Trong suốt một thời gian dài, đồng USD vẫn chiếm ưu thế tăng mạnh so với các đồng ngoại tệ khác. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí các đồng ngoại tệ từ nay đến cuối năm.
Mới đây, trong cuộc khảo sát của Reuters ở các chiến lược gia tiền tệ và những nhà phân tích ngoại hối cho thấy, quý IV/2021 ngoài đồng USD tăng, sẽ có nhiều đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi có thể sẽ tăng mạnh trở lại như những năm trước đó, nhất là đồng Rand Nam Phi, Baht của Thái Lan, Rup của Nga.
Điều này diễn ra bất chấp việc FED dự kiến giảm các chương trình mua trái phiếu của Chính phủ vào cuối năm nay, lãi suất có thể sẽ được điêu chỉnh tăng cuối năm. Những điều kiện thuận lợi khiến lợi suất trái phiếu tăng và đồng USD cũng tăng theo.
Nhà chiến lược gia thị trường mới nổi thuộc JPMorgan, ông Jonny Goulden cho biết tình hình lạm phát kéo dài ở các nền kinh tế mới nổi đang khiến các ngân hàng trung ương của các nước này phản ứng lại và áp lực đối với tiền tệ của những nền kinh tế ngày càng tăng thì lãi suất thực đang được điều chỉnh tăng theo.
Reuters tiến hành cuộc khảo sát từ ngày 1/10 đến 6/10 cho thấy dự báo đồng ZAR và MXN sẽ tăng khoảng 3% trong 6 tháng tới. Lần lượt là 14,90 ZAR/USD và 20,225 MXN/USD. Cùng lúc đó, đồng RUB sẽ tăng nhẹ ở mức 2% lên 71,52 RUB/ USD.

Các loại tiền tệ của các nước có nền kinh tế mới nổi khá ổn định ngay cả khi đồng USD tăng mạnh lên do ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc được dự báo sẽ kết thúc quý III/2021 tăng mạnh khi mà các loại tiền tệ của thị trường mới nổi khác kết thúc quý đều giảm. Đồng ZAR đã giảm 9 quý liên tiếp.
Dự báo đồng tiền nhân dân tệ sẽ ổn định trong tháng 12 bất chấp việc những khoản nợ ngân hàng lớn trong bối cảnh công ty BĐS Evergrande vỡ nợ đối mặt với đột tái cơ cấu nợ lớn nhất từ trước đến nay của nước này.
Giới quan chức Trung Quốc đang tìm cách thắt chặt kiểm soát thị trường tiền tệ, gây khó khăn buộc các ngân hàng giảm giao dịch thu hẹp phạm vi giao dịch.
Các loại đồng tiền tệ khác trong nhóm các nền kinh tế mới nổi có thể hoạt động ổn định trong thời gian tới và khả năng sẽ không giảm giá nhiều thêm nữa.
Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ, đã giảm 16% trong năm nay là đồng tiền hàng đầu trong số năm đồng tiền dễ bán tháo nhất, tiếp theo là đồng real Brazil, đồng Rupiah Indonesia, đồng Baht Thái Lan và đồng peso của Philippines.
Đồng lira dự kiến sẽ giảm gần 5% xuống 9.250 lira/USD trong sáu tháng. Lý do bởi ngân hàng trung ương nước này đã đi ngược xu hướng toàn cầu khi cắt giảm lãi suất.
Suy thoái kinh tế được kiềm chế ở Châu Á, song lại được thể hiện rất rõ ở Nam Mỹ. Mặc dù thị trường ở châu Phi nhìn chung cao hơn so với phần còn lại của thế giới trong giai đoạn trước khi dịch bệnh xảy ra.
Cuộc khủng hoảng cũng làm tăng gánh nợ các quốc gia mới nổi đúng thời điểm các nước cần phục hồi nền kinh tế. Đại dịch đã làm thay đổi hoàn toàn nền kinh tế mới nổi.
Đồng USD sẽ vẫn còn tiếp tục thống trị trên bảng xếp hạng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến những đồng ngoại tệ khác nếu không có những biện pháp của các ngân hàng trung ương các nước.
Nguồn: Theo Reuters