Đây là một tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản hiện nay khi có nhiều thủ tục pháp lý vẫn còn rườm rà, khâu xử lý vẫn chưa được nhanh chóng, gây ra nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư và các dự án.
Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi – Phó Cục Trưởng Cục Quản Lý Nhà Và Thị Trường Bất Động Sản, trong năm nay, Bộ Xây dựng sẽ ban hành 2 nghị định về BĐS đó là “Nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh BĐS” và “Nghị định về hệ thống thông tin thị trường BĐS”.
Theo dự đoán của ông, khi 2 nghị định này được ban hành thì thị trường BĐS sẽ có sự chuyển biến tích cực hơn và nó sẽ tác động rất lớn đến thị trường. Lý do được ông giải thích đó chính là trong hai nghị định trên, sẽ có nhiều vấn đề về khung pháp lý được giải quyết, thời gian xử lý các dự án BĐS cũng sẽ nhanh hơn.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi còn cho biết thêm Chính phủ sắp sửa trình lên Quốc hội để thông qua 1 luật, sửa 10 luật giúp cho các nhà đầu tư tháo gỡ được những khó khăn hiện tại. Cùng với đó, Bộ Xây dựng cũng đang để xuất sửa Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản để phù hợp với Luật đất đai mới.
Theo một số chuyên gia đầu nghành, dù hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc liên quan tới quy trình triển khai các dự án BĐS hay ảnh hưởng của đại dịch Covid thì BĐS Việt Nam vẫn được đánh giá là có sự phát triển tích cực. Trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường BĐS Việt Nam vẫn có 55.000 giao dịch mua bán nhà đất được tiến hành. Còn trong 9 tháng tính từ đầu năm tới nay thì tỷ lệ cho vay nhà ở của các ngân hàng tăng khoảng 9 – 10%, dư nợ khoảng 1,2 triệu tỷ đồng trong đó có 700.000 tỷ đồng là cho vay để đầu tư kinh doanh BĐS.
Qua 9 tháng, có khoảng 5.400 doanh nghiệp BĐS thành lập mới tạo ra 35.000 việc làm cho người lao động với số vốn đăng ký khoảng 343.000 tỷ đồng.
Vậy nên nếu khâu thủ tục pháp lý được nhanh chóng hoàn thiện thì sẽ giúp cho thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng rộng mở, các dự án BĐS cũng sẽ gia tăng nhanh về số lượng. Việc này không chỉ ảnh hưởng lớn đến nghành BĐS nói riêng mà còn giúp cho nền kinh tế của Việt Nam nhanh chóng phục hồi sau đại dịch nói chung.