Nhóm cổ phiếu dầu khí Việt Nam đang có đợt biến động mới trong bối cảnh giá dầu thế giới đang đạt đỉnh. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thì cổ phiếu dầu khí sẽ khó bền vững trong tương lai.
Cổ phiếu dầu khí Việt Nam hưởng lợi nhờ giá dầu tăng nhanh
Tuần qua, nhiều dòng tiền được đưa vào nhóm cổ phiếu dầu Việt Nam khí như: PLX, ASP, GAS, CNG, PGC, PVD, PGD. Nhờ vậy mà những mã cổ phiếu khác như PET, PMG, PXS, VIP, GSP cũng được nhà đầu tư quan tâm.
Điều đáng nói là cổ phiếu dầu khí có được tín hiệu tích cực như vậy là nhờ vào 2 yếu tố chính.
Đầu tiên phải kể đến dự báo của nhiều chuyên gia cho thấy giá dầu có thể sẽ tiếp tục được duy trì hoặc tăng cao hơn là bởi nhu cầu gia tăng khi nền kinh tế được phục hồi trở lại sau chiến dịch tiêm vaccine đem lại tín hiệu tích cực.

Trong khi đó nguồn cung khó có thể tăng mạnh thời điểm cuối năm. Một số thành viên OPEC và các đồng minh gặp khó khăn trong tăng gia sản lượng sau khoảng thời gian 5 năm đầu tư thấp hoặc trì hoãn do bảo trì trong thời điểm dịch bệnh kéo dài.
Đáng chú ý, sang năm 2022 nhu cầu sử dụng dầu thế giới dự kiến sẽ tăng thêm 3,3 triệu thùng/ ngày theo nhận định nửa đầu năm vượt qua ngưỡng 100 triệu thùng/ ngày và đạt mức trung bình 99,9 triệu thùng trong cả năm tới.
Điều thứ 2, hoạt động kinh doanh trong quý 3 vừa qua của nhóm doanh nghiệp dầu khí mặc dù cũng chịu ảnh hưởng bởi đợt dịch thứ 4, song mức độ không quá lớn và kinh doanh trong quý 4/2021 đang được dự báo là sẽ có những tín hiệu phục hồi tích cực khi Chính phủ cho phép nới lỏng giãn cách trở lại bình thường mới.
Cũng trong quý IV này, nhóm doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí PVS và PVD được đánh giá triển vọng với dự án đầu tư dầu khí được đẩy nhanh tiến độ.
Nhóm doanh nghiệp trung và hạ nguồn dầu khí PVT, BSR, PXL, BSR, GAS được hưởng lợi trực tiếp từ việc giá dầu tăng.
Ông Đỗ Trung Thành – phụ trách phân tích chiến lược Vĩ mô, công ty Chứng khoán Dầu khí cho biết, nhiều dự án dầu khí tại Việt Nam đang được thực hiện theo đúng tiến độ như Nhà máy hóa dầu Long Sơn, Kho cảng LNG Thị Vải.
Trong đó kho cảng LNG Thị Vải có công suất giai đoạn 1 là 1 triệu tấn/ năm. ước tính đến 10/8/2021 đạt khoảng 79,6% tiến độ xây dựng.
Ngoài ra, việc giá dầu Brent vẫn duy trì trên ngưỡng 60 USD/ thùng từ tháng cũng là tiền để để hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí được đẩy mạnh trở lại ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm cổ phiếu dầu khí Việt Nam.
Phân hóa lợi nhuận nhóm cổ phiếu dầu khí Việt Nam
Theo báo cáo từ quý II/2021 tổng lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp dầu khí tăng mạnh, tuy nhiên có 1/3 doanh nghiệp có lợi nhuận bị suy giảm, thua lỗ và kết quả kinh doanh trong quý III chưa có nhiều sự cải thiện.
Đầu tư cổ phiếu dầu khí Việt Nam cần phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và triển vọng của từng doanh nghiệp.
Nhiều nhà đầu tư hứng khởi đầu tư nhóm cổ phiếu dầu khí khi thấy giá dầu Brent trong hợp đồng giao tháng 12/2021 trên Sàn hàng hóa liên lục địa gần đây tăng lên 80 USD/thùng mức cao nhất trong 3 năm trở lại đây.

Công ty chứng khoán Bản Việt ( VCSC) nhận định, kết quả trong quý III của các doanh nghiệp dầu khí sẽ có xu hướng phân hóa, GAS, DPM và DCM dự kiến có sự tăng trưởng. Đối với PVT, PVS, PVD sẽ có sự suy giảm nhẹ so với cùng kỳ.
Việc cổ phiếu dầu khí có duy trì được hay không sẽ phụ thuộc vào diễn biến trực tiếp từ giá dầu thời gian cuối năm và thị trường chung.
Một số cổ phiếu PVD và PVS có tính đầu tư cao khi giá tăng trong khi doanh nghiệp gặp khó khăn.
PVD đặt mục tiêu năm 2021 đạt doanh thu tổng 4.400 tỷ đồng, giảm 16%, lợi nhuận thuế cổ đông từ công ty mẹ là 25 tỷ đồng, giảm 87% so với năm ngoái.
Trong 6 tháng đầu năm CTCP Khoan và dịch vụ khoan dầu khí đạt doanh thu 1.662 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế âm 67 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 72 tỷ đồng.
CTCP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) trong 6 tháng đầu năm đạt doanh thu 5.670 tỷ đồng, lợi nhuận 335 tỷ đồng, giảm lần lượt 35% và 18,7% so với cùng kỳ.
Mảng doanh thu PVS năm nay có thể đạt 15.237 tỷ đồng nhờ thời điểm từ tháng 6 đến cuối năm sẽ có nhiều công việc hơn với mảng M&C khi đã trúng các gói thầu mới ký cùng những dự án cũ đang được tiếp tục triển khai.
Mảng FSO/FPSO cũng được dự báo có những tín hiệu tích cự nhờ dự án cung cấp lắp đặt vận hành phao nổi FLIDAR phục vụ dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long hợp tác với tập đoàn nterprize Energy và gói thầu Gallaf giai đoạn 3 (gói 05): thiết kế, mua sắm, chế tạo, tiền chạy thử, hạ thủy, vận chuyển và lắp đặt, đấu nối chạy thử.
Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP (GAS) đạt doanh thu gần 52 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 5.700 tỷ đồng tính đến hết tháng 8/2021. GAS đã và đang triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh khó khăn, lợi nhuận đan xen.
Việc giá dầu và giá LPG tăng so với kế hoặc là thuận lợi lớn Song, nhu cầu nhập nhiên liệu để hoạt động của các công ty điện và hộ công nghiệp ở mức thấp do diễn biến phức tạp của dịch bệnh ở Phía Nam trong quý III/2021 khiến ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và nhà đầu tư.
Công ty cổ phần Vận tải Sản phẩm khí quốc tế (GSP) đưa ra kế hoạch đạt 1.300 tỷ đồng doanh thu và 52 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2021. Tính đến hết tháng 9 năm nay, GSP đạt 1.230 tỷ đồng doanh thu và 42 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương đương cùng kỳ năm ngoái.
CTCP Vận tải Dầu Khí PVT trong 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 5.430 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 650,8 tỷ đồng. Lợi nhuận 9 tháng vượt 30% kế hoạch cả năm. Tuy nhiên kế hoạch hiện tại chỉ bằng một nửa so với mức năm ngoái.
Cổ phiếu dầu khí Việt Nam dù hiện tại đang ở bước đà tăng trưởng nhờ giá dầu thế giới tăng cao. Tuy nhiên, giá trị cổ phiếu khác nhau do yếu tố sản xuất, nguồn cung ứng tác động trực tiếp trong bối cảnh kinh tế trước nước đang khôi phục.
(Nguồn: Khối phân tích chiến lược Vĩ mô, công ty Chứng khoán Dầu khí)