Dịch bệnh Covid-19 trong suốt hai năm qua đã làm đảo lộn nền kinh tế toàn cầu với những diễn biến không thể đoán trước được. Bước sang năm 2022, Bloomberg Economics cho rằng thế giới sẽ còn phải hứng chịu nhiều rủi ro nữa từ biến chủng Covid-19 mới, Fed nâng lãi suất, lạm phát gia tăng và những rắc rối đến từ vụ vỡ nợ của Evergrande.
Omicron và các lệnh phong tỏa, đóng cửa biên giới
Sẽ vẫn còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào về biến chủng Omicron. Dù nó có khả năng lây nhiễm cao hơn, độc tính của nó có thể lại thấp hơn. Nền kinh tế thế giới có thể được phục hồi và cuộc sống của mọi người có thể quay trở lại thời điểm trước khi dịch xuất hiện. Các đợt phong tỏa đã khiến người dân ngại đến phòng tập hay nhà hàng. Thay vào đó họ tích trữ nhiều hàng hóa hơn. Việc tiêu dùng trở lại, kéo tăng trưởng toàn cầu lên 5.1%.

Nhưng kịch bản này cũng sẽ không thể xảy ra nếu như biến chủng vừa lây lan nhanh lại vừa nguy hiểm hơn thì nền kinh tế toàn cầu một lần nữa lại rơi xuống đáy. Chỉ cần 3 tháng quay trở lại thời kỳ phong tỏa chặt nhất như trong năm 2021, tăng trưởng năm 2022 sẽ tụt xuống 4,2%. Một số nước như Anh Quốc đã phải tái thực hiện quá trình này.
Fed tăng lãi suất sớm hơn dự kiến
Trong quá khứ, việc Fed thắt chặt tiền tệ khiến thị trường chao đảo đến thế nào bất cứ ai cũng thấy được. Ở thời điểm hiện tại, khi tình hình lại càng khó khăn hơn vì giá tài sản đang ở mức rất cao. Chỉ số S&P 500 đang gần ngưỡng bong bóng. Giá nhà tại Mỹ cũng chỉ kém thời kỳ khủng hoảng dưới chuẩn năm 2007.

Theo Bloomberg Economics dự báo, nếu Fed tăng lãi suất 3 lần vào năm 2022 và ra tín hiệu sẽ tiếp tục nâng lãi cho đến khi chạm 2,5%, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ sẽ tăng lên và suy thoái sẽ xuất hiện vào năm 2023.
Việc Fed tăng lãi suất cũng sẽ kéo giá USD lên, điều này khiến cho dòng vốn tháo chạy khỏi các nền kinh tế đang phát triển. Trong quá khứ năm 2013 và 2018 đã chứng kiến nhiều quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất là Nam Phi, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ. Còn năm sau là Ai Cập, Brazil có thể bổ sung vào danh sách này.
Lạm phát gia tăng
Đầu năm 2022, Mỹ đã được dự báo kết thúc năm với lạm phát 2%. Nhưng trên thực tế, con số này đã tiệm cận 7%. Năm 2022, một lần nữa giới quan sát dự báo con số 2%. Nhưng việc không đạt vẫn có khả năng xảy ra.
Omicron chỉ là một trong số nguyên nhân cho việc này. Lương công nhân trong năm 2022 cũng có thể tăng lên. Căng thẳng Nga và Ukraine có thể khiến giá khí đốt tăng cao. Biến đổi khí hậu cũng khiến thời tiết khắc nghiệt hơn và từ đó đẩy giá lương thực tăng vọt.

Nhưng không phải tất cả rủi ro đều theo hướng tiêu cực. Nếu đợt dịch mới bùng phát, việc di chuyển bị hạn chế, giá dầu sẽ giảm. Dù vậy thì sự kết hợp giữa lạm phát và tăng trưởng chậm sẽ đẩy các ngân hàng Trung ương vào thế khó.
Chính sách tài khóa thắt chặt
Chính phủ các nước đã chi rất mạnh tay để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp trong khi đại dịch hoành hành. Nhiều nước giờ lại muốn thắt chặt mọi thứ. Việc giảm chi tiêu công trong năm 2022 có thể tương đương 2,5% GDP toàn cầu, lớn gấp 5 lần các chính sách thắt chặt sau khủng hoảng năm 2008, UBS ước tính.
Dĩ nhiên cũng sẽ có ngoại lệ, chính phủ mới của Nhật Bản đã thông báo thêm gói kích thích nữa. Giới chức Trung Quốc cũng cho thấy tín hiệu chuyển hướng sau khi kích thích kinh tế sau thời gian dài thắt lưng buộc bụng.
Trung Quốc tăng trưởng chậm
Nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới gần như đứng yên trong quý 3/2021. Tác động tổng hợp từ hàng Bất động sản Evergrande, các đợt phong tỏa liên tiếp xảy ra vì Covid-19 và thiếu năng lượng đã khiến GDP nước này chỉ tăng 0,8%, thấp hơn rất nhiều so với mức 6% mà cả thế giới đã quen thuộc.

Cuộc khủng hoảng năng lượng có thể sẽ dịu lại trong năm sau. Tuy nhiên, hai vấn đề còn lại thì khá khó. Chiến lược Zero Covid của Bắc Kinh cũng đồng nghĩa Omicron sẽ khiến nước này tiếp tục phong tỏa thêm. Khi nhu cầu yếu, tài chính bị thắt chặt, Xây dựng – vốn đóng góp 25% kinh tế Trung Quốc có thể tiếp tục tụt dốc.
Bloomberg dự báo Trung Quốc tăng trưởng 5,7% vào năm sau. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng thực tế lùi về 3%, toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng, các nước xuất khẩu sẽ mất đi thị trường tiêu thụ lớn. Các kế hoạch của Fed cũng có thể bị chệch quỹ đạo ban đầu.
Biến động địa chính trị
Sự đoàn kết của các nhà lãnh đạo và sự tích cự của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) trong việc kiểm soát lãi suất cho vay đã giúp châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng vì covid-19. Nhưng năm sau, cả hai yếu tố này đều có thể sẽ không còn nữa.
Cuộc bầu cử mới đây tại Ý và Phát có thể gây chia rẽ nếu phe chỉ trích liên minh Châu Âu lên nắm quyền. ECB cũng sẽ không còn sự ủng hộ nào cần thiết về mặt chính trị để hành động nữa. Khu vực đồng EUR có thể lại rơi vào suy thoái và làm dấy lên nghi ngờ về sự hiệu quả của nhóm nước này.
Trong khi ấy, những căng thẳng Trung Quốc – Đài Loan có thể châm ngòi cho cuộc chiến trừng phạt giữa các nền kinh tế lớn. Brazil dự kiến sẽ bầu cử vào tháng 10, trong bối cảnh đại dịch vẫn đang tàn phá nền kinh tế còn Thổ Nhĩ Kỳ, phe đối lập đang muốn kéo bầu cử 2023 lên sớm vào năm sau.
(Nguồn: Theo Bloomberg)