Stagflation được hiểu là lạm phát kèm suy thoái nói lên tình hình sản lượng suy giảm trong khi giá cả tăng cao. Tình trạng lạm phát kèm suy thoái xuất hiện có thể do hai nguyên nhân cùng xảy ra một lúc đó là sự thiếu hụt tổng cầu so với sản lượng tiềm năng và chi phí đầu vào nhân tố tăng.
Hiện tượng lạm phát kèm suy thoái đã xuất hiện đầu tiên vào những năm 1970 khi mà khủng hoảng dầu mỏ lớn kéo theo một thời kỳ giá hàng hóa tăng và GDP tụt giảm mạnh.
Giá hàng giá thế giới đang leo thang
Thế giới đang chứng kiến một đợt tăng giá nhiên liệu và giá dầu tăng cao nhất sau 3 năm trở lại đây.
Giá khí LNG giao dịch trong tháng 10 đã tăng chưa từng thấy trong 7 năm qua. Chỉ giao ngay hàng hóa (CSI) của Bloomberg đã lên cao nhất trong 1 thập kỷ. Chỉ số giá lương thực toàn cầu của Liên hợp quốc (LHQ) ghi nhận tăng 33% so với năm 2020 nguyên nhân là do mất mùa tại Brazil.

Các chuyên gia tại Bloomberg tính toán cứ 20% mức tăng giá của hàng hóa toàn cầu thì người tiêu dùng sẽ phải trả thêm khoảng xấp xỉ 550 tỷ USD (con số tương đương với sản lượng hàng năm của Bỉ). Theo Mỹ thì những nước chịu ảnh hưởng nhất sẽ gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Âu, những nước sẽ được hưởng lợi là Úc, Nga, Saudi Arabia.
Cứ mỗi 10 USD tăng giá dầu thì sẽ làm tăng theo 0,2% vào lạm phát hàng năm trên khắp nước Mỹ, Anh và khu vực EU. Các nhà kinh tế của Goldman đã cắt giảm dự báo tăng trưởng với những ngành sử dụng nhiều năng lượng từ Trung Quốc.
Cũng theo Fastmarkets, nền kinh tế sẽ tăng trưởng 5,7% cho đến cuối năm nay và ăng chậm lại còn 4,6% vào năm sau. Đặc biệt Trung Quốc là quốc gia khó dự đoán nhất, chiếm khoảng 30% tăng trưởng kinh tế toàn thế giới năm nay. Nếu kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm thì nền kinh tế toàn cầu cũng phát triển chậm lại đáng kể trừ những khu vực tăng trưởng mạnh vượt dự báo.
Nhiều người lo ngại rằng việc giá tăng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu trả lương cao hơn, đẩy nền kinh tế vào một vòng tròn luẩn quẩn khó dứt.
Lạm phát kèm suy thoái có thể xảy ra không?
Trong quý IV/2021, chi phí hoạt động tăng cao đang là một chủ đề được nhiều người quan tâm trên toàn cầu. Lạm phát chỉ đơn giản là hiệu ứng tạm thời trong quá trình phục hồi sau đại dịch, hay sẽ còn kéo dài hơn.
Ông Lasse Sinikallas, Giám đốc kinh tế vĩ mô của Fastmarkets cho rằng một số ngành sẽ tăng giá tạm thời do tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Hoạt động kinh tế trở lại bình thường, giá cũng sẽ ổn định trở lại. Tuy nhiên, yếu tố chi phí năng lượng, vận tải có thể bị ảnh hưởng đến một số lĩnh vực như thép, lĩnh vực bán lẻ. Chi phí tăng cao chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Quá trình chuyển đổi năng lượng cũng có thể làm tăng giá dài hạn. Thuế carbon và chi phí tuân thủ các quy định mới sẽ làm tăng chi phí cung ứng và người tiêu dùng sẽ phải gánh thêm những khoản chi phí này.
Các chỉ số giá sản xuất ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc phản ánh chi phí tăng cả trong ngắn hạn và dài hạn, đều có xu hướng cao so với 15 năm qua cho thấy sự khởi đầu của thời kỳ giá tăng cao liên tục.
” Nếu lạm phát tiếp tục trong khi tăng trưởng chậm lại và tiền lương trì trệ thì có thể thế giới bước vào thời kỳ lạm phát kèm suy thoái. Nếu các ngân hàng Trung ương can thiệp vào lạm phát bằng cách giảm kích thích kinh tế và có thể tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí vốn và giảm tốc độ tăng trưởng.”- Theo ông Lasse Sinikallas nhận định.
Cả ECB, FED và ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã có những chính sách cắt giảm chi tiêu thời điểm dịch bệnh bùng phát. Lãi suất tăng có thể là mối đe dọa lớn đối với chính phủ có khoản nợ tăng cao chưa từng có trong thời kỳ Covid-19.
Việt Nam: Lạm phát cơ bản vẫn ở mức thấp nhất kể từ năm 2011
Tổng cục thống kê vừa qua đã có công bố báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2021. Theo đó, chỉ số CPI tháng 10/2021 giảm 0,2% so với tháng vừa qua, tăng 1,67% so với tháng 12/2020.

Lạm phát cơ bản tháng 10/2021 giảm 0,17% so với tháng trước, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng năm 2021 tăng 0,84% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo tổng cục thống kê, kể từ tháng 5/2021 lạm phát cơ bản có xu hướng giảm theo từng tháng, điều này đang đi ngược với xu thế lạm phát gia tăng ở nhiều nước trên thế giới.
Nhưng hiện nay, giá xăng dầu đang tăng mạnh nhất trong 7 năm vừa qua, giá xăng dầu trong nước từ đầu năm đến nay tăng 40,23% đến 52,59%.

Theo số liệu website Global Petrol Prices, giá xăng dầu ở Việt Nam ngày 25/10 là 1,081 USD/lít xếp thứ 64 trong danh sách. Trong khi đó, mức trung bình trên thế giới hiện là 1,23 USD/lit.
Trước tình hình ấy, Thứ trưởng Bộ công thương khẳng định rằng:” Chúng tôi cũng khẳng định rằng từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục phối hợp chặt với Bộ Tài chính để đảm bảo được những điều tốt nhất trong phạm vi năng lực và tính toán xem công cụ mà chúng ta có trong tay là gì để điều chỉnh tốt nhất giá xăng dầu trong nước.
(Nguồn: Theo Bloomberg)