Đại dịch Covid-19 kéo dài đã khiến nền kinh tế thế giới hứng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là các hãng hàng không. Do không thể trụ vững và duy trì hoạt động, một số hãng hàng không quốc gia phá sản trước những hậu quả ” tàn khốc” của dịch bệnh mang lại.
Nội dung
Hãng hàng không quốc gia phá sản
Hãng hàng không quốc gia Philippines Airline
Mới đây trong ngày 4/9/2021, hãng hàng không Philippines Airlines đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại New York (Mỹ), khi đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của ngành hàng không và ngành du lịch tại nước này với các lệnh phong toả, hạn chế di chuyển và đóng cửa biên giới.
Ra đời từ năm 1941, PAL Holdings – công ty mẹ của Philippines Airlines đã gặp nhiều khó khăn từ trước khi đại dịch ập đến. Công ty này đã thua lỗ suốt từ quý I/2017 đến nay và trong năm 2020 ghi nhận khoản lỗ kỷ lục 1,4 tỷ USD. Cùng với những bất lợi do Covid-19 gây ra khiến hãng hàng không quốc gia phá sản.

Theo Wall Street Journal, hãng hàng không quốc gia của Philippines đã đạt được thỏa thuận với các chủ nợ và nhận được sự hậu thuẫn của gia tộc Tan – hiện là cổ đông lớn nhất cũng như đang nắm quyền kiểm soát hãng hàng không này. Là gia tộc kinh doanh thành công và giàu có bậc nhất ở Philippines, gia tộc Tan đã đồng ý cho Philippines Airlines vay 500 triệu USD cho quá trình tái cấu trúc. cùng với đó hãng đã đạt được thỏa thuận hỗ trợ từ 90% các ngân hàng và hãng cũng nhận được khoản vay 150 triệu USD từ các nhà đầu tư mới.
Philippines Airlines dự kiến sẽ giảm 25% quy mô đội tàu bay và giảm 35% số nhân viên trong kế hoạch tái cấu trúc lần này. Hãng hàng không này vẫn sẽ được phép tiếp tục hoạt động trong thời gian tái cấu trúc.
Hãng hàng không quốc gia Thai Airways
Năm 2020, hãng hàng không Thai Airways phá sản do gặp khó khăn về tài chính sau nhiều năm thua lỗ liên tiếp và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến Thai Airways International – hãng hàng không quốc gia Thái Lan, nộp đơn xin phá sản.
Đây là một trong số các hãng hàng không phá sản năm 2020 tại khu vực Đông Nam Á. Theo Bộ trưởng Tài chính Thái Lan, việc cho phép Thai Airways International nộp đơn bảo hộ phá sản là một giải pháp đang được xem xét nhằm tái gây dựng hãng hàng không quốc gia Thái Lan. Tuy nhiên, ông không đưa ra thời điểm cụ thể phán quyết trên sẽ được thực hiện.
Trước đó, để đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19, Thai Airways được cho là đang tìm kiếm khoản vay 58,1 tỷ baht (1,81 tỷ USD) với Bộ Tài chính là đơn vị bảo lãnh, cũng là cổ đông sở hữu 51% cổ phần công ty. Tuy nhiên, kế hoạch giải cứu hiện vẫn chưa được Chính phủ Thái Lan thông qua.
Trong 3 năm kể từ năm 2017 đến 2020 hãng này cho biết hoạt động kém hiệu quả và liên tục thu lỗ. Năm 2019 là năm thứ ba liên tiếp Thai Airways báo lỗ, với khoản lỗ ròng 12 tỷ baht. Vốn chủ sở hữu của công ty vào năm 2019 là 11,7 tỷ baht, giảm 42,5% so với năm trước. Tính từ lần huy động vốn gần nhất vào cuối năm 2010, mức giảm đã là 84,5%.
Hãng hàng không Latam Airlines (Chile)
Hôm 26/5/2020, hãng hàng không Latam Airlines Group SA, hãng hàng không lớn nhất Mỹ Latinh chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong bối cảnh ngành công nghiệp hàng không bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch diễn biến ngày càng phức tạp hơn.
Giám đốc điều hành Latam, Roberto Alvo nêu rõ dịch COVID-19 ngành vận tải hàng không thế giới vào tình trạng khủng hoảng, khiến Latam buộc phải đưa ra một loạt quyết định khó khăn trong những tháng qua. Công ty và các chi nhánh tại Chile, Peru, Colombia, Ecuador và Mỹ đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Hoa Kỳ.
Hiện tại, hãng hàng không quốc gia phá sản sẽ tiếp tục bay trong khi được bảo vệ phá sản và các chi nhánh của nó ở Argentina, Brazil và Paraguay không bao gồm trong hồ sơ Chương 11.

Hãng hàng không Mỹ Delta Air Lines Inc là cổ đông lớn nhất tại Latam, năm 2019 đã trả 1,9 tỷ USD cho 20% cổ phần hãng này. Latam cho biết họ đã nhận được tài trợ từ các cổ đông lớn khác, bao gồm cả gia đình Cueto và Amaro và Qatar Airways, để cung cấp tới 900 triệu USD tài trợ cho để trả nợ.
Latam là công ty sáp nhập từ LAN của Chile và TAM của Brazil đã khai thác 146 tuyến bay ở 26 nước với tổng cộng khoảng 1.400 chuyến bay/ngày cho hơn 70 triệu khách hàng/năm và có hơn 300 máy bay. Hãng hàng không này cũng mang nợ hơn 7 tỷ USD.
Latam Airlines đã cắt giảm hơn 1,850 việc làm ở Chile, Colombia, Ecuador và Peru trong khi hoạt động vận chuyển khách hàng giảm tới 95%.
Hãng hàng không lớn nhất Mỹ Latinh đã lên kế hoạch dần dần đẩy mạnh các chuyến bay trong 2 tháng tới, với mục tiêu đạt 18% công suất trước khủng hoảng vào tháng 7/2020.
Hãng hàng không Group Aeromexico (Mexico)
Ngày 30/6/2020, Aeromexico hãng hàng không lớn nhất Mexico phá sản và đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 Luật Phá sản của Mỹ, sau khi hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng do dịch.
Cũng giống như nhiều hãng hàng không khác trên khắp thế giới, Aeromexico đang bị thiệt hại lớn do đại dịch COVID-19.
Tuyên bố của Aeromexico cũng nhấn mạnh, nhiều hãng hàng không hàng đầu trên thế giới đã sử dụng Chương 11 Luật Phá sản của Mỹ để củng cố tình hình tài chính của họ và duy trì vị thế là những công ty uy tín phục vụ hành khách trên toàn thế giới. Và đó là những gì hãng này dự định thực hiện.
Bên cạnh đó, Aeromexico cũng đề cập đến sự phục hồi dần dần. Khi du lịch hàng không bắt đầu hồi phục ở một số quốc gia, Aeromexico sẽ mở rộng dịch vụ bay ngay lập tức.
Theo đó, hãng đã lên kế hoạch tăng gấp đôi các chuyến bay nội địa và tăng gấp bốn lần công suất bay đối với những chặng bay quốc tế trong tháng 7 so với công suất của tháng trước.
Hãng hàng không Avianca (Colombia)
Hãng hàng không Avianca của Colombia là hãng hàng không lâu đời thứ hai thế giới, đã đệ đơn phá sản lên quận nam New York, Mỹ vào tháng 5/2020. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh,
Hãng không quốc gia bị phá sản do ảnh hưởng lớn bởi lệnh phong tỏa khắp thế giới, hãng cũng cho biết, trong số các quốc gia nơi Avianca hiện đang hoạt động, 88% bị hạn chế đi lại toàn bộ hoặc một phần.

Quyết định nộp đơn xin phá sản được đưa ra với mục đích “bảo vệ và bảo toàn hoạt động” khi dịch bệnh tiếp tục bùng phát. Avianca trực tiếp sử dụng 21.000 nhân viên trên khắp châu Mỹ Latinh, bao gồm hơn 14.000 ở Colombia.
Ngoài ra, công ty cũng có kế hoạch ngừng hoạt động kinh doanh tại Peru để cắt giảm chi phí và đổi mới tập trung vào các thị trường cốt lõi.
Hãng cho biết, đội bay của họ có 189 chiếc máy bay, thực hiện khoảng 700 chuyến bay mỗi ngày. Nhưng năm nay, các chuyến bay chở khách của hãng đã bị tạm dừng kể từ giữa tháng 3 khiến doanh thu giảm hơn 80% và gây áp lực đáng kể lên dự trữ tiền mặt.
Với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều biến chủng mới xuất hiện, việc tiêm vacxin chưa đủ tại một số quốc gia cũng chính là nguyên nhân khiến tình hình kinh tế suy giảm kiệt quệ. Các hãng hàng không quốc gia phá sản đang cố gắng gồng gánh số nợ lớn và ” nằm chờ” cơ hội để phục hồi.