Kết quả kinh doanh quý 3/2021 của nhiều doanh nghiệp BOT được hé lộ với những quý thua lỗ “dài dằng dặc” do dịch bệnh Covid-19.
Cổ phiếu Tasco tăng mạnh dù doanh thu thua lỗ
Công ty cổ phần Tasco (HUT) có kết quả kinh doanh thua lỗ suốt 6 quý liên tiếp, lỗ lũy kế lên đến 53 tỷ đồng. Doanh thu quý 3/2021 đạt 162 tỷ đồng giảm 16% chủ yếu do nguồn thu từ hoạt động thu phí BOT giảm hơn 20 tỷ đồng xuống xuống chỉ còn ở mức 130 tỷ đồng. Doanh thu BĐS và bán hàng cũng giảm mạnh, nguồn thu từ hợp đồng xây dựng không ghi nhận dòng tiền trong kỳ này.
Lợi nhuận gộp của công ty tăng gấp 17 lần đạt 34 tỷ đồng. Tuy nhiên xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi của HUT thì lợi nhuận đang âm còn 11,8 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính giảm xuống 57% trong khi những chi phí khác tăng cao khiến lợi nhuận sau thuế âm 72 tỷ đồng. Cùng kỳ cũng ghi nhận âm 80 tỷ đồng. Sau 9 tháng doanh thu đã tăng lên 17% đạt khoảng 626 tỷ đồng và lợi nhuận thuế âm hơn 146 tỷ đồng.
Trước đó, HUT đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng 18% lên 900 tỷ đồng. Dự kiến nguồn thu chủ yếu đến từ các dự án BOT Đông Hưng, dự án VETC, dự án Xuân Phương Residence. Tuy nhiên, doanh nghiệp ước lỗ sau thuế lên con số 100 tỷ đồng.
Công ty cũng đưa ra lời giải trình do dịch bệnh tác động lên hầu hết các mảng kinh doanh là nguyên nhân khiến công ty kinh doanh thua lỗ. Kinh doanh BĐS cũng không hiệu quả và gặp nhiều vướng mắc bởi các dự án BOT cộng thêm xuất hiện của dịch bệnh Covid-19 khiến cho tình hình tài chính công ty càng thêm thảm bại.
Trái ngược lại tình hình doanh nghiệp thì cổ phiếu HUT lại có đà tăng trưởng ấn tượng. Cổ phiếu giao dịch quanh mức 3 nghìn đồng/cp vào đầu năm, nay tăng lên 12.900 đồng/cp vào phiên ngày 5/11.
IDICO lần đầu báo lỗ “thảm”
CTCP Đầu tư phát triển Hạ tầng IDICO (mã HTI) ghi nhận quý lỗ đầu tiên bởi dịch COVID-19 doanh thu giảm mạnh 80% còn 18,8 tỷ đồng.
Theo IDICO, việc tạm dừng trạm thu phí An Sương – An Lạc tại TP. HCM đã khiến doanh thu phí sử dụng đường bộ giảm hơn 80 tỷ đồng, giảm 85% so với cùng kỳ. Đây là nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ trong quý 3/2021.
9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của HTI đạt 225 tỷ đồng, giảm 18%, lợi nhuận sau thuế cũng giảm 65% về mức gần 16 tỷ đồng và mới thực hiện được 56% chỉ tiêu doanh thu và 28% chỉ tiêu lợi nhuận so với kế hoạch cả năm.
Cổ phiếu HTI đang ở đà tăng tích cực dù kết quả kinh doanh sụt giảm nghiêm trọng. Chốt phiên 5/11, cổ phiếu HTI đang ở mức 19.600 đồng/cổ phiếu.
CII “trượt dốc” lãi ròng không phanh
CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (mã CII) cũng ghi nhận kết quả không khả quan trong quý 3 với doanh thu chỉ đạt 258 tỷ đồng, giảm 1.563 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính tăng 23% chủ yếu do chuyển nhượng quyền tham dự dự án đầu tư và lãi tiền gửi.
Ngoài ra, các chi phí khác được công ty gần như tiết giảm tối đa. Do không được hoàn nhập thuế như quý 3/2021 nên công ty báo lãi sau thuế 10,6 tỷ giảm 87% so với cùng kỳ.
9 tháng đầu năm doanh thu tụt xuống 25% còn 2.223 tỷ đồng, lãi dòng cũng giảm 73% về 125 tỷ đồng. Dòng tiền kinh doanh của CII tiếp tục âm 1.083 tỷ đồng khiến doanh nghiệp liên tục phải huy động vốn chủ yếu bằng cách phát hành trái phiếu liên tục. Tổng nợ đi vay của CII vẫn ở mức cao hơn 17.660 tỷ đồng, chủ yếu đến từ khoản dư nợ trái phiếu 13.039 tỷ đồng.

Giải đáp băn khoăn của nhà đầu tư về nguồn thu để trả nợ, CII cho biết trong quý IV/2021 và năm 2022, các dự án của Công ty sẽ đưa vào khai thác và thu phí. CII sẽ có thể thu về 8.226 tỷ đồng để thanh toán các khoản nợ, kết thúc giai đoạn dòng tiền âm trong thời gian tới.
Nguồn thu từ các dự án BĐS đã hoàn thành dự kiến khoảng 1.126 tỷ đồng, nguồn thu từ thu phí giao thông khoảng 700 tỷ đồng. Nguồn thu từ hợp tác đầu tư dự án khoảng 2.000 tỷ đồng, nguồn thu từ việc chuyển nhượng dòng tiền là khoảng 4.400 tỷ đồng.
CII cũng nhấn mạnh nguồn thu từ việc chuyển nhượng dòng tiền, nhất là mô hình Fintech đang triển khai được kỳ vọng sẽ mang lại dòng tiền lớn cho doanh nghiệp.
Giao thông Đèo Cả (VHH) “sống tốt” qua mùa dịch
Khác với các công ty trên, CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) vẫn có một quý “bình yên” với sự tăng trưởng bền vững thậm chí còn báo lãi lớn.
Doanh thu quý 3 tăng 53% đạt 452 tỷ đồng chủ yếu từ nguồn thu hoạt động xây lắp và vận hành các trạm thu phí ở miền Bắc và miền Trung nên không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi đại dịch.

Ngoài ra, doanh thu từ khoản cổ tức, lợi nhuận được chia cùng với việc chi phí được tiết giảm đáng kể giúp công ty báo lãi sau thuế hơn 83 tỷ đồng. Tiến độ thi công tại các dự án vẫn được duy trì ổn định, triển khai đúng tiến độ nên gần như công ty không bị ảnh hưởng gì bởi dịch bệnh.
Vừa qua, HHV quyết định tăng vốn điều lệ 2022 lên 5.347 tỷ đồng gấp đôi so với hiện tại. Công ty cũng tăng kế hoạch kinh doanh cả năm 2021 lên 2 nghìn tỷ doanh thu, lợi nhuận sau thuế lên 283 tỷ đồng.
Cổ phiếu HHV giao dịch mức 20.900 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 4/11). Cổ phiếu đang được nhiều nhà đầu tư chú ý bởi thanh khoản cao trong thời gian gần đây. Khối lượng giao dịch của HHV trung bình trong 10 phiên của HHV lên đến 8,7 triệu đơn vị.

Trong báo cáo mới nhất của Tổng cục đường bộ Việt Nam, doanh thu các trạm thu phí sử dụng đường bộ các dự án BOT quý 3/2021 chỉ đạt 1.732 tỷ đồng, giảm 1.421 tỷ đồng so với quý 3/2020. Doanh thu trạm thu phí giảm mạnh là một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp hạ tầng giao thông lâm vào tình trạng thua lỗ kéo dài.
Kết Luận:
Doanh thu của các BOT đường bộ hầu hết bị ảnh hưởng bởi việc hạn chế đi lại của người dân. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều đang triển khai dòng tiền chuyển nhượng và kỳ vọng sẽ mang lại dòng tiền lớn cho doanh nghiệp. Chính nhờ điều này khiến cho cổ phiếu các doanh nghiệp BOT vẫn đang ở mức cao.