cũng đã vượt qua Singapore thậm chí có một số phiên bằng cả thị trường Thái Lan, trong khi quy mô GDP chỉ bằng 2/3 Thái Lan.
Kỷ lục huy động vốn qua thị trường tăng vọt
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua 25 năm không ngừng và hoàn thiện về cấu trúc, phát triển thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế cũng như doanh nghiệp.

Theo ước tính, huy động vốn qua thị trường cổ phiếu đạt gần 80 nghìn tỷ đồng, gấp 4 lần năm trước và con số tương đương con số kỷ lục năm 2019. Trong đó, hoạt động phát hành cho cổ đông hiện hữu vào khoảng 46 nghìn tỷ đồng, mức lớn nhất từ trước đến nay, gấp 4,5 lần năm 2019.
Sự sôi động của thị trường đang giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận được nguồn vốn từ người dân và thị trường chứng khoán đang ngày một khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
Khối ngoại bán ròng kỷ lục hơn 60.000 tỷ đồng
Từ đầu năm tới nay, khối ngoại đã bán ròng 61.607 tỷ đồng (khoảng 2,7 tỷ USD) trên toàn thị trường chứng khoán. Đây là kỷ lục về lượng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài từ trước đến nay, gần hơn 4 lần lượng bán ròng của khối ngoại trong cả năm 2020 (15.214 tỷ đồng).

Đà bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam cũng nằm trong xu thế rút ròng của khối ngoại diễn ra khắp các thị trường châu Á, như Đài Loan: -18,4 tỷ USD, Thái Lan: -2,3 tỷ USD, Philippines: -1,7 tỷ USD), Hàn Quốc: -25,6 tỷ USD. Tuy nhiên, khối ngoại lại mua vào ở thị trường Ấn Độ (+5,5 tỷ USD), và Indonesia (+2,6 tỷ USD).
Các cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất năm nay là HPG của Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận hơn 18.571 tỷ đồng. Ngoài ra khối ngoại còn bán ròng mạnh nhất với các cổ phiếu VPB (-9.329 tỷ đồng), VNM (-6.782 tỷ đồng), VIC (-6.355 tỷ đồng), CTG (-5.648 tỷ đồng).
Vốn hóa thị trường tăng cao kỷ lục
Tính đến 21/12, tổng giá trị vốn hoá của HNX đạt 493.166 tỷ đồng, UPCOM đạt 1,414 triệu tỷ đồng, vốn hoá của HOSE đạt 5,76 triệu tỷ đồng. Tổng vốn hoá 3 sàn đạt 7,66 triệu tỷ đồng, tương ứng 333 tỷ USD.
Chiến lược phát triển thị trường Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra mục tiêu tổng quát là xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ yếu của nền kinh tế. Mục tiêu cụ thể sẽ là quy mô thị trường cổ phiếu đạt 85% GDP vào năm 2025, đạt 110% GDP vào năm 2030. Số lượng nhà đầu tư đạt 5% dân số vào năm 2015 và 8% năm 2030.
Phiên giảm 73 điểm kỷ lục trong lịch sử chứng khoán Việt
Thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc cũng không kém phần dữ dội với những phiên giảm điểm biên độ lớn. Ngày 28/1, thị trường chứng kiến phiên giảm kỷ lục khi VN-Index giảm mất 73 điểm – mức kỷ lục trong lịch sử chứng khoán Việt Nam. Tính thanh khoản đạt hơn 767,87 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch đạt 18.395,79 tỷ đồng. Lúc này toàn sàn có 478 mã giảm giá, 20 mã tăng, 12 mã đứng giá.
Nguyên nhân của việc giảm mạnh là do sự căng cứng về margin tại nhiều công ty chứng khoán lớn. Đòn bẩy margin cao là nhân tố khiến cho thị trường giảm một cách đột ngột hơn. Đồng thời tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp lúc đó đã đẩy tâm lý nhà đầu tư hoang mang lo lắng.