Trung Quốc có thể sẽ phản đối các nỗ lực loại bỏ dần than đá trên toàn thế giới và thúc giục các nước tăng cường kế hoạch phát thải trong những năm tới trong cuộc đàm phán khí hậu COP26.
Một chính trị gia Trung Quốc đề nghị được giấu tên cho biết rằng, những lo ngại về vấn đề an ninh năng lượng sẽ khiến Bắc Kinh không ủng hộ đề xuất giảm than đá. Trong khi TQ có kế hoạch mức phát thải cao nhất vào năm 2030. Nước này hiện đang rơi vào khủng hoảng năng lượng và đang tăng sản lượng than lên mức cao kỷ lục.
Bắc Kinh cũng phản đối các đề xuất tại COP26 nhằm thúc giục các chính phủ sửa đổi kế hoạch khí hậu chính thức của họ vào cuối năm 2022, một động thái nhằm kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ càng sớm càng tốt. Quan điểm của Trung Quốc là vạch ra một kế hoạch mới về khí thải ngay sau khi đệ trình mới nhất của họ trước cuộc đàm phán ở Glasgow sẽ tốn quá nhiều thời gian đối với quốc gia này.
Văn phòng báo chí của đoàn Trung Quốc đã không trả lời câu hỏi về vấn đề này. Vị trí mới nhất cho thấy Bắc Kinh hiện nay không thực sự lay chuyển trước sự phản đối của họ ngay cả sau cuộc thỏa thuận về khí hậu bất ngờ với Mỹ.
Việc Mỹ đã công bố vào tối hôm thứ Tư đã mang lại một tia hy vọng cho các cuộc đàm phán. Hai siêu cường quốc cho biết họ sẽ làm mọi cách bằng hành động cụ thể để cắt giảm lượng khí thải làm trái đất nóng lên trong những năm 2020, một thập kỷ quan trọng.

Trong những ngày cuối cùng của COP26, sự phản kháng vẫn còn tồn tại ở một số phần quan trọng của dự thảo thông cáo chung cần được đồng thuận. Ấn Độ, nước gây ô nhiễm lớn thứ ba thế giới, cũng cho biết họ phản đối. Ấn Độ đang tìm kiếm thêm sự hỗ trợ tài chính từ các nước giàu khi đưa cam kết mạnh mẽ hơn về khí hậu.
Ả Rập Xê-út đã bác bỏ cáo buộc đang ngăn chặn tiến trình. Thủ tướng Boris Johnson kêu gọi các nhà lãnh đạo không nên cản trở một thỏa thuận chung đầy tham vọng.
Các cuộc đàm phán COP26 đã trở nên phức tạp hơn do cuộc khủng hoảng năng lượng gần đây. Trong khi Trung Quốc vẫn sử dụng đến việc đốt nhiều than hơn thì Mỹ lại yêu cầu OPEC bơm thêm dầu.
Hồi tháng 10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cảnh báo quá trình chuyển đổi xanh của quốc gia cần được củng cố bởi nguồn cung cấp năng lượng ổn định và kêu gọi đánh giá sâu về tình hình suy thoái nguồn điện trước khi đặt ra bất kỳ mục tiêu ngắn hạn nào để đạt được mức phát thải cao nhất
“Sản xuất than, khí đốt tự nhiên và dầu mỏ vẫn quan trọng đối với sự thành công và an ninh của đất nước. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn đang đi trước với sự gia tăng công suất năng lượng tái tạo bao gồm dự án năng lượng mặt trời và gió 100 gigawatt” – Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói.
Nước này cũng cho rằng họ sẽ thu giữ và lưu giữ một số carbon dioxide sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Sun Zhen một thành viên phái đoàn Trung Quốc, người đứng đầu bộ phận biến đổi khí hậu thuộc bộ môi trường, cho biết tại một sự kiện ở Glasgow rằng: “Thay vì tập trung vào việc giảm sử dụng than, chúng ta nên tập trung vào cách giảm phát thải than” sử dụng công nghệ.
(Nguồn: Theo Bloomberg)