PLX dẫn đầu ngành bán lẻ xăng dầu
Tập đoàn xăng dầu Việt Nam là doanh nghiệp đứng đầu ngành bán lẻ xăng dầu trên cả nước với thị phần giữ vững quanh mức 50%, thị phần Tổng công ty Dầu khí Việt Nam – CTCP (UPCoM: OIL) khoảng 15%, bạn có thể thấy rõ qua biểu đồ dưới đây.

PXL chuyên phân phối các sản phẩm xăng dầu thông qua 3 kênh là tổng đại lý (DODO), kênh bán lẻ COCO và kênh khách hàng công nghiệp. Đến nay PLX vẫn giữ vững lợi thế vượt trội so với các đối thủ khác khi có đến 43 đơn vị thành viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu trong nước và hơn 5.500 của hàng xăng dầu trên khắp cả nước tạo điều kiện thuận lợi để các sản phẩm và dịch vụ của PLX đến gần hơn với người tiêu dùng.

Ngoài ra, PLX đang sở hữu hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật lớn nhất trong các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam. Cấp độ hiện đại và đồng bộ đạt tiêu chuẩn khu vực, trong đó bao gồm hệ thống kho bể lớn nhất cả nước với sức chứa lên đến hơn 2,2 triệu m3, hệ thống công nghệ bơm, chuyển cấp phát, đo tính.
Trong lĩnh vực vận tải PLX có đội tàu viễn dương với tổng trọng tải 140.000 DWT, hơn 570 km đường ống dẫn dầu, khoảng hơn 1.200 xe bồn với dung tích trên 9 nghìn m3 trực thuộc sự quản lý các công ty thành viên, đảm bảo vận chuyển xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam và từ các kho đầu mối nhập khẩu đến các cảng và đại lý tiêu thụ trong nước.
Với lợi thế là doanh nghiệp đầu ngành, cơ sở vật chất đầy đủ, nguồn tài chính dồi dào đã giúp cho sự uy tín của PLX trong mắt đối tác là rất lớn.
Hoạt động kinh doanh PLX trong Quý 3/2021 kém hiệu quả
Đợt dịch lần thứ 4 bùng phát khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn và PLX cũng không nằm ngoại lệ. Nhiều địa phương đã phải thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, điều này ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ xăng dầu của công ty.
Cùng với đó, diễn biến giá dầu trong quý 3 có nhiều biến động dẫn đến lợi nhuận gộp giảm so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, lợi nhuận từ các công ty kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, nhiên liệu bay, kho, hóa dầu đều giảm mạnh so với cùng kỳ. Doanh thu thuần của PLX đạt 34,625 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chỉ đạt 76.1 tỷ đồng, giảm hơn 91% sao với quý 3/2020.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, PLX báo cáo kết quả kinh doanh với doanh thu thuần là 119,741 tỷ đồng và 2,235 tỷ đồng lãi ròng. Với việc mở cửa nền kinh tế trở lại và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước tăng lên, dự báo kết quả kinh doanh của PLX sẽ có sự khởi sắc trong quý 4/2021 và đầu năm 2022.
Cơ hội cho PLX khi giá xăng đang tăng cao
Doanh thu của các công ty trong mảng kinh doanh xăng dầu biến động cùng chiều với giá dầu thô Brent. Nguyên nhân là do giá bán cơ sở tại nước ta được tính toán dựa trên giá Platts bình quân (Biến động theo giá dầu Brent).
Hiện giá dầu Brent đang ở mức cao, theo dự báo của Cơ quan năng lượng Mỹ giá dầu sẽ vẫn duy trì ở mức trung bình 82 USD/thùng trong quý 4/2021. Cùng với đó, giá xăng trên thế giới đang liên tục tăng cao, giá xăng dầu trong nước cũng được điều chỉnh tăng trong thời gian vừa qua. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của PLX trong quý 4/2021 tới đây.
Định giá cổ phiếu PLX
PLX là doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam. Dựa trên các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia… là cơ sở để tính giá trị hợp lý của cổ phiếu.

Kết hợp hai phương pháp P/S và Dividend Discount Model (DDM) với tỷ trọng tương đương, chúng ta có thể thấy được mức giá cổ phiếu hợp lý của PLX là 55,077 đồng.

Kết luận:
Định giá 55,077, trong khi đó giá PLX đang niêm yết trên thị trường là 58400 (dữ liệu 25/11), thì có thể thấy mức giá cổ phiếu của PLX không phải là mức giá quá hấp dẫn.
(Nguồn: Theo Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock)