Một số quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật, đang thúc giục các quan chức hải quan của Trung Quốc tạm dừng việc áp dụng những quy định về nhập khẩu lương thực, thực phẩm. Họ cho rằng những biện pháp của Bắc Kinh đang làm chuỗi cung ứng trên toàn cầu bị gián đoạn hơn nữa.
Hôm 27/10, theo một bản sao được Bloomberg News đưa tin, các nhà ngoại giao gồm 7 nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu, Úc, Canada, Thụy Sĩ đã gửi văn bản đến Bộ trưởng Hải quan Ni Yuefeng để đưa ra quan ngại của họ về việc Trung Quốc áp dụng những quy định khắt khe trong nhập khẩu thực phẩm.
Các quốc gia này đồng ý kiến phản đối một số quy định được ban hành vào tháng 4 yêu cầu các nhà nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về đăng ký, kiểm tra và ghi nhãn mới trước ngày 1 tháng 1 năm 2022.

Các nhà ngoại giao viết rằng: “Mặc dù Chính phủ nước chúng tôi đã tiếp cận với Tổng cục Hải Quan Trung Quốc, nhưng họ vẫn còn thiếu sự rõ ràng về việc GACC thực hiện các nghị định này, bao gồm các sản phẩm tuân theo các điều khoản này và các hành động cụ thể được yêu cầu bởi cơ quan quốc tế”.
Họ cho biết: ”Các sản phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc sẽ sớm đến cảng nước này, do vậy các Nghị định 248 và 249 của Trung Quốc có nguy cơ làm gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu và gây trì hoãn cung cấp thực phẩm vào Trung Quốc”.
Các nhà ngoại giao của 7 nền kinh tế yêu cầu Trung Quốc phải trì hoãn các biện pháp nhập khẩu lương thực “ít nhất là 18 tháng”.
Văn bản này cho thấy sự thất vọng ngày càng lớn của các nhà cung cấp nước ngoài đối với Trung Quốc, khi các tàu chở hàng lương thực chuẩn bị rời cảng đến Trung Quốc, họ đang không biết liệu có được dỡ hàng của họ xuống bến hay không.
Cuộc tranh chấp này xảy ra đúng vào thời điểm thế giới đang gặp khủng hoảng chuỗi cung ứng lớn nhất do hậu quả của đại dịch Covid-19 và những biến động liên quan đến nền kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc đã bày tỏ mối lo ngại của nước này đầu tháng 11 về việc đảm bảo nguồn cung cấp lương thực cho mùa đông. Cho đến nay, vẫn chưa thấy có dấu hiệu nào cho thấy quốc gia này có ý định trì hoãn hoặc giảm nhẹ các biện pháp nhập khẩu.
Những ngày gần đây, Chính phủ Trung Quốc buộc phải vào cuộc để đảm bảo cung cấp năng lượng cho các nhà máy sau cuộc đại tu, sửa chữa theo quy định gây ra tình trạng thiếu điện trên diện rộng. Các Nghị định trong tháng 4 vừa qua bao gồm một loạt các sản phẩm như sữa ong chúa, dầu thực vật, thức ăn cho trẻ sơ sinh và bột mì.
Những nhà sản xuất hàng hóa thuộc 18 danh mục cụ thể sẽ yêu cầu cơ quan chức năng ở Trung Quốc khuyến nghị. Trong khi đó, những nhà sản xuất nước ngoài phải tự đăng ký thông qua một kênh trực tuyến sẽ ra mắt trong tháng 11 này. Sau khi đăng ký, các công ty nhập khẩu sản phẩm cho Trung Quốc sẽ được cấp những mã đặc biệt và phải được gắn vào bao bì sản phẩm.
Các nhà sản xuất lương thực và chính phủ các nước xuất khẩu lương thực cho Trung Quốc đang không chắc chắn về việc họ có đáp ứng yêu cầu này hay không, chẳng hạn như cơ quan nào đủ tư cách có thẩm quyền để đề xuất việc này. – Một nhà ngoại giao nước ngoài cho hay.
Cũng có lo ngại rằng nếu các nước không tuân thủ các quy tắc đăng ký của Trung Quốc có thể dẫn đến sự chậm trễ, tốn kém vì các công ty vội vàng dán nhãn các sản phẩm đã được lên đường hoặc trong kho vận chờ nhập.
Văn bản được ký chỉ vài ngày trước khi ông Tập Cận Bình phát biểu khai mạc Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc ở Thượng Hải. Tại đây ông khẳng định cam kết của Bắc Kinh trong việc mở cửa thị trường: ”Trong tương lai, Trung Quốc sẽ chú trọng hơn vào việc mở rộng nhập khẩu, theo đuổi sự phát triển cân bằng của thương mại”.

Các nhà ngoại giao của các nước cũng cho biết họ đang nhắc lại lo ngại của các nước này rằng những yêu cầu trong 2 nghị định của Trung Quốc “Có vẻ không xứng đáng” với mức độ rủi ro các sản phẩm mà các nước bị ảnh hưởng.
“Chúng tôi đặc biệt khuyến khích Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp tục tham gia vào các cuộc thảo luận và tham vấn sâu hơn với các đối tác thương mại trước khi thực hiện các nghị định, thông qua tổ chức Thương mại thế giới và song phương” – Các nhà ngoại giao viết đề cập đến tên của Quốc gia Trung Quốc trong văn bản.
“Hơn nữa, chúng tôi khuyến khích CHND Trung Hoa cũng nên xem xét hợp tác thương mại về các chính sách và cách tiếp cận liên quan đến các Nghị định 248 và 249 và xem xét các cách tiếp cận tốt hơn để đạt được mục tiêu an toàn thực phẩm của GACC”.- Các quan chức 7 quốc gia đưa ra quan điểm trong văn bản gửi Bộ trưởng Hải quan Ni Yuefeng.
(Nguồn: Theo scmp)