Hội nghị COP26 diễn ra có một điểm khiến cả thế giới chú ý chính là việc Mỹ và Trung Quốc cam kết sẽ làm việc cùng nhau để làm chậm sự nóng lên toàn cầu, đưa ra một tuyên bố chung bất ngờ vào hôm qua tạo động lực mới cho những ngày cuối cùng của cuộc đàm phán lớn về khí hậu toàn cầu.
Cuộc thỏa thuận cũng đánh dấu một khoảnh khắc hợp tác hiếm hoi giữa hai siêu cường quốc đã có nhiều sự cạnh tranh về địa chính trị và những mâu thuẫn trong hầu hết các cuộc đàm phán kéo dài hai tuần ở Glasgow, Scotland.
Đặc phái viên về khí hậu của Trung Quốc, Xie Zhenhua nói với các phóng viên rằng họ sẽ thành lập một nhóm làm việc để tăng cường hành động trong những năm 2020 – một thập kỷ quan trọng – sẽ họp nhóm vào nửa đầu năm sau. Người đồng cấp phía bên Mỹ John Kerry nói rằng nhóm này sẽ tập trung vào những biện pháp “cụ thể” nhất.

Với tư cách là hai quốc gia có nền kinh tế lớn trên thế giới, Xie Zhenhua nói: “Chúng ta cần phải làm việc tích cực để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu”. Kerry cho rằng: “Mỹ và Trung Quốc có nhiều sự khác biệt, nhưng hợp tác về khí hậu là cách duy nhất để hoàn thành việc này.” Hai người lần lượt nói chuyện trong các cuộc họp báo riêng biệt, và Xie Zhenhua là người phỏng vấn trước.
Thông báo đã làm thay đổi không khí ở Glasgow, nơi các nhà đàm phán đang thảo luận căng thẳng về cách đẩy nhanh các biện pháp để kiềm chế sự nóng lên của trái đất. Đó là thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Trung Quốc nó mở con đường thỏa thuận Paris mang tính bước ngoặt vào năm 2015. Nick Mabey, đồng sáng lập của think tank E3G, cho biết: “Ý nghĩa lớn của việc này là về mặt địa chính trị.
Hai nước tái khẳng định mục tiêu về nhiệt độ của hiệp định Paris, trong đó mục tiêu kéo dài hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 độ C và nhận thấy có khoảng cách giữa các chính sách hiện tại, những gì cần phải làm, dẫn theo lời ông Xie Zhenhua phát biểu. Cả hai cũng cam kết thúc đẩy Hội nghị COP26 thành công bao gồm các thỏa thuận về tài chính, khí hậu và những quy tắc để tạo ra thị trường Carbon toàn cầu.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã từ chối tham gia cam kết toàn cầu do Mỹ và EU thúc đẩy cắt giảm 30% khí mê tan vào cuối thập kỷ so với mức năm 2020. Xie Zhenhua cho biết Trung Quốc sẽ phát triển kế hoạch riêng của quốc gia họ. Kerry thừa nhận rằng ông đã thất bại trong việc khiến Trung Quốc lùi thời hạn đạt mức phát thải đỉnh sớm hơn từ năm 2030 “Chúng tôi đã đạt được đỉnh cao nhất” – ông nói.
Trung Quốc là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, Trung Quốc có thể làm nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ngay bây giờ để giúp thế giới tránh được những tác động tồi tệ nhất của sự nóng lên toàn cầu. Nhưng Trung Quốc lập luận rằng kế hoạch đạt được mức độ trung tính carbon vào năm 2060 sẽ là mức giảm phát thải tham vọng nhất từng được thực hiện.
Thỏa thuận chung được đưa ra trước hội nghị thượng đỉnh trực tuyến có khả năng được tổ chức vào tuần tới giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Các nhà lãnh đạo đã tổ chức hai cuộc điện đàm cùng với các cuộc họp cấp thấp hơn khác nhau, điều mà Mỹ nói rằng gây thất vọng và thiếu sự tham gia nghiêm túc từ các quan chức Trung Quốc.
Mục đích của cuộc họp có thể chỉ đơn giản là giảm bớt sự căng thẳng về mọi thứ, từ công nghệ đến thương mại, nhân quyền và địa vị của Đài Loan. Tuần này, ông Tập Cận Bình đã viết trong một văn bản gửi tới Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Mỹ – Trung rằng Trung Quốc sẵn sàng làm gắn bó hơn quan hệ với Mỹ và quản lý tốt hơn các tranh chấp của họ.
Cả hai nhà lãnh đạo đều có động cơ thúc đẩy mối quan hệ đi lên một cách bình đẳng hơn vì mỗi người đều tập trung vào những thách thức của đất nước và các vấn đề khí hậu là một trong số ít lĩnh vực mà họ có thể hợp tác. Nhưng về lâu dài vẫn hướng tới sự tranh chấp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới khi họ tranh giành ảnh hưởng kinh tế và chiến lược trên toàn thế giới.
Bernice Lee, giám đốc nghiên cứu tại Chatham House cho biết: “Đây là tin tốt khi Mỹ và Trung Quốc đang hợp tác chặt chẽ trong vấn đề biến đổi khí hậu và cắt giảm lượng khí mê-tan phát thải”. “Nhưng tuyên bố không đủ để chốt thỏa thuận cuối cùng. Bài kiểm tra thực sự của Washington và Bắc Kinh là họ nỗ lực như thế nào để đạt được một thỏa thuận liên kết 1,5 ° C ở đây ở Glasgow ”.
(Nguồn: Theo Bloomberg)