Hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietinbank trong quý III/2021 không có nhiều nổi bật khi hoạt động chính chỉ tăng 9% so với cùng kỳ thu về 9.872 tỷ đồng.
Những nguồn thu nhập phi tín dụng như lãi từ dịch vụ dương 9% lãi từ kinh doanh ngoại hối dương 4%. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng trưởng mạnh với khoản lãi gấp hơn 2 lần cùng kỳ thu về 233 tỷ đồng. Ngoài ra, một số hoạt động đi lùi lại từ mua bán chứng khoán kinh doanh âm 36%, lãi từ các hoạt động khác âm 47%. Kết quả, Ngân hàng báo lãi trước thuế gần như đi ngang khi chỉ tăng 5%, đạt 3,061 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng đầu 2021 nguồn thu chính tăng trưởng 24%, các nguồn thu ngoài lãi lại đi lùi so với cùng kỳ. CTG dành ra hơn 14,004 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng (tăng 22%), báo lãi trước thuế tăng 34%, đạt 13,911 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông ngân hàng mẹ cũng tăng 34%, đạt gần 11,172 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ CTG đạt 13,634 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ. Nếu so với kế hoạch 16,800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đề ra cho cả năm 2021, CTG đã thực hiện được 81% chỉ tiêu.

Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản CTG tăng 8%, đạt gần 1.45 triệu tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tại NHNN sụt giảm mạnh 52% (còn 27,798 tỷ đồng), cho vay TCTD khác tăng 80% (17,879 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 7% (hơn 1.08 triệu tỷ đồng)…
9 tháng đầu năm, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm đến 27,277 tỷ đồng, chủ yếu là do tăng các khoản tiền, vàng gửi và cho vay TCTD khác, tăng các khoản về kinh doanh chứng khoán, cho vay khách hàng…
Về nguồn vốn, cho vay khách hàng tăng 8% so với đầu năm (hơn 1.07 triệu tỷ đồng), các khoản nợ Chính phủ và NHNN giảm 61% (còn 17,290 tỷ đồng), tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác giảm 48% (còn 51,657 tỷ đồng), tiền vay tổ chức tín dụng khác gấp 3.6 lần (108,696 tỷ đồng)…

Tuy nhiên, trong BCTC quý 3 của CTG cũng cho thấy chất lượng vay nợ tại thời điểm 30/9 xấu đi so với hồi đầu năm. Tổng số nợ đã tăng đến con số 18.097 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn dịch chuyển sang hai nhóm nợ xấu còn lại, tăng mạnh nhất là nợ nghi ngờ ( gấp 7.2 lần) chiếm 11.630 tỷ đồng. ỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 0.94% đầu năm lên con số 1.67%