Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) mới đây đã tổ chức Hội nghị sơ kết SXKD Q3 và 9 tháng đầu năm 2021, và kết quả cho thấy rất nhiều doanh nghiệp xi măng bị ảnh hưởng tiêu cực từ đợt bùng phát dịch Covid-19 từ tháng 4 cho đến nay.
“Lợi nhuận Q3 ngành xi măng sụt giảm mạnh”
Dịch bệnh đã làm cho ngành xây dựng bị trì hoãn, khiến sản lượng tiêu thụ xi măng sụt giảm mạnh. Tổng lợi nhuận trước thuế Q3/2021 chỉ bằng 2,4% cùng kỳ năm ngoái, và đạt 3% kế hoạch đề ra. Ngoài ra, ở công ty mẹ lợi nhuận bị giảm 62% so với cùng kỳ. Các công ty sản xuất lỗ tới 80 tỷ, và giảm tận 391 tỷ đồng so với năm ngoái.

Xi măng Hà Tiên 1 (HT1): ông lớn trong ngành xi măng. Do bị ảnh hưởng từ đợt giãn cách ở các tỉnh Nam Bộ, làm cho doanh thu Q3 của HT1 âm gần 20 tỷ đồng. Và đây cũng chính là quý đầu tiên HT1 bị thua lỗ.
Xi măng VICEM Bút Sơn (BTS): địa bàn tiêu thụ chính là Hà Nam và Hà Nội (chiếm tới 50% sản lượng), nhưng 2 tỉnh này đều bị ảnh hưởng nặng bởi giãn cách. Tuy nhiên, thực tế thua lỗ của BTS trong 5 năm qua cũng liên tục “đổ đèo”. Kết quả BTS đã báo lỗ 7,6 tỷ đồng trong Q3, còn lũy kế 9 tháng vẫn có lãi 25 tỷ đồng, nhưng so với năm ngoái thì giảm gần 50%.

Vicem Hải Vân (HVX): lỗ 1,2 tỷ đồng trong Q3, và 9 tháng đầu năm lãi chỉ đạt 404 tỷ, giảm 90% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đồng thời ảnh hưởng của đại dịch làm cho nhu cầu tiêu thụ xi măng giảm mạnh.
Vicem Thạch cao Xi măng (TXM): quý 3 lỗ 2 tỷ đồng, còn tính 9 tháng đầu năm lỗ gần 3 tỷ đồng. báo lỗ sau thuế quý 3 xấp xỉ 2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 1 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm lỗ gần 3 tỷ đồng.
Xi măng La Hiên (CLH): Đây là trường hợp cá biệt duy nhất, nhờ tiết kiệm chi phí nên Q3 và 9 tháng đầu năm vẫn lãi. Tính riêng Q3 lãi 11 tỷ đồng và tăng 22% so với cùng kỳ. Còn xét 9 tháng thì LNST đạt 33 tỷ đồng tăng 24,19% so với 9 tháng đầu năm 2020.

Các doanh nghiệp xi măng Hải Phòng, Xi Măng Quán Triều mặc dù không lỗ nhưng lợi nhuận cũng sụt giảm mạnh.
“Cổ phiếu xi măng và sóng đầu tư công”
Thời gian qua, Chính Phủ đã đề ra kế hoạch giải ngân để đầu tư vào xây dựng, nhằm kéo nền kinh tế vực dậy khỏi đại dịch. Nhóm ngành được hưởng lợi từ “đầu kéo” này sẽ bao gồm: thi công, bất động sản và vật liệu xây dựng.

Cổ phiếu ngành xi măng có triển vọng như thế nào trong quý tới? Để trả lời câu hỏi này, mình muốn bạn lưu ý 3 điều sau:
-
Nhu cầu xi măng quý 4 dự kiến sẽ tăng bởi “sóng đầu tư công”, vì nó thuộc nhóm vật liệu xây dựng. Chưa kể việc nới lỏng giãn cách cũng sẽ khiến nhiều công trình hoạt động trở lại. Dự đoán rằng sản lượng tiêu thụ tăng mạnh và lợi nhuận quý 4 cũng sẽ tăng mạnh.
-
Hiện tại, giá than, điện, dầu, thạch cao… đều tăng nên nhiều DN xi măng đã điều chỉnh tăng giá bán (tăng 80k – 90k/tấn). Vì vậy lượng hàng tồn kho từ quý 1,2,3 nếu tiêu thụ thành công thì sẽ được lợi càng nhiều.
-
Xi măng Trung Quốc đang thiếu trầm trọng do cắt giảm nguyên nhiên liệu, vì thế giai đoạn cuối năm sẽ là giai đoạn lợi thế mạnh cho ngành xi măng Việt Nam.
Tóm lại: Doanh thu Q3 của cách doanh nghiệp thua lỗ phần lớn là do dịch bệnh. Tuy nhiên nếu dịch bệnh dần được kiểm soát, thì với combo: nhu cầu tăng + giá tăng + Trung Quốc đói xi măng => Khả năng lớn là cổ phiếu xi măng sẽ tăng mạnh trong Q4 này.