Các dòng xe ô tô nối đuôi nhau ở các trạm xăng dầu. Nhiều người lái xe tức giận đánh nhau khi cố gắng lấy nhiên liệu. Các mặt hàng tạp hóa dần hết hàng trên các kệ hàng. Những cảnh báo về việc hóa đơn nhiên liệu sẽ tăng gấp đôi, sẽ làm cho nhiều gia đình chỉ có thể dựa vào chăn để trải qua mùa đông khắc nghiệt sắp tới.
Đó là những hình ảnh về khủng hoảng nhiên liệu ở nước Anh.
Đây là năm đánh dấu về việc Vương quốc Anh tách ra khỏi liên minh châu Âu (Brexit). Viễn cảnh được vẽ ra là sẽ vươn lên dẫn đầu với tư cách là một quốc gia tự do cung cấp dịch vụ khai thác, mang lại những lợi ích của một “Nước Anh toàn cầu” mới. Nhưng hiện tại, bức tranh không tưởng về Brexit này có vẻ đã khiến nước Anh trở nên lạc hậu hơn, khi họ đang có cảm giác bị cô lập về kinh tế.

Một loạt các cuộc khủng hoảng nhiên liệu ở Anh đã khiến các nhà cung cấp năng lượng phải ngừng kinh doanh, còn các hộ gia đình tìm mọi cách tích trữ, đồ đầy xăng trong khi dịch bệnh Covid-19 vẫn còn đầy rẫy. Trong khi đó, chính phủ Anh buộc phải cho binh lính để đi lái xe tải chở nhiên liệu về.
Sự việc này đã khiến biến động của đồng bảng Anh trông không khác gì loại tiền tệ mới nổi, chứ không phải là từ một quốc gia G-7 ổn định. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, Andrew Bailey, thậm chí còn châm biếm rằng, liệu có phải sắp có một trận dịch châu chấu sẽ tiếp cận nước Anh không? Hiện ông có nhiệm vụ tìm ra cách tăng lãi suất để giảm lạm phát mà không làm nền kinh tế bị bóp nghẹt.
Liên đoàn Công nghiệp Anh, cơ quan vận động hành lang kinh doanh lớn nhất, đang thúc giục Johnson thành lập một lực lượng đặc nhiệm khẩn cấp để đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn cung và chi phí sinh hoạt. Quốc gia này phải đối mặt với “một cơn bão lạm phát hoàn hảo” có thể khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái vào năm tới. Nhiều nhà phân tích dự đoán giá thực phẩm sẽ tăng với tốc độ hàng năm là 5% vào cuối năm nay.
Karan Bilimoria, chủ tịch CBI cho biết: “Sự phục hồi đang ở trong tình trạng rất mong manh. Kịch bản ác mộng nhất có thể xảy ra là “mùa đông của sự bất mãn”. Nó sẽ giống hệt như thời kỳ cuối những năm 1970 khi các cuộc đình công và thiếu hụt lao động dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ Lao động“. Và họ đang cố gắng ngăn chặn điều này.
Những thách thức trước mắt mà Vương quốc Anh phải đối mặt bắt nguồn từ việc mất nguồn lao động quan trọng sau khi quá trình chuyển đổi ra khỏi EU kết thúc vào ngày 1/1. Tình trạng khan hiếm tài xế xe tải đang làm dấy lên lo ngại rằng liệu mọi người sẽ có đủ nhiên liệu và thực phẩm trong mùa đông này hay không.
Ngày 25 tháng 9, chính phủ Anh cho biết họ có kế hoạch cấp thị thực ngắn hạn cho tài xế xe tải và công nhân chăn nuôi gia cầm, mặc dù các doanh nghiệp nói rằng họ sẽ không thể lấp đầy khoảng trống. Johnson cho biết hôm Chủ nhật , Vương quốc Anh cũng sẽ dự định dựa vào nhập cư để giải quyết tình trạng thiếu hụt. Ngoài ra còn có sự thâm hụt lao động các ngành từ nông nghiệp, chăn nuôi đến khách sạn.
Hiệp hội Lợn quốc gia ước tính 150.000 con lợn bị mắc kẹt tại các trang trại vì thiếu nhiên liệu, và cũng không đủ người để chế biến chúng.
Nước Anh phụ thuộc chính vào thương mại

Bloomberg Economics dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại 1,3% trong quý IV từ mức 1,6% trong ba tháng trước đó. Mặc dù điều đó vẫn khiến nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng 6,3% trong cả năm, nhưng lạm phát được dự báo sẽ duy trì ở mức trên 3% vào cuối năm nay và duy trì ở đó cho đến giữa năm 2022.
Căn nguyên của điều này chính là sự phụ thuộc quá lớn của đất nước này vào thương mại. Sự phụ thuộc này giờ đây làm tăng thêm thiệt hại do việc rời EU và sự đổ vỡ của Covid-19.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu trong tổng sản phẩm quốc nội đạt đỉnh 63% vào năm 2019 trước khi giảm xuống 55% vào năm ngoái. Hãy so sánh thử, tỷ lệ này là 46% đối với Úc, 35% đối với Nhật Bản và 24% đối với Mỹ
John Shirley, một nhà vận chuyển hàng hóa ở Anh, cảm thấy những cú sốc về nguồn cung đang làm rung chuyển thế giới — sự chậm trễ trong vận chuyển, chi phí tăng vọt, sương mù chung về sự không chắc chắn bao trùm nền kinh tế toàn cầu. Nhưng anh ấy đã phải đối mặt với một cơn đau đầu liên tục khác về đại dịch trong chín tháng qua. “Tất cả những thủ tục giấy tờ bổ sung này, đã làm mọi thứ trở nên phức tạp”.

Đó là thực tế có thể dự đoán được của Brexit. Ví dụ, vận chuyển một xe tải tủ lạnh đến Vương quốc Anh từ Ý, chi phí cao hơn gần 25% so với trước khi tách khỏi EU. Bắt đầu từ tháng 1, các xe tải đến biên giới Vương quốc Anh sẽ phải đối mặt với các biện pháp kiểm soát hải quan mới và các sản phẩm thực phẩm sẽ phải tuân theo các quy tắc tài liệu phức tạp bắt đầu từ tháng 7.
Nhưng điều mà các hộ gia đình ở Anh quan tâm nhất là trong số các mặt hàng nhập khẩu mà Vương quốc Anh phụ thuộc, có khí đốt tự nhiên để sưởi ấm và phát điện. Giá khí đốt trong nước đã tăng hơn bốn lần trong năm nay. Một mùa đông lạnh hơn và kéo dài hơn mức trung bình khiến kho dự trữ của châu Âu cạn kiệt trong khi Nga lại xuất khẩu ít hơn sang châu lục này.
Bản thân kho dự trữ ở Anh đã khan hiếm và trong mùa đông đầu tiên của Brexit, nên đã khiến nó phụ thuộc vào nhập khẩu. Tình hình có thể giảm bớt nếu một đường ống dẫn mới gây tranh cãi – Nord Stream 2, được mở để kết nối Nga với Đức qua Biển Baltic. Nhưng một đợt xung đột chính trị cuối cùng vẫn cản đường. Giờ điều mọi người có thể hy vọng chỉ là mong thời tiết năm nay có thể ấm hơn trung bình một chút.
Tình hình phục hồi đại dịch

Các nhà vận động Brexit do Johnson dẫn đầu thừa nhận rằng việc điều chỉnh sau hơn 4 thập kỷ chung sống với EU luôn mất nhiều thời gian . Và tất nhiên, không ai có thể dự đoán được một trận đại dịch sẽ hoành hành ngay khi bắt đầu.
Câu chuyện kể trong nửa đầu năm 2021 là các chương trình tiêm chủng đánh bại thế giới của Vương quốc Anh cho phép chính phủ giải phóng nền kinh tế khỏi các nỗi lo của Covid-19 vào tháng Bảy. Tuy nhiên, kể từ đó, các lỗ hổng của Anh đã trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt là khi liên quan đến việc duy trì chuỗi cung ứng.
Các doanh nghiệp Anh vốn quá phụ thuộc vào lao động nước ngoài giá rẻ – theo những người ủng hộ Brexit. Sau khi brexit, lượng lao động ít hơn, đồng nghĩa với tiền lương sẽ phải tăng lên. Nếu nước Anh không được tiếp cận với việc di chuyển tự do của người lao động trong EU thì mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn vô cùng. Bằng chứng là số lượng người lái xe ở Anh đã giảm hơn một phần ba trong thời gian đại dịch, theo số liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia này cho thấy.
Các siêu thị như Waitrose đã tăng lương cho những người bán hàng mới và đang treo những khoản tiền thưởng để thu hút những người mới tham gia ứng tuyển. Nhưng những thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế đang tỏ ra đau đớn và lâu dài hơn dự kiến.

Neil Palmer, giám đốc hoạt động của Norton Hydraulics, một nhà sản xuất có trụ sở tại St. Albans, phía bắc London, cho biết: “Không quan trọng bạn rẽ theo hướng nào, chỉ biết rằng có thứ gì đó đập thẳng vào mặt bạn. Nó giống như bị tát cho một con cá ướt mỗi khi bạn đi làm.”
Norton đang phải đối mặt với vô số vấn đề, bao gồm cả giá thép tăng cao, nhưng tình trạng khan hiếm tài xế mới là điều đáng lo ngại nhất. Palmer đã từng nhận được 20 đến 30 đơn xin việc tài xế khi đăng tin tuyển dụng trước đây. Nhưng hiện tại, chỉ có duy nhất một đơn xin việc từ Bắc Phi. Phải nói rằng điều này thực sự vô cùng khó khăn.
Theo James Withers, giám đốc điều hành của Scottish Food & Drink, tình trạng thiếu lao động đang ảnh hưởng đến mọi bộ phận của chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sữa đến hải sản và chế biến rau quả. Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn từ việc thiếu phương tiện vận chuyển thực phẩm cũng như thiếu nhân viên đóng gói. Ông nói thêm: “Có khoảng trống trên các kệ hàng siêu thị và áp lực thực sự đối với chuỗi cung ứng dịch vụ khách sạn.”
Lao động chạy khỏi nước Anh sau brexit

Trên khắp châu Âu đang tồn tại tình trạng thiếu công nhân và toàn châu lục sẽ cảm thấy sức ép của giá năng lượng kỷ lục. Nhưng nước Anh, tình trạng còn tồi tệ hơn thế nhiều. Ở Anh có những quy định khắt khe về thị thực, nên sau Brexit đã khiến nhiều lao động phải rời đi. Ngoài ra còn có vẫn đề là các bài thi sát hạch lái xe cho các lái xe mới quá khăn.
Đáp lại, Bộ Giao thông Vận tải đã cấp 5.000 thị thực cho những người lái xe chở thực phẩm và nhiên liệu hạng nặng của EU trong ba tháng. Nó cũng đã nới lỏng luật về giờ của người lái xe, lấy giới hạn lái xe hàng ngày từ chín lên 11.

Hiệp hội Bán lẻ Anh cho biết con số này sẽ chỉ chiếm khoảng một phần ba số lượng tài xế cần thiết chỉ để các siêu thị hoạt động hết công suất trước Giáng sinh. Còn chủ tịch Phòng Thương mại Anh Ruby McGregor-Smith đã ví động thái này chỉ giống như “ném một giọt nước vào đống lửa”.
Trong ngành công nghiệp thực phẩm, tình trạng thiếu công nhân đã buộc các công ty phải hạn chế sản lượng và các quy tắc thương mại mới sau Brexit khiến việc xuất khẩu thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và gia cầm của Anh trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, giá năng lượng tăng cao đã thúc đẩy các nhà máy phân bón đóng cửa, hạn chế nguồn cung cấp phụ phẩm carbon dioxide quan trọng được sử dụng để gây choáng váng cho động vật tại các lò giết mổ.
Những căng thẳng như vậy đã đẩy những người nông dân như Kate Moore đến bờ vực. Trang trại của gia đình cô ở East Yorkshire thường bán khoảng 1.700 con lợn cho các lò mổ hàng tuần, nhưng kể từ giữa mùa hè, họ đã được yêu cầu hạn chế việc giao hàng.

Hiệp hội lợn quốc gia đang cầu xin chính phủ cấp thêm thị thực ngắn hạn cho những người làm nghề bán thịt khi các trang trại hết chỗ. Nếu không có giải pháp sớm, Moore lo ngại trang trại sẽ phải tiêu hủy những con vật khỏe mạnh. “Tôi không nghĩ mình sẽ trở lại sau đó,” cô nói. “Chúng tôi đang đi đến điểm khủng hoảng.”
“Vương quốc Anh bước vào giai đoạn cuối cùng của năm 2021 đối mặt với sự đan xen đầy thách thức giữa tăng trưởng chậm lại và lạm phát gia tăng. Việc thị trường lao động điều chỉnh như thế nào, cùng với việc chính phủ rút khỏi kế hoạch tăng lãi suất trong tháng này sẽ là trọng tâm đáng chú ý để giải quyết được tình trạng này”. Theo Charlotte Ryan, Alex Morales, Megan Durisin, Adam Blenford, Anna Shiryaevskaya và Will Mathis – Bloomberg