Kể từ khi được giới thiệu chính thức vào năm 2008, Bitcoin (BTCUS) đã gây ra nhiều tranh cãi. Những người đam mê Bitcoin cho rằng đây là sự ra đời của một hệ thống tiền tệ mới và công bằng. Trong khi đó, các nhà phê bình lại chỉ ra sự thiếu pháp lý của việc đầu tư cryptocurrency, và coi Bitcoin như là “rat poison squared” – thuốc độc nguy hiểm.
Tuy vậy, vẫn có nhiều Chính phủ của một số quốc gia đang nhìn nhận sự tiến bộ của Bitcoin. Điển hình là El Salvador đã sử dụng Bitcoin như một loại tiền tệ. Nhưng các nền kinh tế lớn, trong đó có Hoa Kỳ lại từ chối công nhận Bitcoin hợp pháp. Và dĩ nhiên, họ có lý do chính đáng để làm như vậy.
Để hiểu tại sao các chính phủ lại thận trọng về Bitcoin, điều quan trọng là phải hiểu vai trò của tiền tệ fiat trong nền kinh tế của một quốc gia. Fiat đề cập đến các loại tiền tệ thông thường do chính phủ phát hành. Tiền Fiat được hỗ trợ bởi niềm tin và tín dụng đầy đủ của chính phủ và nó có tác dụng rất lớn trong việc điều tiết tiền tệ trong nước và dòng tiền xuất nhập khẩu.

Hệ thống phi tập trung của Bitcoin có khả năng phá hủy hệ thống được mô tả ở trên, bởi mạng lưới hoạt động của Bitcoin đã bỏ qua các trung gian cùng các yếu tố quản lý của hệ thống của chính phủ.

Ngân hàng trung ương không còn cần thiết vì Bitcoin có thể được tạo ra bởi bất kỳ ai chạy full node. Ngoài ra, việc chuyển khoản ngang hàng giữa hai bên trên mạng của Bitcoin có nghĩa là không cần người trung gian, cũng không cần người quản lý và phân phối tiền tệ nữa.
Tại sao các chính phủ lại quan tâm đến Bitcoin?
Liệu tương lai, chính phủ Hoa Kỳ có đặt ra những quy định nào cho Bitcoin hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ. Còn trong khi đó, một số chính phủ khác trên khắp thế giới đang cố gắng tìm hiểu tác động mà tiền điện tử có thể có đối với nền kinh tế của họ trong thời gian tới. Cụ thể, họ đang vật lộn với ba vấn đề với Bitcoin sau đây:
- Bitcoin có thể phá vỡ các biện pháp kiểm soát vốn của chính phủ
Các chính phủ thường thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn để ngăn chặn dòng tiền chảy ra, vì xuất khẩu có thể làm giảm giá trị của nó. Đối với một số người, đây là một hình thức kiểm soát đối với chính sách kinh tế và tài khóa. Trong những trường hợp như vậy, nếu không tồn tại bitcoin thì các biện pháp kiểm soát vốn và xuất khẩu của cải rất hữu ích.
Ví dụ: Một trong những trường hợp nổi tiếng về việc sử dụng Bitcoin đã xảy ra ở Trung Quốc. Công dân của đất nước này có giới hạn hàng năm là 50.000 đô la để mua ngoại tệ. Một báo cáo của Chainalysis, một công ty pháp y tiền điện tử, cho thấy hơn 50 tỷ đô la đã chuyển từ ví bitcoin ở Trung Quốc sang ví ở các quốc gia khác vào năm 2020, có nghĩa là công dân Trung Quốc có thể đã chuyển đổi nội tệ sang Bitcoin và chuyển nó qua biên giới để tránh né các quy định của Chính Phủ.
- Bitcoin tiếp tay cho hoạt động bất hợp pháp
Bitcoin có thể được sử dụng để ngụy trang cho bọn tội phạm vì nó cho phép chúng ngụy trang sự tham gia của mình vào các hoạt động như vậy. Ở mạng của Bitcoin, người dùng chỉ được xác định bằng địa chỉ của họ trên mạng, rất khó để truy ra nguồn gốc của một giao dịch hoặc danh tính của một cá nhân hoặc tổ chức đằng sau địa chỉ. Vì vậy, Không có gì đáng ngạc nhiên khi Bitcoin là một lối đi ưu tiên cho bọn tội phạm trong các giao dịch tài chính.
Ví dụ nổi tiếng nhất về tội phạm liên quan đến bitcoin là vụ án Con đường tơ lụa . Nói ngắn gọn, Silk Road là một thị trường cho súng và ma túy bất hợp pháp, cùng với một số thứ khác ở trên Dark Web. Nó cho phép người dùng thanh toán bằng bitcoin. Tiền điện tử được giữ trong ký quỹ cho đến khi người mua xác nhận đã nhận hàng. Rất khó để cơ quan thực thi pháp luật theo dõi các bên tham gia vào giao dịch vì họ chỉ có địa chỉ blockchain làm nhận dạng. Tuy nhiên, cuối cùng FBI đã có thể hạ bệ thị trường và thu giữ 174.000 BTC.
Trong thời gian gần đây, việc lây nhiễm các ứng dụng phổ biến bằng ransomware và yêu cầu thanh toán bằng bitcoin cũng trở nên phổ biến với các hacker. Vụ hack Colonial Pipeline năm 2021, dẫn đến gián đoạn cung cấp năng lượng ở nhiều bang khác nhau, đã chứng minh mức độ mà các cuộc tấn công như vậy có thể trở thành vấn đề an ninh quốc gia.
- Bitcoin không được quản lý
Hơn một thập kỷ sau khi Bitcoin được ra mắt, các chính phủ trên khắp thế giới vẫn đang cố gắng tìm ra cách để điều chỉnh tiền điện tử. Có nhiều vấn đề liên quan đến vấn đề quy định của bitcoin.
Bitcoin là một loại tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch hàng ngày hay một kho lưu trữ giá trị chủ yếu được sử dụng cho mục đích đầu tư? Bitcoin có phải là tài sản trú ẩn an toàn trong thời kỳ kinh tế toàn cầu bất ổn? Đây thực chất là những câu hỏi mà ngay cả chuyên gia Bitcoin và nhà đầu tư bitcoin bình thường dường như đều không biết.
Có thể lập luận rằng việc sử dụng Bitcoin trong việc đầu tư các sản phẩm như hợp đồng tương lai là bằng chứng về sức hấp dẫn của nó đối với các nhà giao dịch. Tuy nhiên, các thị trường cơ sở cho các dẫn xuất như vậy không được kiểm soát vì không có sàn giao dịch tiền điện tử lớn nào được sử dụng để đặt giá Bitcoin cho thị trường tương lai, được đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC).
Tóm lại:
-
Các chính phủ trên khắp thế giới đang chú ý đến sự tiến bộ của Bitcoin bởi vì nó có tiềm năng phá hủy hệ thống tài chính hiện tại và làm suy yếu vai trò của họ trong đó.
-
Các chính phủ đã trở nên cảnh giác, thậm chí sợ hãi đối với Bitcoin, và họ đã tiến hành vừa chỉ trích tiền điện tử và điều tra việc sử dụng nó cho mục đích của chúng.
-
Ở hiện tại, Bitcoin đặt ra ba thách thức đối với chính quyền: nó không thể bị quản lý, các tội phạm sử dụng và nó có thể giúp công dân vượt qua sự kiểm soát vốn.
-
Cho đến khi mạng lưới Bitcoin trưởng thành, thì nó vẫn tiếp tục trở thành đối tượng ngờ vực của các cơ quan có thẩm quyền.
Theo phân tích của James McWhinney – Chuyên gia truyền thông – Investopedia.com