Điểm mấu chốt:
-
Đô la Mỹ có thể sẽ tăng dần khi căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng
-
Biến động địa chính trị có thể sẽ tạo ra một ưu thế lớn đối với tính thanh khoản.
-
BRI (Sáng kiến vành đai và con đường), Đài Loan và biển Đông vẫn là những mâu thuẫn lớn nhất.
Đồng đô la Mỹ có thể sẽ tăng giá khi căng thẳng Mỹ Trung dần leo thang trong bối cảnh những bất đồng về các chính sách đối ngoại ngày càng tăng cao. Sự bất ổn chính trị có thể sẽ khiến các nhà đầu tư không muốn rủi ro nhiều, và nó sẽ dẫn đến việc tạo ra một ưu thế thanh khoản với USD. Các vấn đề về thương mại, Biển Đông và Đài Loan vẫn là những vướng mắc lớn nhất, đặc biệt nó còn thu hút nhiều sự chú ý hơn sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan.
Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung vẫn luôn ở mức cao, ngay cả khi cựu Tổng thống Donald Trump hết kỳ đương nhiệm. Điều này một phần cũng là do những thay đổi cơ cấu mà Trung Quốc đang thực hiện sẽ cản trở phần nào chiến lược dài hạn nhằm đưa Mỹ trở thành bá chủ toàn cầu vào năm 2049. Với rất nhiều nguy cơ như vậy, có thể sẽ dẫn đến các tranh chấp chính trị lớn và châm ngòi cho sự biến động của thị trường.
Chiến lược đối đầu với Mỹ của Trung Quốc
Nếu như Đặng Tiểu Bình nổi tiếng không chỉ vì tự do hóa kinh tế Trung Quốc mà còn đem cả khái niệm “ẩn mình chờ thời cơ” vào chính sách của Trung Quốc. Thì với Tập Cận Bình, ông đã thực cận một chiến lược trái ngược hoàn toàn với chủ nghĩa dân tộc, và quyết tâm với chiến lược ngoại giao mang tên là “Chiến binh Sói“.

Thêm một điều nữa làm cho việc đối đầu Mỹ – Trung càng thêm gay gắt – điều mà tân đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ – Tần Cương đã phát biểu vào đầu tháng. Ông đề cập đến những lĩnh vực hợp tác như biến đổi khí hậu, mâu thuẫn Đài Loan và việc Mỹ kêu gọi điều tra nguồn gốc của COVID-19 đang làm lu mờ các nỗ lực mang tính xây dựng này.
Mặc dù Virus Corona vẫn tiếp tục hoành hành và là rủi ro lớn nhất hiện nay, thì chính trị vẫn luôn chiếm được sự chú ý của các nhà đầu tư. Sự bùng phát đột ngột và leo thang căng thẳng Mỹ – Trung liên tục có thể khiến các thị trường đi ngược lại và đẩy đô la Mỹ lên cao hơn, đặc biệt là những thị trường mới nổi có trụ sở ở châu Á.
Một vành đai, một con đường (RBI)
Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc (RBI) là một khuôn khổ chính sách đối ngoại dựa trên kinh tế dài hạn nhằm kết nối các nền kinh tế lại với nhau trong một mạng lưới với Trung Quốc là trung tâm. Đây là một phần mở rộng của gã khổng lồ Đông Á về củng cố khu vực như một cơ chế để tự bảo vệ mình trước bất kỳ tác động nào đến từ cả trong và ngoài nước.

Trung Quốc cũng đã và đang mở rộng sang châu Phi và các khu vực của châu Âu như một chiến lược đảm bảo các nút cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng nằm trong các khu vực thương mại cao. Quá trình này đã gây ra những lời chỉ trích về ngoại giao bẫy nợ, đặc biệt với việc Bắc Kinh bị cáo buộc thể hiện hành vi săn mồi. Theo quan điểm của Washington, chiến lược này mang theo những lo ngại về việc xây dựng một khối chính trị đồng minh với Trung Quốc được điều chỉnh để chống lại Mỹ.
Tăng cường liên minh trong khu vực
Đối với Mỹ, điều này có nghĩa sẽ làm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực bị giảm sút. Vì vậy, việc rút khỏi Afghanistan, kết hợp với chuyến thăm của VP Kamala Harris tới các nền kinh tế quan trọng của Đông Nam Á ngay sau đó, dường như cho thấy một sự xoay trục mạnh mẽ hơn sang châu Á. Điều này có thể khiến Bắc Kinh mất tinh thần, đặc biệt là khi chính quyền Biden đang triệu tập cái gọi là “Bộ tứ” trong tuần này để thảo luận về hợp tác đa phương lớn hơn.
Vào ngày 24 tháng 9, các nhà lãnh đạo của Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đều sẽ gặp nhau tại Nhà Trắng để thảo luận về các chiến lược nhằm thách thức tham vọng chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc. New Delhi và Bắc Kinh tiếp tục đấu tranh về khu vực tranh chấp Kashmir và gần đây cũng đã nhắm vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP ).
Đây được coi là hiệp định thương mại lớn nhất trong lịch sử khi nó sẽ bao gồm 50% dân số thế giới và một phần ba GDP của nó. Sáng kiến do Trung Quốc đứng đầu đã cố tình bỏ rơi Hoa Kỳ, báo hiệu rằng nước này có ý định củng cố hơn nữa vị thế bá chủ trong khu vực.
Đài Loan và Biển Đông
Việc Mỹ rút khỏi Afghanistan ban đầu làm dấy lên lo ngại – đặc biệt là từ Đài Loan – về các cam kết của Washington với các đồng minh và lợi ích chính trị nước ngoài. Bắc Kinh đã cảnh báo rằng trong trường hợp có hành động quân sự trực tiếp, Hoa Kỳ sẽ không bảo vệ hòn đảo nhỏ này. Phải nói rằng, nếu Bắc Kinh thực sự nghĩ rằng điều này là đúng, thì sự xâm lấn của họ sẽ tăng tốc.
Dù vậy, căng thẳng ở đây dường như sẽ leo thang khi Trung Quốc đẩy mạnh việc mở rộng khu vực, đặc biệt là dọc theo cái gọi là Đường Chín đoạn. Đây là sự phân định các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông, bao gồm cả Đài Loan. Những điều này cũng bị phản đối bởi các nước khác trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Indonesia và Philippines, với sự hỗ trợ của Mỹ.
Đối với thị trường tài chính, điều này có thể có nghĩa là một sự thúc đẩy đối với các cổ phiếu liên quan đến quân sự và USD. Các đồng tiền trong khu vực tiếp xúc – ví dụ như đồng Baht của Thái Lan – gần như chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng trong bối cảnh bùng phát chính trị. Căng thẳng địa chính trị sẽ tiếp tục gay gắt trong những tháng tới, và những nỗ lực ngày càng tăng của Trung Quốc và Mỹ trong việc đọ xem ai hơn ai sẽ là một nguyên nhân gây ra xích mích cần theo dõi.
– Nguồn: Dimitri Zabelin từ DailyFX –